Đã tiếp thu kiến nghị giám sát mua ngân hàng 0 đồng
Một số vị đại biểu đã lên tiếng đề nghị Quốc hội phải giám sát việc mua ngân hàng 0 đồng
Tăng cường công tác giám sát việc chuyển đổi sở hữu và quản lý các tổ chức tín dụng yếu kém đã được bổ sung vào dự thảo nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm 2016 của Quốc hội.
Theo nghị trình, sáng thứ Ba (ngày 10/11), Quốc hội sẽ thông qua nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội năm 2016.
Ngày 4/11 dự thảo nghị quyết đã được gửi xin ý kiến đại biểu Quốc hội và tính đến chiều 5/11, đoàn thư ký kỳ họp đã nhận được 401 ý kiến.
Tại báo cáo tiếp thu, chỉnh lý, giải trình dự thảo nghị quyết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, có ý kiến đề nghị Quốc hội thành lập Ủy ban giám sát đặc biệt đối với việc tái cơ cấu ngân hàng, trong đó có việc xử lý các ngân hàng yếu kém và việc Ngân hàng Nhà nước mua lại các ngân hàng thua lỗ với giá 0 đồng.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp này đã nêu kết quả tái cơ cấu các ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém, trong đó có việc mua lại 3 ngân hàng với giá 0 đồng.
Tiếp thu ý kiến các đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung vào nghị quyết: “Tăng cường công tác giám sát việc chuyển đổi sở hữu và quản lý các tổ chức tín dụng yếu kém; thường xuyên thanh tra, giám sát, xử lý kịp thời, nghiêm minh theo pháp luật đối với các sai phạm; bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng thương mại.”
Đồng thời giao nhiệm vụ cho các cơ quan của Quốc hội tăng cường giám sát việc thực hiện tái cơ cấu và xử lý các ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém.
Từ đầu kỳ họp này của Quốc hội, khi thảo luận cả ở tổ và cả hội trường, một số vị đại biểu đã lên tiếng đề nghị Quốc hội phải giám sát việc mua ngân hàng 0 đồng. Bởi việc này liên quan đến sử dụng tài sản Nhà nước, việc Nhà nước đứng ra gánh nợ, dù là cần thiết nhưng không thể coi đó là bình thường.
Và, việc giám sát cũng chính là thực hiện nguyên tắc kiểm soát quyền lực.
Gửi báo cáo gửi đến Quốc hội sau các phiên thảo luận có đề cập nội dung trên, Chính phủ đã có giải trình về việc can thiệp, xử lý của Nhà nước đối với tổ chức tín dụng yếu kém.
Theo báo cáo, trên cơ sở chấp thuận của Thủ tướng, Ngân hàng Nhà nước đã tiến hành mua lại 3 ngân hàng Xây dựng, Đại Dương và Dầu khí Toàn cầu.
Chính phủ giải thích do cổ phần của các ngân hàng nói trên đã mất hết giá trị (vốn chủ sở hữu của các ngân hàng này âm lớn), vì vậy Ngân hàng Nhà nước chỉ mua lại với giá 0 đồng/cổ phần. Khi đó, quyền lợi của cổ đông tại ngân hàng đó cần phải chấm dứt, song các nghĩa vụ, trách nhiệm, nhất là trong quan hệ vay mượn với ngân hàng vẫn phải tiếp tục thực hiện theo quy định của pháp luật.
Biện pháp mua lại ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém được Chính phủ khẳng định không sử dụng tiền của ngân sách nhà nước; không gây thiệt hại kinh tế cho Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng được chỉ định tham gia quản trị, điều hành.
Theo nghị trình, sáng thứ Ba (ngày 10/11), Quốc hội sẽ thông qua nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội năm 2016.
Ngày 4/11 dự thảo nghị quyết đã được gửi xin ý kiến đại biểu Quốc hội và tính đến chiều 5/11, đoàn thư ký kỳ họp đã nhận được 401 ý kiến.
Tại báo cáo tiếp thu, chỉnh lý, giải trình dự thảo nghị quyết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, có ý kiến đề nghị Quốc hội thành lập Ủy ban giám sát đặc biệt đối với việc tái cơ cấu ngân hàng, trong đó có việc xử lý các ngân hàng yếu kém và việc Ngân hàng Nhà nước mua lại các ngân hàng thua lỗ với giá 0 đồng.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp này đã nêu kết quả tái cơ cấu các ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém, trong đó có việc mua lại 3 ngân hàng với giá 0 đồng.
Tiếp thu ý kiến các đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung vào nghị quyết: “Tăng cường công tác giám sát việc chuyển đổi sở hữu và quản lý các tổ chức tín dụng yếu kém; thường xuyên thanh tra, giám sát, xử lý kịp thời, nghiêm minh theo pháp luật đối với các sai phạm; bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng thương mại.”
Đồng thời giao nhiệm vụ cho các cơ quan của Quốc hội tăng cường giám sát việc thực hiện tái cơ cấu và xử lý các ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém.
Từ đầu kỳ họp này của Quốc hội, khi thảo luận cả ở tổ và cả hội trường, một số vị đại biểu đã lên tiếng đề nghị Quốc hội phải giám sát việc mua ngân hàng 0 đồng. Bởi việc này liên quan đến sử dụng tài sản Nhà nước, việc Nhà nước đứng ra gánh nợ, dù là cần thiết nhưng không thể coi đó là bình thường.
Và, việc giám sát cũng chính là thực hiện nguyên tắc kiểm soát quyền lực.
Gửi báo cáo gửi đến Quốc hội sau các phiên thảo luận có đề cập nội dung trên, Chính phủ đã có giải trình về việc can thiệp, xử lý của Nhà nước đối với tổ chức tín dụng yếu kém.
Theo báo cáo, trên cơ sở chấp thuận của Thủ tướng, Ngân hàng Nhà nước đã tiến hành mua lại 3 ngân hàng Xây dựng, Đại Dương và Dầu khí Toàn cầu.
Chính phủ giải thích do cổ phần của các ngân hàng nói trên đã mất hết giá trị (vốn chủ sở hữu của các ngân hàng này âm lớn), vì vậy Ngân hàng Nhà nước chỉ mua lại với giá 0 đồng/cổ phần. Khi đó, quyền lợi của cổ đông tại ngân hàng đó cần phải chấm dứt, song các nghĩa vụ, trách nhiệm, nhất là trong quan hệ vay mượn với ngân hàng vẫn phải tiếp tục thực hiện theo quy định của pháp luật.
Biện pháp mua lại ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém được Chính phủ khẳng định không sử dụng tiền của ngân sách nhà nước; không gây thiệt hại kinh tế cho Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng được chỉ định tham gia quản trị, điều hành.