“Đánh đu” với cổ phiếu KLS, nên hay không?
Mức chênh lệch khoảng 37% giữa thị giá hiện tại và giá trị tài sản ròng đang hấp dẫn không ít nhà đầu tư
Mức chênh lệch khoảng 37% giữa thị giá hiện tại 9.100 đồng của cổ phiếu KLS và giá trị tài sản ròng trên mỗi cổ phiếu khoảng 12.489 đồng đang hấp dẫn không ít nhà đầu tư.
Với một sự đảm bảo trong vấn đề giải thể, tức là cổ đông chắc chắn nhận được lại tiền tương ứng với số cổ phiếu đang nắm giữa, dường như nếu mua cổ phiếu KLS thì sẽ là một thương vụ đầu cơ phi rủi ro.
Về mặt lý thuyết, chừng nào thị giá cổ phiếu của KLS trên sàn cộng với chi phí giao dịch không vượt quá giá trị sổ sách thì rủi ro là bằng 0. Tuy nhiên trong đầu tư, không có thương vụ nào mà rủi ro bằng 0 cả, nếu tính đến cả chi phí cơ hội cũng như những rủi ro bất thường vốn không thể lường trước được. Đó là chưa kể cơ hội so sánh khác.
Đối với trường hợp của KLS, bản thân công ty cũng có đánh giá thực tế hơn, tức là không dựa trên giá trị sổ sách ở mức 12.489 đồng nói trên, mà chỉ ước tính hợp lý giá trị mỗi cổ phiếu khoảng 11.000 đồng. Nguyên nhân là giá trị sổ sách chỉ là một ảnh chụp tài sản thuần của công ty tại một thời điểm. Trong khi đó giá trị thực tế lại là một con số có khả năng thay đổi.
Đối với đặc thù của một công ty chứng khoán, tổng tài sản tương đối dễ tính toán và trong trường hợp của KLS, hai yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến giá trị tài sản còn lại để chia khi giải thể là việc thanh lý danh mục đầu tư là cổ phiếu niêm yết và số cổ phiếu OTC.
Theo thông tin từ đại diện KLS trả lời báo chí, giá trị danh mục cổ phiếu niêm yết tính đến đầu tháng 4/2016 là khoảng 300 tỷ đồng và công ty sẽ chủ động bán hợp lý để tránh thiệt hại. Nếu so với giá trị danh mục này tới 772,61 tỷ đồng thời điểm 31/12/2015 thì KLS cũng đã thanh lý hơn một nửa.
Điều chưa rõ ràng là báo cáo tài chính quý 1/2016 KLS không công bố chi tiết danh mục đầu tư đối với cổ phiếu niêm yết nên đây sẽ là một khoảng mờ đáng kể trong việc định giá tài sản thuần của công ty.
Trong trường hợp danh mục này tăng, đương nhiên giá trị tài sản sẽ tăng. Ngược lại, khi danh mục giảm, phần giá trị thực hiện sẽ giảm. Điều thiếu rõ ràng là cổ phiếu có thể biến động khác thị trường nên không thể lấy mức tăng trưởng hay sụt giảm của thị trường trên cơ sở Index để ước tính.
Trong trường hợp danh mục này tăng, đương nhiên giá trị tài sản sẽ tăng. Ngược lại, khi danh mục giảm, phần giá trị thực hiện sẽ giảm. Điều thiếu rõ ràng là cổ phiếu có thể biến động khác thị trường nên không thể lấy mức tăng trưởng hay sụt giảm của thị trường trên cơ sở Index để ước tính.
Đối với danh mục OTC, đây cũng là khoảng mờ nữa. Theo báo cáo tài chính kiểm toán 2015 và báo cáo đến 31/3/2016 thì KLS có 268,82 tỷ đồng giá trị cổ phiếu OTC tính đến 31/12. Việc thanh lý các cổ phiếu này là điều không dễ dàng trên thực tế. Thậm chí cuối năm 2015 trên báo cáo tài chính tại thời điểm 31/12/2015 công ty còn không thực hiện đánh giá lại danh mục này vì không có giao dịch để mà xác định giá.
Mặc dù công ty đã dự kiến lỗ trong quá trình thanh lý danh mục này, nhưng mức lỗ bao nhiêu cũng là vấn đề. Một thực tế là không một công ty sắp giải thể nào đi bán tài sản kém thanh khoản lại có được vị thế mạnh trong đàm phán cả. Vì thế, nếu không chấp nhận rủi ro không lường trước này thì tốt nhất nhà đầu tư thận trọng nên loại hẳn phần giá trị này ra khỏi tổng tài sản để tính toán.
Trong phương án giải thể, KLS khá thận trọng đưa ra hai kịch bản biến động giá trị tại thời điểm thanh lý danh mục đầu tư và các tài sản khác. Với kịch bản tài sản bị giảm 10%, giá trị thanh lý mỗi cổ phiếu là 11.240 đồng. Với kịch bản giảm 15%, giá trị mỗi cổ phiếu là 10.615 đồng.
Nếu tính giá trị theo kịch bản thận trọng nhất của KLS thì lợi suất ở mức thị giá 9.100 đồng là khoảng 16,6%. Tính theo kịch bản thứ nhất, lợi suất khoảng 23,5%.
Vấn đề là mức giảm 15% trong kịch bản thận trọng đã phản ánh hết rủi ro hay chưa thì không thể trả lời được. Tùy vào mức độ chấp nhận rủi ro của mỗi người mà mức lợi suất nào sẽ là hấp dẫn, mức nào không. Thực vậy, mức lợi suất thuần túy lý thuyết là khoảng 37% nhưng mức lợi suất cho kịch bản thận trọng nhất trong thực tế chỉ là 16,6%.
Theo phương án giải thể của KLS, thời điểm chốt danh sách tại ngày hủy niêm yết để tạm chia tiền đợt đầu là khoảng tháng 9/2016. Nói cách khác, nếu thực hiện đầu cơ vào KLS ngay phiên đầu tuần tới, thì thời gian chờ đợi sẽ tầm 4-5 tháng.
Thời gian cũng chính là chi phí cơ hội vì cũng đồng tiền đó, nhà đầu tư có thể tìm kiếm lợi nhuận ở các thương vụ khác mà lợi suất cũng không kém, lại không phải phụ thuộc vào những rủi ro khác.
Thời gian cũng chính là chi phí cơ hội vì cũng đồng tiền đó, nhà đầu tư có thể tìm kiếm lợi nhuận ở các thương vụ khác mà lợi suất cũng không kém, lại không phải phụ thuộc vào những rủi ro khác.
Đối với hoạt động đầu cơ ngắn hạn để giao dịch thẳng trên sàn, cơ hội cũng không phải là cao. Hiện tại các thông tin liên quan đến kế hoạch giải thể KLS là khá rõ ràng. Do đó, giá cổ phiếu này sẽ ít biến động. Nếu giá giảm mạnh, đồng nghĩa với mức lợi suất sẽ tăng lên và sẽ có nhiều người thực hiện đầu cơ mua vào để chờ giải thể.
Ngược lại, biên giá tăng bị chặn đứng bởi giá trị tài sản thuần của mỗi cổ phiếu. Việc tăng quá mức này - có thể là 12.489 đồng hoặc 11.240 đồng hay 10.615 đồng - là không thể xảy ra vì chắc chắn sẽ có rất nhiều người bán ra.
Ngược lại, biên giá tăng bị chặn đứng bởi giá trị tài sản thuần của mỗi cổ phiếu. Việc tăng quá mức này - có thể là 12.489 đồng hoặc 11.240 đồng hay 10.615 đồng - là không thể xảy ra vì chắc chắn sẽ có rất nhiều người bán ra.