Dạy kiểu Nhật tại Việt Nam: “Giáo dục cũng chỉ là ngành phục vụ”
“Với chúng tôi, đi học là niềm vui”, Tổng giám đốc Eikoh Vietnam Amano Keisuke bộc bạch
“Công ty mẹ của chúng tôi, Eikoh Seminar đã có bề dày hơn 30 năm trong lĩnh vực giáo dục với nhiều kinh nghiệm. Việt Nam có rất nhiều trẻ em, đặc biệt các bậc phụ huynh tại Việt Nam rất quan tâm đến vấn đề giáo dục cho con cái”, ông Amano Keisuke (33 tuổi), Tổng giám đốc Eikoh Vietnam mở đầu cuộc trò chuyện với VnEconomy về mô hình giáo dục của doanh nghiệp Nhật này tại Việt Nam, vào một ngày cuối năm Giáp Ngọ.
Ông nói:
- Tôi có nhớ là đã đọc ở đâu đó rằng chi phí dành cho giáo dục trong gia đình Việt Nam dựa vào phần trăm thu nhập theo tỉ lệ gấp nhiều lần so với cùng loại trong gia đình Nhật.
Sau khi chính thức nhận được giấy phép vào tháng 5/2013, chúng tôi đã có 50 em theo học lớp đầu tiên.
Cá nhân tôi, vào tháng 10/2013 đã công tác sang Hà Nội làm việc. Từ thời sinh viên đại học, tôi đã đến dạy tại Eikoh Nhật Bản như công việc bán thời gian, sau đó tôi chính thức làm việc tại Eikoh sau khi tốt nghiệp cho đến nay.
Cụ thể thì Eikoh tại Việt Nam giảng dạy những gì?
Chúng tôi có môn tiếng Anh, tiếng Việt, toán, lý, tổng cộng 4 môn, được giảng dạy bởi 12 giáo viên Việt Nam. Hiện nay có khoảng 100 em học sinh đang theo học. Do không phải là trường học chính khóa nên một tuần các em chỉ đến học từ 1 đến 3 lần thôi.
Ngoài ra chúng tôi cũng nhận giảng dạy những môn học riêng rẽ, ví dụ chỉ muốn học toán không thôi thì chúng tôi cũng có thể dạy riêng một môn toán cũng được.
Đặc trưng của hệ thống giáo dục này là gì, thưa ông?
Nội dung giảng dạy đương nhiên là nội dung được Việt Nam quy định. Tuy nhiên phương pháp giảng dạy thì sẽ là phương pháp của Eikoh Seminar Nhật Bản.
Điểm đặc biệt ở đây chính là không áp đặt nhồi nhét kiến thức, mà làm sao cho học sinh tự suy nghĩ, hướng dẫn theo cách phát huy cá tính của mỗi cá nhân. Giáo viên không hướng dẫn một chiều, mà cùng làm việc với học sinh để giải quyết vấn đề.
Cách thu nhận kiến thức của Việt Nam thường theo phong cách: giáo viên viết nội dung trên bảng, sau đó học sinh viết lại vào vở. Với cách làm của Eikoh, những giáo viên đứng lớp là người Việt có cảm thấy bối rối không?
Quả nhiên là có như vậy thật. Tuy nhiên những giáo viên của chúng tôi được đến thực tập tại Eikoh Seminar Nhật Bản, vì dù sao thì giải thích bằng lời cũng khó hơn là trực quan sinh động. Họ cần trực tiếp chứng kiến và lĩnh hội phương pháp nào tốt nhất.
Có lẽ cái khó nhất chính là làm sao cho họ hiểu được, giáo dục cũng chỉ được xem như là một ngành phục vụ, nhất là khi truyền thống Việt Nam xem người thầy như là một người “vĩ đại”.
Tuy nhiên giáo viên của chúng tôi đến nay đã hoàn toàn quen với phong cách này.
Thế thì phản ứng của cha mẹ học sinh thế nào ?
Giáo dục là lĩnh vực không thể thấy kết quả ngay được, mà lớp học của chúng tôi lại càng không phải nơi để thí nghiệm. Tuy nhiên có phụ huynh nói với chúng tôi như thế này: “Từ sau khi con tôi đi học ở Eikoh về thì phong cách cư xử tốt lên hẳn, cháu cảm thấy yêu mến và thích đi học ở Eikoh”.
Thật mừng khi được nhận xét như vậy. Với chúng tôi, đi học là niềm vui, việc này không thể áp đặt một chiều, mà phải thực hiện song song cả hai phía.
Ông có nghĩ rằng học sinh có thể cảm nhận được sự hai chiều đó không?
Có một em nam sinh lớp 5 cấp tiểu học nói như thế này ở nhà: “Trong lớp ở Eikoh, con được nói chuyện thoải mái với thầy”. Đây mới chỉ là một ví dụ, nhưng chúng tôi có cách để học sinh “cảm nhận” được. Trong lớp học của chúng tôi đều thực hiện việc trao đổi hai chiều, mỗi lớp tối đa có 15 em, thường thì mỗi lớp hiện nay chỉ có 10 em.
Nhưng lớp học với sĩ số ít sẽ dẫn đến học phí cao, đối với vấn đề này thì phụ huynh có phản ứng thế nào?
Quả thật so với những nơi khác chỗ của chúng tôi có hơi cao hơn một chút. Nhưng cũng có phụ huynh tâm sự với chúng tôi: “Việc giáo dục con cái cũng như việc đầu tư, nếu tính bằng tiền mà có kết quả như mong đợi thế này thì học phí như thế cũng không cao”.
Thực sự đây là phần đầu tư cho con cái, đây là cách suy nghĩ rất Việt Nam, hơn nữa họ còn làm cho chúng tôi cảm thấy đầy dũng khí để nói rằng chúng tôi cung cấp cho mọi người một giá trị giáo dục cao hơn số tiền mà chúng tôi nhận được.
Hiện nay trường học chỉ mới có một cơ sở, trong tương lai ông có kế hoạch tăng số lượng lên không?
Chúng tôi đang suy nghĩ sao cho trong vòng 2-3 năm sắp tới sẽ mở rộng thành 10 cơ sở. Nếu một nơi tập trung quá nhiều học sinh cũng không tốt, chúng tôi dự định một nơi tối đa chỉ khoảng 150 em thôi là vừa.
Cuối cùng, ông có lời khuyên gì đến các phụ huynh có con em học ở trường mình?
Việc học tập tiếp tục là cần thiết và rất quan trọng, không có chỗ nào có thể có hiệu quả ngay, dù cho trường có tuyệt vời đến đâu, nếu bỏ học giữa chừng thì cũng mất đi hiệu quả.
Điều này không chỉ riêng cho Eikoh, không nên suy nghỉ chỉ tham gia học 1-2 tháng cho vui, nên có kế hoạch lâu dài. Chúng tôi có những lớp học thử để trải nghiệm. Từ năm 2015 trở đi, trường chúng tôi có những khóa thi định kỳ, hãy thử tham gia trải nghiệm những khóa này để cảm nhận phong cách giáo dục theo hệ thống của Eikoh.
Ông nói:
- Tôi có nhớ là đã đọc ở đâu đó rằng chi phí dành cho giáo dục trong gia đình Việt Nam dựa vào phần trăm thu nhập theo tỉ lệ gấp nhiều lần so với cùng loại trong gia đình Nhật.
Sau khi chính thức nhận được giấy phép vào tháng 5/2013, chúng tôi đã có 50 em theo học lớp đầu tiên.
Cá nhân tôi, vào tháng 10/2013 đã công tác sang Hà Nội làm việc. Từ thời sinh viên đại học, tôi đã đến dạy tại Eikoh Nhật Bản như công việc bán thời gian, sau đó tôi chính thức làm việc tại Eikoh sau khi tốt nghiệp cho đến nay.
Cụ thể thì Eikoh tại Việt Nam giảng dạy những gì?
Chúng tôi có môn tiếng Anh, tiếng Việt, toán, lý, tổng cộng 4 môn, được giảng dạy bởi 12 giáo viên Việt Nam. Hiện nay có khoảng 100 em học sinh đang theo học. Do không phải là trường học chính khóa nên một tuần các em chỉ đến học từ 1 đến 3 lần thôi.
Ngoài ra chúng tôi cũng nhận giảng dạy những môn học riêng rẽ, ví dụ chỉ muốn học toán không thôi thì chúng tôi cũng có thể dạy riêng một môn toán cũng được.
Đặc trưng của hệ thống giáo dục này là gì, thưa ông?
Nội dung giảng dạy đương nhiên là nội dung được Việt Nam quy định. Tuy nhiên phương pháp giảng dạy thì sẽ là phương pháp của Eikoh Seminar Nhật Bản.
Điểm đặc biệt ở đây chính là không áp đặt nhồi nhét kiến thức, mà làm sao cho học sinh tự suy nghĩ, hướng dẫn theo cách phát huy cá tính của mỗi cá nhân. Giáo viên không hướng dẫn một chiều, mà cùng làm việc với học sinh để giải quyết vấn đề.
Cách thu nhận kiến thức của Việt Nam thường theo phong cách: giáo viên viết nội dung trên bảng, sau đó học sinh viết lại vào vở. Với cách làm của Eikoh, những giáo viên đứng lớp là người Việt có cảm thấy bối rối không?
Quả nhiên là có như vậy thật. Tuy nhiên những giáo viên của chúng tôi được đến thực tập tại Eikoh Seminar Nhật Bản, vì dù sao thì giải thích bằng lời cũng khó hơn là trực quan sinh động. Họ cần trực tiếp chứng kiến và lĩnh hội phương pháp nào tốt nhất.
Có lẽ cái khó nhất chính là làm sao cho họ hiểu được, giáo dục cũng chỉ được xem như là một ngành phục vụ, nhất là khi truyền thống Việt Nam xem người thầy như là một người “vĩ đại”.
Tuy nhiên giáo viên của chúng tôi đến nay đã hoàn toàn quen với phong cách này.
Thế thì phản ứng của cha mẹ học sinh thế nào ?
Giáo dục là lĩnh vực không thể thấy kết quả ngay được, mà lớp học của chúng tôi lại càng không phải nơi để thí nghiệm. Tuy nhiên có phụ huynh nói với chúng tôi như thế này: “Từ sau khi con tôi đi học ở Eikoh về thì phong cách cư xử tốt lên hẳn, cháu cảm thấy yêu mến và thích đi học ở Eikoh”.
Thật mừng khi được nhận xét như vậy. Với chúng tôi, đi học là niềm vui, việc này không thể áp đặt một chiều, mà phải thực hiện song song cả hai phía.
Ông có nghĩ rằng học sinh có thể cảm nhận được sự hai chiều đó không?
Có một em nam sinh lớp 5 cấp tiểu học nói như thế này ở nhà: “Trong lớp ở Eikoh, con được nói chuyện thoải mái với thầy”. Đây mới chỉ là một ví dụ, nhưng chúng tôi có cách để học sinh “cảm nhận” được. Trong lớp học của chúng tôi đều thực hiện việc trao đổi hai chiều, mỗi lớp tối đa có 15 em, thường thì mỗi lớp hiện nay chỉ có 10 em.
Nhưng lớp học với sĩ số ít sẽ dẫn đến học phí cao, đối với vấn đề này thì phụ huynh có phản ứng thế nào?
Quả thật so với những nơi khác chỗ của chúng tôi có hơi cao hơn một chút. Nhưng cũng có phụ huynh tâm sự với chúng tôi: “Việc giáo dục con cái cũng như việc đầu tư, nếu tính bằng tiền mà có kết quả như mong đợi thế này thì học phí như thế cũng không cao”.
Thực sự đây là phần đầu tư cho con cái, đây là cách suy nghĩ rất Việt Nam, hơn nữa họ còn làm cho chúng tôi cảm thấy đầy dũng khí để nói rằng chúng tôi cung cấp cho mọi người một giá trị giáo dục cao hơn số tiền mà chúng tôi nhận được.
Hiện nay trường học chỉ mới có một cơ sở, trong tương lai ông có kế hoạch tăng số lượng lên không?
Chúng tôi đang suy nghĩ sao cho trong vòng 2-3 năm sắp tới sẽ mở rộng thành 10 cơ sở. Nếu một nơi tập trung quá nhiều học sinh cũng không tốt, chúng tôi dự định một nơi tối đa chỉ khoảng 150 em thôi là vừa.
Cuối cùng, ông có lời khuyên gì đến các phụ huynh có con em học ở trường mình?
Việc học tập tiếp tục là cần thiết và rất quan trọng, không có chỗ nào có thể có hiệu quả ngay, dù cho trường có tuyệt vời đến đâu, nếu bỏ học giữa chừng thì cũng mất đi hiệu quả.
Điều này không chỉ riêng cho Eikoh, không nên suy nghỉ chỉ tham gia học 1-2 tháng cho vui, nên có kế hoạch lâu dài. Chúng tôi có những lớp học thử để trải nghiệm. Từ năm 2015 trở đi, trường chúng tôi có những khóa thi định kỳ, hãy thử tham gia trải nghiệm những khóa này để cảm nhận phong cách giáo dục theo hệ thống của Eikoh.