Dầu thô tăng giá 5 tuần liên tiếp
So với mức giá chốt cuối tuần trước, giá dầu thô hợp đồng kỳ hạn đã tăng được 0,4% trong tuần này
Mặc dù chịu nhiều biến động do các báo cáo kinh tế trái chiều, nhưng tới cuối cùng, dầu thô vẫn xác lập tuần tăng giá thứ 5 liên tiếp, trong lúc các mặt hàng khác cũng ghi nhận mức tăng khá mạnh trong tuần này.
Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần (ngày 14/2), giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 3 trên sàn hàng hóa New York đã giảm 5 cent, tương ứng với mức giảm 0,1%, xuống còn 100,30 USD mỗi thùng. So với mức giá chốt cuối tuần trước, giá dầu thô hợp đồng kỳ hạn đã tăng được 0,4% trong tuần này. Đây cũng là tuần tăng giá thứ 5 liên tiếp của dầu thô.
Nguyên nhân khiến giá dầu thô đi xuống trong phiên cuối tuần là do ảnh hưởng của một vài số liệu kinh tế Mỹ yếu kém, trong đó đáng chú ý nhất là báo cáo cho thấy sản lượng công nghiệp tại Mỹ giảm 0,3% trong tháng đầu năm, ngược hẳn với dự báo tăng 0,2% của giới phân tích đưa ra trong những cuộc thăm dò dư luận được tiến hành trước đó.
Tuy nhiên, đà giảm của thị trường đã chững lại phần nào nhờ báo cáo sơ bộ của Thomson Reuters và trường Đại học Michigan cho thấy chỉ số niềm tin tiêu dùng tháng 2 vẫn đứng ở mức 81,2 điểm. Với mức giá chốt trong phiên cuối tuần, thị trường dầu thô thế giới hợp đồng kỳ hạn đã trải qua ba phiên liên tiếp dao động trên vùng 100 USD mỗi thùng.
Trên sàn London, giá dầu thô ngọt, nhẹ Brent Biển Bắc giao tháng 4 phiên cuối tuần tăng được 56 cent, tương ứng với mức tăng 0,5%, lên 109,08 USD mỗi thùng. Tính chung cả tuần, giá dầu thô Brent Biển Bắc đã tăng được 0,2%. Hiện chênh lệch giá giữa dầu thô hợp đồng ở sàn New York và dầu thô Brent Biển Bắc đang ở trên 8 USD mỗi thùng.
Trở lại sàn hàng hóa New York, kết thúc phiên giao dịch 14/2, giá xăng giao tháng 3 tăng được 3 cent, tương ứng với mức tăng 1%, lên 2,805 USD mỗi gallon. Giá dầu sưởi giao cùng kỳ hạn tăng được gần 5 cent, tương ứng với mức tăng 1,6%, lên 3,08 USD mỗi gallon. Tính chung cả tuần, giá xăng đã tăng mạnh 2,1%, còn giá dầu sưởi tăng 0,9%.
Trên thị trường bán lẻ, giá trung bình mỗi gallon xăng thông thường ở Mỹ trong ngày 14/2 đứng ở mức 3,335 USD mỗi gallon, tăng nhẹ từ mức 3,327 USD mỗi gallon trong phiên giao dịch liền trước, theo số liệu từ AAA. Theo đó, mức giá xăng bán lẻ trung bình trên toàn nước Mỹ đã tăng liên tiếp 7 ngày qua, chuỗi ngày tăng dài nhất kể từ ngày 3/1.
Cũng trên sàn hàng hóa New York phiên 14/2, giá khí đốt giao tháng 3 giảm nhẹ 0,2% xuống còn 5,214 USD/ triệu BTU. Trước đó, trong ngày, có lúc giá mặt hàng này còn hạ xuống vùng 5,141 USD/ triệu BTU. Phiên giao dịch liền trước, giá khí đốt đã tăng 8,3%. Do đó, tính chung cả tuần, giá khí đốt hợp đồng kỳ hạn vẫn tăng mạnh được 9,2%.
Đây là tuần tăng giá đầu tiên của khí đốt kể từ tuần kết thúc ngày 24/1 cho tới nay. Tính từ đầu năm 2014 cho đến giờ, giá khí đốt đã tăng khoảng 24%, do thời tiết khắc nghiệt khiến lượng tiêu thụ mặt hàng này tăng mạnh. Theo báo cáo công bố hôm 13/2 của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, tuần qua, cung khí đốt đã giảm mạnh 237 tỷ feet khối.
Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần (ngày 14/2), giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 3 trên sàn hàng hóa New York đã giảm 5 cent, tương ứng với mức giảm 0,1%, xuống còn 100,30 USD mỗi thùng. So với mức giá chốt cuối tuần trước, giá dầu thô hợp đồng kỳ hạn đã tăng được 0,4% trong tuần này. Đây cũng là tuần tăng giá thứ 5 liên tiếp của dầu thô.
Nguyên nhân khiến giá dầu thô đi xuống trong phiên cuối tuần là do ảnh hưởng của một vài số liệu kinh tế Mỹ yếu kém, trong đó đáng chú ý nhất là báo cáo cho thấy sản lượng công nghiệp tại Mỹ giảm 0,3% trong tháng đầu năm, ngược hẳn với dự báo tăng 0,2% của giới phân tích đưa ra trong những cuộc thăm dò dư luận được tiến hành trước đó.
Tuy nhiên, đà giảm của thị trường đã chững lại phần nào nhờ báo cáo sơ bộ của Thomson Reuters và trường Đại học Michigan cho thấy chỉ số niềm tin tiêu dùng tháng 2 vẫn đứng ở mức 81,2 điểm. Với mức giá chốt trong phiên cuối tuần, thị trường dầu thô thế giới hợp đồng kỳ hạn đã trải qua ba phiên liên tiếp dao động trên vùng 100 USD mỗi thùng.
Trên sàn London, giá dầu thô ngọt, nhẹ Brent Biển Bắc giao tháng 4 phiên cuối tuần tăng được 56 cent, tương ứng với mức tăng 0,5%, lên 109,08 USD mỗi thùng. Tính chung cả tuần, giá dầu thô Brent Biển Bắc đã tăng được 0,2%. Hiện chênh lệch giá giữa dầu thô hợp đồng ở sàn New York và dầu thô Brent Biển Bắc đang ở trên 8 USD mỗi thùng.
Trở lại sàn hàng hóa New York, kết thúc phiên giao dịch 14/2, giá xăng giao tháng 3 tăng được 3 cent, tương ứng với mức tăng 1%, lên 2,805 USD mỗi gallon. Giá dầu sưởi giao cùng kỳ hạn tăng được gần 5 cent, tương ứng với mức tăng 1,6%, lên 3,08 USD mỗi gallon. Tính chung cả tuần, giá xăng đã tăng mạnh 2,1%, còn giá dầu sưởi tăng 0,9%.
Trên thị trường bán lẻ, giá trung bình mỗi gallon xăng thông thường ở Mỹ trong ngày 14/2 đứng ở mức 3,335 USD mỗi gallon, tăng nhẹ từ mức 3,327 USD mỗi gallon trong phiên giao dịch liền trước, theo số liệu từ AAA. Theo đó, mức giá xăng bán lẻ trung bình trên toàn nước Mỹ đã tăng liên tiếp 7 ngày qua, chuỗi ngày tăng dài nhất kể từ ngày 3/1.
Cũng trên sàn hàng hóa New York phiên 14/2, giá khí đốt giao tháng 3 giảm nhẹ 0,2% xuống còn 5,214 USD/ triệu BTU. Trước đó, trong ngày, có lúc giá mặt hàng này còn hạ xuống vùng 5,141 USD/ triệu BTU. Phiên giao dịch liền trước, giá khí đốt đã tăng 8,3%. Do đó, tính chung cả tuần, giá khí đốt hợp đồng kỳ hạn vẫn tăng mạnh được 9,2%.
Đây là tuần tăng giá đầu tiên của khí đốt kể từ tuần kết thúc ngày 24/1 cho tới nay. Tính từ đầu năm 2014 cho đến giờ, giá khí đốt đã tăng khoảng 24%, do thời tiết khắc nghiệt khiến lượng tiêu thụ mặt hàng này tăng mạnh. Theo báo cáo công bố hôm 13/2 của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, tuần qua, cung khí đốt đã giảm mạnh 237 tỷ feet khối.