Dân số Việt Nam: “Già trước khi giàu”
Không chỉ các nước phát triển dân số đang bị già hoá, mà tại Việt Nam hiện quá trình già hoá cũng đang diễn ra rất nhanh
Không chỉ các nước phát triển dân số đang bị già hoá, mà tại Việt Nam hiện quá trình già hoá cũng đang diễn ra rất nhanh.
Phát biểu đề dẫn tại hội thảo “Thách thức về già hoá dân số ở Việt Nam” được tổ chức ngày 1/10, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Bá Thuỷ nói: dân số Việt Nam đã “già trước khi giàu”.
Theo số liệu tổng điều tra dân số năm 1989, tỷ lệ người cao tuổi chiếm 7,2% dân số. Đến năm 2007, tỷ lệ này là 9,45% và đến năm 2008 con số này đã lên tới 9,9% (với khoảng trên 8 triệu người). Liên hiệp quốc còn dự báo, vào năm 2050, tỷ lệ người cao tuổi ở Việt Nam sẽ đạt 26% .
Không những vậy, tốc độ già hoá của dân số Việt Nam còn diễn ra nhanh hơn rất nhiều so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Nếu thập kỷ 80 của thế kỷ 20, người cao tuổi ở nước ta chỉ tăng thêm 93 vạn người (tỷ lệ tăng bình quân 0,23%/năm), thì thập kỷ 90 đã tăng thêm 1,55 triệu người (tỷ lệ tăng trung bình 0,33%/năm). Những năm đầu thế kỷ 21 (2000-2008), người cao tuổi đã tăng thêm 1,86 triệu người (tỷ lệ tăng bình quân 4,3%/năm) và theo dự báo số lượng này sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới.
TS. Nguyễn Quốc Anh,Giám đốc Trung tâm Thông tin - Tư liệu dân số, Tổng cục Dân số và Kế hoạch hoá gia đình còn cho biết thêm: “Theo ước tính trước đây, dân số Việt Nam sẽ già hoá vào năm 2015, nhưng thực tế hiện nay cho thấy dân số nước ta sẽ già hoá dân số vào năm 2010”.
Những con số mà PGS.TS Nguyễn Đình Cự, Viện trưởng Viện Dân số và Các vấn đề xã hội thuộc Trường Đại học Kinh tế quốc dân đưa ra đã khiến không ít người phải giật mình. Hiện có tới 73% số người cao tuổi của nước ta đang sống ở nông thôn và 21% trong số đó vẫn thuộc diện nghèo.
Trong số người cao tuổi, chỉ có 16-17% được hưởng lương hưu hoặc mất sức và khoảng 10% được hưởng trợ cấp do có công với đất nước. “Như vậy, tỷ lệ người cao tuổi ngày càng tăng đang đặt ra thách thức không nhỏ đối với nước ta trong việc chăm sóc sức khoẻ, đảm bảo phúc lợi xã hội…”, TS. Cự nhìn nhận.
TS. Đỗ Thị Khánh Hỷ, Phó viện trưởng Viện Lão khoa Quốc gia thì chỉ ra: so sánh với năm 1979, tỷ số phụ thuộc trẻ đã giảm mạnh tới hơn một nửa từ 84,2% xuống còn 39,2% vào năm 2007. Trong khi đó, cùng thời kỳ, tỷ số phụ thuộc già lại tăng từ 13,8% lên 14,5%. Điều đó có nghĩa tốc độ già hoá dân số nhanh hơn tốc độ tăng của dân số trong độ tuổi lao động. Số người sẽ đóng góp chủ yếu vào khối của cải vật chất của xã hội, đổi mới khoa học và công nghệ trong các ngành kinh tế, dịch vụ…
TS Khánh Hỷ phân tích: ngay cả khi tỷ lệ phụ thuộc trẻ em giảm đi cũng không bù đắp những chi phí xã hội tăng lên, do chi phí cho người cao tuổi lớn hơn nhiều so với chi phí cho trẻ em. Trong khi đó, người cao tuổi thường có nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhiều hơn. Chi phí chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi lại cao gấp 7-8 lần so với chăm sóc sức khoẻ trẻ em.
Già hoá dân số là quá trình chuyển đổi nhân khẩu học theo hướng tỷ lệ người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) tăng lên và chiếm từ 10% dân số trở lên hoặc tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên chiếm từ 7% dân số trở lên.
Ở Việt Nam, Pháp lệnh Người cao tuổi quy định những người từ 60 tuổi trở lên được coi là người cao tuổi.
Phát biểu đề dẫn tại hội thảo “Thách thức về già hoá dân số ở Việt Nam” được tổ chức ngày 1/10, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Bá Thuỷ nói: dân số Việt Nam đã “già trước khi giàu”.
Theo số liệu tổng điều tra dân số năm 1989, tỷ lệ người cao tuổi chiếm 7,2% dân số. Đến năm 2007, tỷ lệ này là 9,45% và đến năm 2008 con số này đã lên tới 9,9% (với khoảng trên 8 triệu người). Liên hiệp quốc còn dự báo, vào năm 2050, tỷ lệ người cao tuổi ở Việt Nam sẽ đạt 26% .
Không những vậy, tốc độ già hoá của dân số Việt Nam còn diễn ra nhanh hơn rất nhiều so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Nếu thập kỷ 80 của thế kỷ 20, người cao tuổi ở nước ta chỉ tăng thêm 93 vạn người (tỷ lệ tăng bình quân 0,23%/năm), thì thập kỷ 90 đã tăng thêm 1,55 triệu người (tỷ lệ tăng trung bình 0,33%/năm). Những năm đầu thế kỷ 21 (2000-2008), người cao tuổi đã tăng thêm 1,86 triệu người (tỷ lệ tăng bình quân 4,3%/năm) và theo dự báo số lượng này sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới.
TS. Nguyễn Quốc Anh,Giám đốc Trung tâm Thông tin - Tư liệu dân số, Tổng cục Dân số và Kế hoạch hoá gia đình còn cho biết thêm: “Theo ước tính trước đây, dân số Việt Nam sẽ già hoá vào năm 2015, nhưng thực tế hiện nay cho thấy dân số nước ta sẽ già hoá dân số vào năm 2010”.
Những con số mà PGS.TS Nguyễn Đình Cự, Viện trưởng Viện Dân số và Các vấn đề xã hội thuộc Trường Đại học Kinh tế quốc dân đưa ra đã khiến không ít người phải giật mình. Hiện có tới 73% số người cao tuổi của nước ta đang sống ở nông thôn và 21% trong số đó vẫn thuộc diện nghèo.
Trong số người cao tuổi, chỉ có 16-17% được hưởng lương hưu hoặc mất sức và khoảng 10% được hưởng trợ cấp do có công với đất nước. “Như vậy, tỷ lệ người cao tuổi ngày càng tăng đang đặt ra thách thức không nhỏ đối với nước ta trong việc chăm sóc sức khoẻ, đảm bảo phúc lợi xã hội…”, TS. Cự nhìn nhận.
TS. Đỗ Thị Khánh Hỷ, Phó viện trưởng Viện Lão khoa Quốc gia thì chỉ ra: so sánh với năm 1979, tỷ số phụ thuộc trẻ đã giảm mạnh tới hơn một nửa từ 84,2% xuống còn 39,2% vào năm 2007. Trong khi đó, cùng thời kỳ, tỷ số phụ thuộc già lại tăng từ 13,8% lên 14,5%. Điều đó có nghĩa tốc độ già hoá dân số nhanh hơn tốc độ tăng của dân số trong độ tuổi lao động. Số người sẽ đóng góp chủ yếu vào khối của cải vật chất của xã hội, đổi mới khoa học và công nghệ trong các ngành kinh tế, dịch vụ…
TS Khánh Hỷ phân tích: ngay cả khi tỷ lệ phụ thuộc trẻ em giảm đi cũng không bù đắp những chi phí xã hội tăng lên, do chi phí cho người cao tuổi lớn hơn nhiều so với chi phí cho trẻ em. Trong khi đó, người cao tuổi thường có nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhiều hơn. Chi phí chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi lại cao gấp 7-8 lần so với chăm sóc sức khoẻ trẻ em.
Già hoá dân số là quá trình chuyển đổi nhân khẩu học theo hướng tỷ lệ người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) tăng lên và chiếm từ 10% dân số trở lên hoặc tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên chiếm từ 7% dân số trở lên.
Ở Việt Nam, Pháp lệnh Người cao tuổi quy định những người từ 60 tuổi trở lên được coi là người cao tuổi.