Đánh thuế tiền gửi tiết kiệm để “cứu” bất động sản?
Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM muốn Nhà nước đánh thuế thu nhập những khoản tiền gửi tiết kiệm từ 500 triệu đồng trở lên
Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, Nhà nước cần phải đánh thuế những khoản tiền gửi tiết kiệm có giá trị lớn để hướng dòng tiền đi vào sản xuất, kinh doanh.
Đó là kiến nghị mà Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM (HoREA) đưa ra tại cuộc họp của tổ chức này với hàng trăm doanh nghiệp bất động sản trên địa bàn ngày 28/2, nhằm tìm giải pháp cấp bách giải quyết khó khăn cho thị trường bất động sản.
Được biết, kiến nghị này sắp tới sẽ được trình lên Ngân hàng Nhà nước và Thủ tướng Chính phủ.
Theo đại diện HoREA, trước đây các hình thức gửi tiết kiệm đều không bị đánh thuế để khuyến khích người dân tiết kiệm. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn những người có tiền gửi ngân hàng, những người mua trái phiếu, kỳ phiếu... là những đối tượng có thu nhập khá trở lên, nên cần thiết phải đánh thuế để bổ sung thêm nguồn thu cho ngân sách, khuyến khích đầu tư.
Do vậy, sắp tới các cơ quan quản lý cần sửa chính sách lãi suất tiết kiệm thực dương (cao hơn chỉ số lạm phát) và chính sách không đánh thuế trên thu nhập từ tiền gửi tiết kiệm, bằng quy định đánh thuế thu nhập những khoản tiền gửi tiết kiệm từ mức 500 triệu đồng trở lên, nhằm hướng dòng tiền trong dân đổ vào đầu tư sản xuất, kinh doanh, thay vì gửi ngân hàng.
Trao đổi với VnEconomy, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho rằng, chính sách tiền tệ của Việt Nam có một điểm rất lạ, khác xa nhiều nước trên thế giới. Đó chính là chúng ta không đánh thuế thu nhập cá nhân đối với số tiền gửi tiết kiệm.
Theo ông Châu, hiện nay, nhiều người lao động, cán bộ về hưu đều có một khoản tiền dư cũng không phải là nhiều, chỉ từ vài ba trăm triệu đồng trở xuống. Việc nhà nước không đánh thuế những người này là hợp lý, thể hiện tính nhân văn của chính sách.
Tuy nhiên, với những người có những khoản tiền tiết kiệm trị giá hàng tỷ đồng mà không đánh thuế là phi lý, bởi vì hệ quả của nó, theo ông Châu, là sẽ lái dòng tiền thay vì đầu tư vào sản xuất thì gửi tiết kiệm.
Một băn khoăn khác của vị Chủ tịch HoREA về lĩnh vực tín dụng, đó là hiện nay ngành ngân hàng thực hiện việc ấn định lãi suất huy động, nhưng lại không khống chế lãi suất đầu ra.
Do đó, theo ông Châu, chính Ngân hàng Nhà nước cũng “lách luật”, bởi nghĩa vụ của Ngân hàng Nhà nước là phải công bố lãi suất cơ bản, nhưng từ đầu năm 2011 đến nay, cơ quan này không công bố lãi suất cơ bản nữa mà là “trần lãi suất huy động” và coi đó như là lãi suất cơ bản.
Nguyên nhân sâu xa của thực tế này, theo ông Châu, là nếu dùng khái niệm “lãi suất cơ bản” thì theo Bộ Luật Dân sự, các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng không được cho vay quá 150% lãi suất cơ bản. Nếu quá sẽ phạm luật hình sự với tội “cho vay nặng lãi”. Do vậy, buộc Ngân hàng Nhà nước phải “lách”, không dùng khái niệm lãi suất cơ bản nữa. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp bất động sản phải vay lãi suất cao trong thời gian vừa qua.
Ngoài kiến nghị trên, lãnh đạo HoREA cũng mong muốn rằng, trong năm nay, để thực hiện Nghị quyết 02 của Chính phủ, thì Bộ Xây dựng cần khẩn trương tổng kết việc thực Nghị quyết 19/2008 của Quốc hội và Nghị quyết 51/2009 của Chính phủ về việc cho người nước ngoài ở Việt Nam, để cho phép mọi người nước ngoài được mua nhà, căn hộ ở Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ giới hạn ở phân khúc hạng sang, cao cấp.
Cùng với đó, Chính phủ cũng cần chỉ đạo thực hiện giảm lãi suất cho vay vì những nợ cũ của doanh nghiệp bất động sản vẫn trên dưới 18%. Đồng thời cần có gói tín dụng cho người mua bất động sản đầu tiên, có diện tích dưới 70 m2, giá dưới 15 triệu đồng/m2, với lãi suất khoảng 6%/năm để khôi phục lòng tin trên thị trường bất động sản.
Đó là kiến nghị mà Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM (HoREA) đưa ra tại cuộc họp của tổ chức này với hàng trăm doanh nghiệp bất động sản trên địa bàn ngày 28/2, nhằm tìm giải pháp cấp bách giải quyết khó khăn cho thị trường bất động sản.
Được biết, kiến nghị này sắp tới sẽ được trình lên Ngân hàng Nhà nước và Thủ tướng Chính phủ.
Theo đại diện HoREA, trước đây các hình thức gửi tiết kiệm đều không bị đánh thuế để khuyến khích người dân tiết kiệm. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn những người có tiền gửi ngân hàng, những người mua trái phiếu, kỳ phiếu... là những đối tượng có thu nhập khá trở lên, nên cần thiết phải đánh thuế để bổ sung thêm nguồn thu cho ngân sách, khuyến khích đầu tư.
Do vậy, sắp tới các cơ quan quản lý cần sửa chính sách lãi suất tiết kiệm thực dương (cao hơn chỉ số lạm phát) và chính sách không đánh thuế trên thu nhập từ tiền gửi tiết kiệm, bằng quy định đánh thuế thu nhập những khoản tiền gửi tiết kiệm từ mức 500 triệu đồng trở lên, nhằm hướng dòng tiền trong dân đổ vào đầu tư sản xuất, kinh doanh, thay vì gửi ngân hàng.
Trao đổi với VnEconomy, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho rằng, chính sách tiền tệ của Việt Nam có một điểm rất lạ, khác xa nhiều nước trên thế giới. Đó chính là chúng ta không đánh thuế thu nhập cá nhân đối với số tiền gửi tiết kiệm.
Theo ông Châu, hiện nay, nhiều người lao động, cán bộ về hưu đều có một khoản tiền dư cũng không phải là nhiều, chỉ từ vài ba trăm triệu đồng trở xuống. Việc nhà nước không đánh thuế những người này là hợp lý, thể hiện tính nhân văn của chính sách.
Tuy nhiên, với những người có những khoản tiền tiết kiệm trị giá hàng tỷ đồng mà không đánh thuế là phi lý, bởi vì hệ quả của nó, theo ông Châu, là sẽ lái dòng tiền thay vì đầu tư vào sản xuất thì gửi tiết kiệm.
Một băn khoăn khác của vị Chủ tịch HoREA về lĩnh vực tín dụng, đó là hiện nay ngành ngân hàng thực hiện việc ấn định lãi suất huy động, nhưng lại không khống chế lãi suất đầu ra.
Do đó, theo ông Châu, chính Ngân hàng Nhà nước cũng “lách luật”, bởi nghĩa vụ của Ngân hàng Nhà nước là phải công bố lãi suất cơ bản, nhưng từ đầu năm 2011 đến nay, cơ quan này không công bố lãi suất cơ bản nữa mà là “trần lãi suất huy động” và coi đó như là lãi suất cơ bản.
Nguyên nhân sâu xa của thực tế này, theo ông Châu, là nếu dùng khái niệm “lãi suất cơ bản” thì theo Bộ Luật Dân sự, các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng không được cho vay quá 150% lãi suất cơ bản. Nếu quá sẽ phạm luật hình sự với tội “cho vay nặng lãi”. Do vậy, buộc Ngân hàng Nhà nước phải “lách”, không dùng khái niệm lãi suất cơ bản nữa. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp bất động sản phải vay lãi suất cao trong thời gian vừa qua.
Ngoài kiến nghị trên, lãnh đạo HoREA cũng mong muốn rằng, trong năm nay, để thực hiện Nghị quyết 02 của Chính phủ, thì Bộ Xây dựng cần khẩn trương tổng kết việc thực Nghị quyết 19/2008 của Quốc hội và Nghị quyết 51/2009 của Chính phủ về việc cho người nước ngoài ở Việt Nam, để cho phép mọi người nước ngoài được mua nhà, căn hộ ở Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ giới hạn ở phân khúc hạng sang, cao cấp.
Cùng với đó, Chính phủ cũng cần chỉ đạo thực hiện giảm lãi suất cho vay vì những nợ cũ của doanh nghiệp bất động sản vẫn trên dưới 18%. Đồng thời cần có gói tín dụng cho người mua bất động sản đầu tiên, có diện tích dưới 70 m2, giá dưới 15 triệu đồng/m2, với lãi suất khoảng 6%/năm để khôi phục lòng tin trên thị trường bất động sản.