Dân Nhật ăn nhiều thịt khiến cá Nhật tung hoành châu Á
Nhu cầu tiêu thụ hải sản của Nhật giảm mạnh, trong khi nhu cầu tiêu thụ hải sản toàn cầu lại tăng lên
Nhật Bản tiêu thụ ít cá đi, dẫn tới xuất khẩu hải sản của nước này tăng mạnh, trở thành điểm sáng của nền kinh tế.
Theo hãng tin Bloomberg, nhu cầu hải sản của Nhật đã giảm xuống trong khoảng một thập niên trở lại đây khi người dân nước này ăn nhiều thịt lợn và thịt bò hơn, buộc các ngư dân của nước này phải tìm kiếm thị trường ở nước ngoài.
Đánh cá buổi sáng, giao khách buổi chiều
Với sự mất giá mạnh của đồng Yên thời gian gần đây, chiến lược này càng có thêm động lực. Xuất khẩu hải sản của Nhật đang tăng mạnh và những công ty như Yamato và ANA đang mở rộng mạng lưới phân phối khắp châu Á.
Xuất khẩu đang giữ một vai trò quan trọng trong ngành hải sản có quy mô 11,6 tỷ USD của Nhật Bản, nơi số lượng ngư dân đã giảm 42% kể từ năm 1995 và sự cạnh tranh mạnh mẽ của thủy sản nhập khẩu có giá “mềm” hơn khiến lợi nhuận chịu ảnh hưởng bất lợi.
Trong khi nhu cầu tiêu thụ hải sản của Nhật giảm hơn 20% trong thập kỷ qua, nhu cầu tiêu thụ hải sản toàn cầu lại tăng lên do tăng trưởng kinh tế kéo thu nhập tăng. Xuất khẩu hải sản của Nhật trong 6 tháng đầu năm nay tăng khoảng 30%, trở thành một động lực hỗ trợ cho mục tiêu của Thủ tướng Shinzo Abe về đẩy mạnh xuất khẩu thực phẩm Nhật.
“Chúng tôi có thể giao cá đánh bắt vào buổi sáng cho khách mua vào buổi chiều cùng ngày. Đó là ưu thế của chúng tôi”, lão ngư dân Shigeru Koike, 72 tuổi, ở cảng Inatori cách Tokyo 150 km về phía Tây Nam, cho biết.
Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Nghề cá Nhật, trong 6 tháng đầu năm, nước này xuất khẩu 293.806 tấn hải sản, tăng từ mức 232.424 tấn cùng kỳ năm ngoái. Các loại hải sản xuất khẩu của Nhật rất đa dạng, từ các loại sò cho tới cá ngừ.
Điều đáng nói là xuất khẩu hải sản của Nhật tăng mạnh giữa lúc các mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác của nước này như xe hơi, máy móc và các thiết bị điện tử chưa thể phục hồi lại mức đỉnh thiết lập được hồi năm 2007.
Đồng Yên giảm giá giữ một vai trò không nhỏ giúp hải sản Nhật được tiêu thụ mạnh ở nước ngoài. Trong vòng một năm qua, đồng Yên giảm giá 11% so với đồng USD, đồng thời giảm giá so với đồng tiền của nhiều nước trong khu vực như Trung Quốc và Ấn Độ.
Mức tiêu thụ hải sản bình quân đầu người của Nhật trong vòng 1 năm kết thúc vào tháng 3/2014 giảm xuống mức 27 kg, từ mức đỉnh 40,2 kg cách đây khoảng 1 thập niên, theo số liệu của Chính phủ nước này.
Ngược lại, mức tiêu thụ thịt lần đầu tiên vượt tiêu thụ hải sản kể từ năm 2006, và Nhật hiện là nước nhập khẩu thịt lợn nhất thế giới.
Tiêu thụ hải sản toàn cầu tăng mạnh
Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ hải sản toàn cầu đã tăng lên mức 19 kg/người trong năm 2012, từ mức 9,9 kg/người vào thập niên 1960, FAO cho biết. Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo nhu cầu hải sản của thế giới sẽ tăng lên mức 151,8 triệu tấn vào năm 2030, từ mức 111,7 triệu tấn vào năm 2006.
Theo FAO, nhu cầu tiêu thụ hải sản bình quân đầu người đã tăng 6% mỗi năm từ năm 1990-2010, lên mức 35,1 kg.
Để đáp ứng nhu cầu này, Yamato, công ty giao hàng nhanh lớn nhất của Nhật Bản, sử dụng xe tải đông lạnh để vận chuyển hải sản từ các cảng biển tới sân bay, sau đó tới một điểm tập kết ở Okinawa.Tại đây, hải sản Nhật chỉ mất 2 giờ bay để đến với 2 tỷ người tiêu dùng ở Đài Bắc, Hồng Kông và Thượng Hải.
Bên cạnh đó, ANA - hãng hàng không lớn nhất Nhật Bản - cũng mở thêm các chuyến bay chở hàng để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu hải sản.
Theo FAO, các nền kinh tế mới nổi hiện nay đang mua nhiều hơn các loại hải sản giá trị cao như cá hồi và cá ngừ. Trong đó, cá hồi chiếm 14% thương mại hải sản và đang là loại hải sản làm sushi phổ biến nhất tại khu vực châu Á không bao gồm Nhật Bản.
Na Uy hiện là một nguồn cung cấp cá hồi hàng đầu cho châu Á. Tuy vậy, khác với Na Uy, Nhật Bản có thể cung cấp khoảng 350 loại hải sản để làm sushi.
“Trước đây rất khó để xuất khẩu hải sản tươi sang Đông Nam Á mà không ảnh hưởng đến chất lượng. Cá hồi Nhật cũng béo như cá hồi Na Uy vậy. Nếu người tiêu dùng ở Đông Nam Á nếm thử, chúng tôi tin chắc là họ sẽ thích”, ông Nobuhiro Nagaya, Giám đốc điều hành Liên đoàn Quốc gia Hiệp hội Hợp tác xã nghề cá Nhật (Zengyoren), phát biểu.
Theo hãng tin Bloomberg, nhu cầu hải sản của Nhật đã giảm xuống trong khoảng một thập niên trở lại đây khi người dân nước này ăn nhiều thịt lợn và thịt bò hơn, buộc các ngư dân của nước này phải tìm kiếm thị trường ở nước ngoài.
Đánh cá buổi sáng, giao khách buổi chiều
Với sự mất giá mạnh của đồng Yên thời gian gần đây, chiến lược này càng có thêm động lực. Xuất khẩu hải sản của Nhật đang tăng mạnh và những công ty như Yamato và ANA đang mở rộng mạng lưới phân phối khắp châu Á.
Xuất khẩu đang giữ một vai trò quan trọng trong ngành hải sản có quy mô 11,6 tỷ USD của Nhật Bản, nơi số lượng ngư dân đã giảm 42% kể từ năm 1995 và sự cạnh tranh mạnh mẽ của thủy sản nhập khẩu có giá “mềm” hơn khiến lợi nhuận chịu ảnh hưởng bất lợi.
Trong khi nhu cầu tiêu thụ hải sản của Nhật giảm hơn 20% trong thập kỷ qua, nhu cầu tiêu thụ hải sản toàn cầu lại tăng lên do tăng trưởng kinh tế kéo thu nhập tăng. Xuất khẩu hải sản của Nhật trong 6 tháng đầu năm nay tăng khoảng 30%, trở thành một động lực hỗ trợ cho mục tiêu của Thủ tướng Shinzo Abe về đẩy mạnh xuất khẩu thực phẩm Nhật.
“Chúng tôi có thể giao cá đánh bắt vào buổi sáng cho khách mua vào buổi chiều cùng ngày. Đó là ưu thế của chúng tôi”, lão ngư dân Shigeru Koike, 72 tuổi, ở cảng Inatori cách Tokyo 150 km về phía Tây Nam, cho biết.
Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Nghề cá Nhật, trong 6 tháng đầu năm, nước này xuất khẩu 293.806 tấn hải sản, tăng từ mức 232.424 tấn cùng kỳ năm ngoái. Các loại hải sản xuất khẩu của Nhật rất đa dạng, từ các loại sò cho tới cá ngừ.
Điều đáng nói là xuất khẩu hải sản của Nhật tăng mạnh giữa lúc các mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác của nước này như xe hơi, máy móc và các thiết bị điện tử chưa thể phục hồi lại mức đỉnh thiết lập được hồi năm 2007.
Đồng Yên giảm giá giữ một vai trò không nhỏ giúp hải sản Nhật được tiêu thụ mạnh ở nước ngoài. Trong vòng một năm qua, đồng Yên giảm giá 11% so với đồng USD, đồng thời giảm giá so với đồng tiền của nhiều nước trong khu vực như Trung Quốc và Ấn Độ.
Mức tiêu thụ hải sản bình quân đầu người của Nhật trong vòng 1 năm kết thúc vào tháng 3/2014 giảm xuống mức 27 kg, từ mức đỉnh 40,2 kg cách đây khoảng 1 thập niên, theo số liệu của Chính phủ nước này.
Ngược lại, mức tiêu thụ thịt lần đầu tiên vượt tiêu thụ hải sản kể từ năm 2006, và Nhật hiện là nước nhập khẩu thịt lợn nhất thế giới.
Tiêu thụ hải sản toàn cầu tăng mạnh
Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ hải sản toàn cầu đã tăng lên mức 19 kg/người trong năm 2012, từ mức 9,9 kg/người vào thập niên 1960, FAO cho biết. Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo nhu cầu hải sản của thế giới sẽ tăng lên mức 151,8 triệu tấn vào năm 2030, từ mức 111,7 triệu tấn vào năm 2006.
Theo FAO, nhu cầu tiêu thụ hải sản bình quân đầu người đã tăng 6% mỗi năm từ năm 1990-2010, lên mức 35,1 kg.
Để đáp ứng nhu cầu này, Yamato, công ty giao hàng nhanh lớn nhất của Nhật Bản, sử dụng xe tải đông lạnh để vận chuyển hải sản từ các cảng biển tới sân bay, sau đó tới một điểm tập kết ở Okinawa.Tại đây, hải sản Nhật chỉ mất 2 giờ bay để đến với 2 tỷ người tiêu dùng ở Đài Bắc, Hồng Kông và Thượng Hải.
Bên cạnh đó, ANA - hãng hàng không lớn nhất Nhật Bản - cũng mở thêm các chuyến bay chở hàng để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu hải sản.
Theo FAO, các nền kinh tế mới nổi hiện nay đang mua nhiều hơn các loại hải sản giá trị cao như cá hồi và cá ngừ. Trong đó, cá hồi chiếm 14% thương mại hải sản và đang là loại hải sản làm sushi phổ biến nhất tại khu vực châu Á không bao gồm Nhật Bản.
Na Uy hiện là một nguồn cung cấp cá hồi hàng đầu cho châu Á. Tuy vậy, khác với Na Uy, Nhật Bản có thể cung cấp khoảng 350 loại hải sản để làm sushi.
“Trước đây rất khó để xuất khẩu hải sản tươi sang Đông Nam Á mà không ảnh hưởng đến chất lượng. Cá hồi Nhật cũng béo như cá hồi Na Uy vậy. Nếu người tiêu dùng ở Đông Nam Á nếm thử, chúng tôi tin chắc là họ sẽ thích”, ông Nobuhiro Nagaya, Giám đốc điều hành Liên đoàn Quốc gia Hiệp hội Hợp tác xã nghề cá Nhật (Zengyoren), phát biểu.