Đàn ông Việt phải đi đâu để tìm cô dâu?
Năm 2016, có những huyện tại Việt Nam, 132,6 trẻ nam mới có 100 trẻ nữ
“Nếu để thế này thì chúng ta lại như Hàn Quốc. Con cháu ta phải đi nước nào đây để tìm cô dâu về?”, Trưởng ban Công tác đại biểu Trần Văn Tuý không giấu nổi lo lắng tại phiên họp sáng 13/9 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, khi cho ý kiến về báo cáo bình đẳng giới của Chính phủ.
Một vấn đề dường như đang và sẽ rất nóng tại Việt Nam là mất cân bằng giới tính. Năm 2016, có những huyện, 132,6 trẻ nam mới có 100 trẻ nữ, như huyện Ứng Hòa (Hà Nội), và việc sàng lọc để sinh con trai vẫn có thể thực hiện được dù đã bị cấm, theo thông tin từ Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga.
“Các bệnh viện lớn ở Hà Nội vẫn sàng lọc, làm chui để sinh bé trai. Tôi có biết mấy trường hợp”, bà Nga nêu thực tế và đề nghị ngành y tế kiểm tra.
Thẩm tra báo cáo của Chính phủ, Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho biết, tỷ số giới tính khi sinh năm 2016 là 113 trẻ sơ sinh trai/100 trẻ sơ sinh gái, tăng so với các năm trước đây, song vẫn trong tầm kiểm soát so với chỉ tiêu là 113 vào năm 2015 và 115 vào năm 2020.
Nhưng điều đáng lo là, tỷ số này vẫn đang có xu hướng gia tăng mạnh ở nhiều tỉnh, thành phố, đặc biệt là khu vực phía Bắc.
Ngoài vấn đề trên, việc 80% nữ trên 35 tuổi ở các khu công nghiệp phải tự nghỉ việc hoặc bị sa thải do cơ cấu lại lao động - nội dung thiếu vắng trong báo cáo của Chính phủ - cũng được thảo luận trong phiên họp sáng 13/9.
Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải phân tích: do lao động giản đơn, chỉ cần đào tạo hai tuần là làm được việc, nên các doanh nghiệp muốn sử dụng lao động trẻ, ít thâm niên để không phải trả lương cao, nhưng lại có thể tận dụng sức lao động ở cường độ lớn.
Thống kê năm 2016 cho thấy 80% trong 1,2 triệu lao động trên 35 tuổi thất nghiệp là phụ nữ, tức là có 960.000 phụ nữ đang ở trong độ tuổi trụ cột của gia đình bị mất việc.
Ba nguyên nhân chính của tình trạng này được bà Hải đề cập là, thứ nhất là hành lang pháp lý không rõ ràng. Thứ hai, việc thanh, kiểm tra chưa hiệu quả, chưa phát hiện, chưa xử phạt được những doanh nghiệp có hành vi này. Căn cứ pháp lý để xử lý cũng chưa có. Thứ ba là do trình độ năng lực hạn chế của người ký hợp đồng lao động, chưa nhận thức được về thỏa thuận các điều kiện khi sa thải.
“Tôi tha thiết mong muốn anh Dung (Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung) đưa việc sa thải lao động nữ trên 35 tuổi vào báo cáo này mạnh mẽ hơn nữa, để Quốc hội thảo luận và kiến nghị của cử tri được xem xét đầy đủ”, bà Nguyễn Thanh Hải nói.
Một vấn đề dường như đang và sẽ rất nóng tại Việt Nam là mất cân bằng giới tính. Năm 2016, có những huyện, 132,6 trẻ nam mới có 100 trẻ nữ, như huyện Ứng Hòa (Hà Nội), và việc sàng lọc để sinh con trai vẫn có thể thực hiện được dù đã bị cấm, theo thông tin từ Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga.
“Các bệnh viện lớn ở Hà Nội vẫn sàng lọc, làm chui để sinh bé trai. Tôi có biết mấy trường hợp”, bà Nga nêu thực tế và đề nghị ngành y tế kiểm tra.
Thẩm tra báo cáo của Chính phủ, Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho biết, tỷ số giới tính khi sinh năm 2016 là 113 trẻ sơ sinh trai/100 trẻ sơ sinh gái, tăng so với các năm trước đây, song vẫn trong tầm kiểm soát so với chỉ tiêu là 113 vào năm 2015 và 115 vào năm 2020.
Nhưng điều đáng lo là, tỷ số này vẫn đang có xu hướng gia tăng mạnh ở nhiều tỉnh, thành phố, đặc biệt là khu vực phía Bắc.
Ngoài vấn đề trên, việc 80% nữ trên 35 tuổi ở các khu công nghiệp phải tự nghỉ việc hoặc bị sa thải do cơ cấu lại lao động - nội dung thiếu vắng trong báo cáo của Chính phủ - cũng được thảo luận trong phiên họp sáng 13/9.
Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải phân tích: do lao động giản đơn, chỉ cần đào tạo hai tuần là làm được việc, nên các doanh nghiệp muốn sử dụng lao động trẻ, ít thâm niên để không phải trả lương cao, nhưng lại có thể tận dụng sức lao động ở cường độ lớn.
Thống kê năm 2016 cho thấy 80% trong 1,2 triệu lao động trên 35 tuổi thất nghiệp là phụ nữ, tức là có 960.000 phụ nữ đang ở trong độ tuổi trụ cột của gia đình bị mất việc.
Ba nguyên nhân chính của tình trạng này được bà Hải đề cập là, thứ nhất là hành lang pháp lý không rõ ràng. Thứ hai, việc thanh, kiểm tra chưa hiệu quả, chưa phát hiện, chưa xử phạt được những doanh nghiệp có hành vi này. Căn cứ pháp lý để xử lý cũng chưa có. Thứ ba là do trình độ năng lực hạn chế của người ký hợp đồng lao động, chưa nhận thức được về thỏa thuận các điều kiện khi sa thải.
“Tôi tha thiết mong muốn anh Dung (Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung) đưa việc sa thải lao động nữ trên 35 tuổi vào báo cáo này mạnh mẽ hơn nữa, để Quốc hội thảo luận và kiến nghị của cử tri được xem xét đầy đủ”, bà Nguyễn Thanh Hải nói.