Đẩy mạnh xuất khẩu dệt may sang Nhật
Dự báo xuất khẩu dệt may sang Nhật trong năm 2009 tăng khoảng 18 - 20%, đạt từ 900 triệu - 1 tỷ USD
Trong khi xuất khẩu dệt may sang thị trường Mỹ và EU có dấu hiệu chững lại hoặc giảm sút, thì thị trường Nhật vẫn "hút" hàng may mặc Việt Nam, với mức tăng 20% trong 6 tháng đầu năm.
Tuy nhiên, để giữ mức tăng ổn định tại thị trường Nhật Bản, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải tạo dựng được thương hiệu của riêng mình bằng chất lượng tốt và thiết kế mới lạ.
Thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, 6 tháng đầu năm 2009, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may qua thị trường Nhật Bản ước đạt 440 triệu USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, các mặt hàng áo thun, áo sơ mi, đồ lót... đều tăng mạnh.
Nhà thiết kế thời trang Horikoshi Nhật Bản nhấn mạnh, xuất khẩu dệt may Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản. Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) có hiệu lực từ đầu tháng 7/2009 sẽ tạo thêm thuận lợi cho hàng dệt may Việt Nam xuất sang Nhật.
Theo đó, doanh nghiệp Việt Nam sử dụng nguyên liệu vải có xuất xứ từ Nhật Bản sẽ được hưởng thuế suất 0% thay vì 5% đến 10% như trước đây. Việc có nguồn nguyên liệu hưởng thuế ưu đãi sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành. Thêm nữa, các nhà nhập khẩu Nhật Bản đánh giá cao tính ổn định cũng như trình độ tay nghề của công nhân Việt Nam.
Hiện Nhật Bản là thị trường lớn thứ hai trên thế giới về tiêu thụ hàng dệt may, trong đó thị trường thời trang hàng ngày cho tầng lớp phụ nữ trẻ chiếm khoảng 60% trong tổng thể thị trường quần áo và có trị giá khoảng 28 tỷ USD. Tuy nhiên, theo ông Horikoshi, thị trường quần áo giá rẻ tại Nhật của các doanh nghiệp Việt Nam đã gần như không thể cạnh tranh nổi với Trung Quốc. Nhưng mảng quần áo cao cấp hiện vẫn còn nhiều đất trống và đây chính là cơ hội tốt cho Việt Nam xây dựng thương hiệu và gia tăng xuất khẩu.
Nhật Bản là một thị trường truyền thống của ngành dệt may Việt Nam, nhiều doanh nghiệp dệt, may đã làm ăn khá thành công với thị trường Nhật Bản như: Dệt kim Đông Xuân, May Nhà Bè, May 10, Dệt May Nam Định, Phong Phú...
Theo ông Horikoshi, để giảm tỷ lệ gia công, tăng giá trị gia tăng của hàng may mặc xuất khẩu sang Nhật, doanh nghiệp Việt Nam phải nâng cao năng lực thiết kế thời trang, tăng cường sức cạnh tranh và phát triển bền vững kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc sang Nhật Bản.
Để tạo dựng thành công thương hiệu của mình các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu của người dân Nhật, nắm được xu hướng thời trang của người tiêu dùng Nhật, đồng thời hàng hóa cũng phải thể hiện được cá tính riêng. Vì nhu cầu của người tiêu dùng Nhật Bản ngày nay đã có sự thay đổi, từ nhập số lượng lớn sang nhập nhiều chủng loại hàng với số lượng nhỏ hơn để đáp ứng sở thích cá nhân.
Nhằm tư vấn cho các doanh nghiệp Việt Nam, nhà thiết kế Horikoshi đã đưa ra một số gợi ý về xu hướng thời trang trong những năm tới. Đó là những cảm hứng đến từ thiên nhiên, từ trang phục truyền thống của các dân tộc (như bộ váy áo truyền thống của người Indonesia, Peru hay vòng trang sức của người Mông Cổ) và từ các sự kiện kinh tế - chính trị (ví dụ việc Obama trở thành tổng thống da màu đầu tiên của Mỹ đã khởi xướng xu hướng thời trang châu Phi tại Mỹ và các nước châu Âu)...
Ông Vũ Văn Trung, Tham tán thương mại của Việt Nam tại Nhật Bản cho biết, xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản những năm gần đây luôn tăng trưởng ở mức 9-10%, và con số tăng trưởng xuất khẩu vào Nhật Bản 7 tháng năm 2009 là một tín hiệu rất đáng mừng.
Để giảm tỷ lệ gia công, tăng giá trị gia tăng của hàng may mặc xuất khẩu sang Nhật, về lâu dài, không còn con đường nào khác là các doanh nghiệp Việt Nam phải nâng cao năng lực thiết kế thời trang, tăng cường sức cạnh tranh. Có như vậy doanh nghiệp mới có thể phát triển bền vững kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc sang Nhật Bản.
Cũng theo ông Trung, trong thời gian tới, đại diện Tham tán Thương mại Việt Nam tại Nhật Bản sẽ cùng với nhà thiết kế Horikoshi đến thăm một số doanh nghiệp chuyên xuất khẩu hàng may mặc sang Nhật để tư vấn thêm cho doanh nghiệp. Đây là cơ hội tốt để doanh nghiệp dệt may Việt Nam tiếp cận với thị trường Nhật Bản, nắm bắt xu hướng thời trang thế giới đứng từ quan điểm của những nhà thiết kế Nhật Bản, từ đó có sự điều chỉnh phù hợp sản phẩm xuất khẩu vào Nhật Bản.
Để đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may vào Nhật, Bộ Công Thương cũng đang chỉ đạo ngành dệt may khẩn trương xúc tiến, liên kết với Nhật Bản để hỗ trợ xây dựng Trung tâm Giao dịch nguyên phụ liệu dệt may và Trung tâm Đào tạo chất lượng cao, nhằm cung cấp nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
Ông Lê Văn Đạo, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam dự báo, với tốc độ xuất khẩu như những tháng đầu năm, xuất khẩu dệt may sang Nhật trong năm 2009 tăng khoảng 18-20%, đạt từ 900 triệu - 1 tỷ USD và năm 2010 có thể đạt khoảng 1,1 - 1,2 tỷ USD.
Tuy nhiên, để giữ mức tăng ổn định tại thị trường Nhật Bản, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải tạo dựng được thương hiệu của riêng mình bằng chất lượng tốt và thiết kế mới lạ.
Thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, 6 tháng đầu năm 2009, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may qua thị trường Nhật Bản ước đạt 440 triệu USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, các mặt hàng áo thun, áo sơ mi, đồ lót... đều tăng mạnh.
Nhà thiết kế thời trang Horikoshi Nhật Bản nhấn mạnh, xuất khẩu dệt may Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản. Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) có hiệu lực từ đầu tháng 7/2009 sẽ tạo thêm thuận lợi cho hàng dệt may Việt Nam xuất sang Nhật.
Theo đó, doanh nghiệp Việt Nam sử dụng nguyên liệu vải có xuất xứ từ Nhật Bản sẽ được hưởng thuế suất 0% thay vì 5% đến 10% như trước đây. Việc có nguồn nguyên liệu hưởng thuế ưu đãi sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành. Thêm nữa, các nhà nhập khẩu Nhật Bản đánh giá cao tính ổn định cũng như trình độ tay nghề của công nhân Việt Nam.
Hiện Nhật Bản là thị trường lớn thứ hai trên thế giới về tiêu thụ hàng dệt may, trong đó thị trường thời trang hàng ngày cho tầng lớp phụ nữ trẻ chiếm khoảng 60% trong tổng thể thị trường quần áo và có trị giá khoảng 28 tỷ USD. Tuy nhiên, theo ông Horikoshi, thị trường quần áo giá rẻ tại Nhật của các doanh nghiệp Việt Nam đã gần như không thể cạnh tranh nổi với Trung Quốc. Nhưng mảng quần áo cao cấp hiện vẫn còn nhiều đất trống và đây chính là cơ hội tốt cho Việt Nam xây dựng thương hiệu và gia tăng xuất khẩu.
Nhật Bản là một thị trường truyền thống của ngành dệt may Việt Nam, nhiều doanh nghiệp dệt, may đã làm ăn khá thành công với thị trường Nhật Bản như: Dệt kim Đông Xuân, May Nhà Bè, May 10, Dệt May Nam Định, Phong Phú...
Theo ông Horikoshi, để giảm tỷ lệ gia công, tăng giá trị gia tăng của hàng may mặc xuất khẩu sang Nhật, doanh nghiệp Việt Nam phải nâng cao năng lực thiết kế thời trang, tăng cường sức cạnh tranh và phát triển bền vững kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc sang Nhật Bản.
Để tạo dựng thành công thương hiệu của mình các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu của người dân Nhật, nắm được xu hướng thời trang của người tiêu dùng Nhật, đồng thời hàng hóa cũng phải thể hiện được cá tính riêng. Vì nhu cầu của người tiêu dùng Nhật Bản ngày nay đã có sự thay đổi, từ nhập số lượng lớn sang nhập nhiều chủng loại hàng với số lượng nhỏ hơn để đáp ứng sở thích cá nhân.
Nhằm tư vấn cho các doanh nghiệp Việt Nam, nhà thiết kế Horikoshi đã đưa ra một số gợi ý về xu hướng thời trang trong những năm tới. Đó là những cảm hứng đến từ thiên nhiên, từ trang phục truyền thống của các dân tộc (như bộ váy áo truyền thống của người Indonesia, Peru hay vòng trang sức của người Mông Cổ) và từ các sự kiện kinh tế - chính trị (ví dụ việc Obama trở thành tổng thống da màu đầu tiên của Mỹ đã khởi xướng xu hướng thời trang châu Phi tại Mỹ và các nước châu Âu)...
Ông Vũ Văn Trung, Tham tán thương mại của Việt Nam tại Nhật Bản cho biết, xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản những năm gần đây luôn tăng trưởng ở mức 9-10%, và con số tăng trưởng xuất khẩu vào Nhật Bản 7 tháng năm 2009 là một tín hiệu rất đáng mừng.
Để giảm tỷ lệ gia công, tăng giá trị gia tăng của hàng may mặc xuất khẩu sang Nhật, về lâu dài, không còn con đường nào khác là các doanh nghiệp Việt Nam phải nâng cao năng lực thiết kế thời trang, tăng cường sức cạnh tranh. Có như vậy doanh nghiệp mới có thể phát triển bền vững kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc sang Nhật Bản.
Cũng theo ông Trung, trong thời gian tới, đại diện Tham tán Thương mại Việt Nam tại Nhật Bản sẽ cùng với nhà thiết kế Horikoshi đến thăm một số doanh nghiệp chuyên xuất khẩu hàng may mặc sang Nhật để tư vấn thêm cho doanh nghiệp. Đây là cơ hội tốt để doanh nghiệp dệt may Việt Nam tiếp cận với thị trường Nhật Bản, nắm bắt xu hướng thời trang thế giới đứng từ quan điểm của những nhà thiết kế Nhật Bản, từ đó có sự điều chỉnh phù hợp sản phẩm xuất khẩu vào Nhật Bản.
Để đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may vào Nhật, Bộ Công Thương cũng đang chỉ đạo ngành dệt may khẩn trương xúc tiến, liên kết với Nhật Bản để hỗ trợ xây dựng Trung tâm Giao dịch nguyên phụ liệu dệt may và Trung tâm Đào tạo chất lượng cao, nhằm cung cấp nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
Ông Lê Văn Đạo, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam dự báo, với tốc độ xuất khẩu như những tháng đầu năm, xuất khẩu dệt may sang Nhật trong năm 2009 tăng khoảng 18-20%, đạt từ 900 triệu - 1 tỷ USD và năm 2010 có thể đạt khoảng 1,1 - 1,2 tỷ USD.