Đề án công nghiệp nông nghiệp nông thôn: Quá khó
Nông dân, nông nghiệp muốn “thay da đổi thịt” thì phải phát triển được “bệ đỡ” của các ngành công nghiệp
Thảo luận về Đề án “Phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp nông thôn; phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nông thôn” được Bộ Công Thương đưa ra lấy ý kiến chiều ngày 29/9, hầu hết các đại biểu đều đắn đo bởi... quá khó!
Theo Cục Công nghiệp địa phương (Bộ Công Thương), đơn vị soạn thảo đề án, hiện những ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp nông thôn và các ngành công nghiệp ở nông thôn, phần lớn đều chưa đủ khả năng đáp ứng cho nhu cầu, trình độ phát triển của các ngành nghề công nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế.
Thiếu và yếu
4 nhóm ngành phục vụ nông nghiệp nông thôn là hóa chất, cơ khí, năng lượng và hóa chất bảo vệ thực vật. Trong đó, cơ khí được coi là một trong những nhân tố hàng đầu để “công nghiệp hóa” nông nghiệp nông thôn.
Tuy nhiên, hiện các sản phẩm cơ khí phục vụ cho chế biến cà phê, thủy sản mới chỉ đáp ứng được 60- 70% nhu cầu; thiết bị cơ khí cho chế biến mía đường, ván gỗ nhân tạo đạt… 20- 30%; cao nhất là thiết bị cho chế biến sắn, chè, hạt điều, hạt điều và thức ăn chăn nuôi đạt 80- 90%.
Ngay như nhu cầu thiết yếu nhất của nhà nông là phân bón thì sản xuất phân bón nội địa cũng mới chỉ đáp đứng được khoảng 50- 60% nhu cầu về u- rê, nhiều loại như SA, Kali… đang nhập khẩu 100%. Với thuốc bảo vệ thực vật, các đơn vị sản xuất trong nước đã chiếm lĩnh được hơn 90% thị trường nhưng cũng phần lớn các loại chất dùng cho gia công thuốc bảo vệ thực vật vẫn phải nhập khẩu.
Cục Công nghiệp địa phương cho rằng, riêng hệ thống các ngành công nghiệp ở nông thôn cũng khá đa dạng như chế biến nông lâm sản, thực phẩm, dệt may, da giầy, sản xuất vật liệt xây dựng, khai thác và chế biến khoáng sản… nhưng các doanh nghiệp đều có quy mô nhỏ, thiếu vốn, công nghệ lạc hậu…
“Nông sản chế biến là một trong những sản phẩm mũi nhọn của làng quê Việt Nam nhưng sức cạnh tranh cũng vẫn còn thấp và chưa phát huy được lợi thế, cũng như chưng đổi mới cách thức sản xuất”, một đại diện của Cục nhận xét.
Từ những số liệu thống kê của bản đề án, ông Nguyễn Xuân Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam lập luận, chính sự thiếu hụt đáp ứng nhu cầu chính lại là tiềm năng rất lớn để kéo doanh nghiệp về đầu tư phát triển, nhưng tại sao các doanh nghiệp vẫn không mặn mà?
Đó là bài toán lợi ích kinh tế. Vì với thị trường đầu ra không cao, giá trị sản phẩm kinh tế không lớn, hiệu suất sản xuất kinh doanh thấp thì rất ít doanh nghiệp đầu tư vào phát triển lĩnh vực phục vụ cho thị trường nông nghiệp nông thôn.
“Vì thế, để phát triển được công nghiệp nông nghiệp nông thôn thì chỉ có cách tạo những cơ chế chính sách, vốn, đất đai, nhu cầu đầu ra của thị trường thì mới thu hút được doanh nghiệp về tham gia”, ông Sơn nói.
Quá khó!
Theo dự thảo Đề án, trong giai đoạn 2010- 2015 sẽ tăng số lượng các cơ sở sản xuất công nghiệp ở nông thôn, góp phần công nghiệp hóa nông thôn, với mục tiêu 500.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa; đáp ứng các sản phẩm công nghiệp cả về số lượng và chất lượng; nâng cao khả năng cạnh trạnh của các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làng nghề…
Tuy nhiên, dự thảo đề án còn nặng về số liệu thống kê mà ít các giải pháp mang tính chất cụ thể và chiến lược. Một số đại biểu tham gia ý kiến cho rằng, nếu chỉ đưa ra các con số thống kê “thiếu- hụt” nhu cầu như trong bản đề án rồi sau đó xây dựng chính sách đầu tư phát triển đáp ứng cho đủ nhu cầu đó thì có lẽ không hề khó khăn và phát triển đề án hoàn toàn đơn giản.
Nhưng, việc xây dựng đề án này, theo nhiều đại diện là quá khó, vì nó không đơn thuần là đề án đầu tư và phát triển để giải quyết bài toán nhu cầu mà đây là chiến lược tổng thể làm thay đổi bộ mặt nông thôn và khi đề án triển khai nó sẽ đóng vai trò là “đòn bẩy” và nền tảng để công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Theo một vị đại diện của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đề án này đã trùm lên tất cả các đề án phát nông nghiệp nông thôn khác vì thế, xây dựng đề án rất khó và không thể một sớm một chiều. Trong khi đó, các đề án cho phát triển nông nghiệp nông thôn đã khá nhiều nhưng vẫn chưa đạt được mong mỏi của người nông dân.
“Đề án này đòi hỏi phải nghiên cứu, khảo sát cụ thể, chi tiết và thận trọng để đưa ra những giải pháp mang tính chất chiến lược tổng thể và bền vững, phù hợp, thích ứng với nhu cầu, xu thế, đảm bảo môi trường nông nghiệp nông thôn”, ông Nguyễn Xuân Sơn nhìn nhận.
Ông Sơn nêu một ví dụ điển hình và nổi bật hiện nay là với hàng nghìn làng nghề tiểu thủ công nghiệp ở khắp các miền quê, cần đầu tư công nghệ như thế nào để vừa nâng cao năng suất, chất lượng, mẫu mã sản phẩm, vẫn giữa được làng nghề truyền thống và giảm thiểu được mức độ ô nhiễm rất lớn, nặng từ các làng nghề này hiện nay.
Tuy nhiên, ai sẽ là người đứng ra đầu tư, phát triển công nghệ cho hàng trăm nghìn làng nghề này thì lại là câu hỏi không dễ trả lời; hoặc chính các doanh nghiệp là các hộ gia đình tại các làng quê cũng không muốn đầu tư vì giá sản phẩm công nghệ lớn hơn rất nhiều so với lợi nhuận họ thu được.
Theo đại diện của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, điều quan trọng bây giờ là phải thống kê lại tất cả các cơ chế chính sách, thủ tục… gây cản trở và làm hạn chế sự phát triển của các đề án trước đó và nhu cầu phát triển hiện nay. “Khi “gỡ” được rồi thì xây dựng, phát triển đề án theo hướng tập trung, có tính chiến lược, chứ cũng không nên dàn trải và cũng không thể thiếu được chính sách hỗ trợ đắc lực của Nhà nước”, vị này nói.
Theo Cục Công nghiệp địa phương (Bộ Công Thương), đơn vị soạn thảo đề án, hiện những ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp nông thôn và các ngành công nghiệp ở nông thôn, phần lớn đều chưa đủ khả năng đáp ứng cho nhu cầu, trình độ phát triển của các ngành nghề công nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế.
Thiếu và yếu
4 nhóm ngành phục vụ nông nghiệp nông thôn là hóa chất, cơ khí, năng lượng và hóa chất bảo vệ thực vật. Trong đó, cơ khí được coi là một trong những nhân tố hàng đầu để “công nghiệp hóa” nông nghiệp nông thôn.
Tuy nhiên, hiện các sản phẩm cơ khí phục vụ cho chế biến cà phê, thủy sản mới chỉ đáp ứng được 60- 70% nhu cầu; thiết bị cơ khí cho chế biến mía đường, ván gỗ nhân tạo đạt… 20- 30%; cao nhất là thiết bị cho chế biến sắn, chè, hạt điều, hạt điều và thức ăn chăn nuôi đạt 80- 90%.
Ngay như nhu cầu thiết yếu nhất của nhà nông là phân bón thì sản xuất phân bón nội địa cũng mới chỉ đáp đứng được khoảng 50- 60% nhu cầu về u- rê, nhiều loại như SA, Kali… đang nhập khẩu 100%. Với thuốc bảo vệ thực vật, các đơn vị sản xuất trong nước đã chiếm lĩnh được hơn 90% thị trường nhưng cũng phần lớn các loại chất dùng cho gia công thuốc bảo vệ thực vật vẫn phải nhập khẩu.
Cục Công nghiệp địa phương cho rằng, riêng hệ thống các ngành công nghiệp ở nông thôn cũng khá đa dạng như chế biến nông lâm sản, thực phẩm, dệt may, da giầy, sản xuất vật liệt xây dựng, khai thác và chế biến khoáng sản… nhưng các doanh nghiệp đều có quy mô nhỏ, thiếu vốn, công nghệ lạc hậu…
“Nông sản chế biến là một trong những sản phẩm mũi nhọn của làng quê Việt Nam nhưng sức cạnh tranh cũng vẫn còn thấp và chưa phát huy được lợi thế, cũng như chưng đổi mới cách thức sản xuất”, một đại diện của Cục nhận xét.
Từ những số liệu thống kê của bản đề án, ông Nguyễn Xuân Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam lập luận, chính sự thiếu hụt đáp ứng nhu cầu chính lại là tiềm năng rất lớn để kéo doanh nghiệp về đầu tư phát triển, nhưng tại sao các doanh nghiệp vẫn không mặn mà?
Đó là bài toán lợi ích kinh tế. Vì với thị trường đầu ra không cao, giá trị sản phẩm kinh tế không lớn, hiệu suất sản xuất kinh doanh thấp thì rất ít doanh nghiệp đầu tư vào phát triển lĩnh vực phục vụ cho thị trường nông nghiệp nông thôn.
“Vì thế, để phát triển được công nghiệp nông nghiệp nông thôn thì chỉ có cách tạo những cơ chế chính sách, vốn, đất đai, nhu cầu đầu ra của thị trường thì mới thu hút được doanh nghiệp về tham gia”, ông Sơn nói.
Quá khó!
Theo dự thảo Đề án, trong giai đoạn 2010- 2015 sẽ tăng số lượng các cơ sở sản xuất công nghiệp ở nông thôn, góp phần công nghiệp hóa nông thôn, với mục tiêu 500.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa; đáp ứng các sản phẩm công nghiệp cả về số lượng và chất lượng; nâng cao khả năng cạnh trạnh của các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làng nghề…
Tuy nhiên, dự thảo đề án còn nặng về số liệu thống kê mà ít các giải pháp mang tính chất cụ thể và chiến lược. Một số đại biểu tham gia ý kiến cho rằng, nếu chỉ đưa ra các con số thống kê “thiếu- hụt” nhu cầu như trong bản đề án rồi sau đó xây dựng chính sách đầu tư phát triển đáp ứng cho đủ nhu cầu đó thì có lẽ không hề khó khăn và phát triển đề án hoàn toàn đơn giản.
Nhưng, việc xây dựng đề án này, theo nhiều đại diện là quá khó, vì nó không đơn thuần là đề án đầu tư và phát triển để giải quyết bài toán nhu cầu mà đây là chiến lược tổng thể làm thay đổi bộ mặt nông thôn và khi đề án triển khai nó sẽ đóng vai trò là “đòn bẩy” và nền tảng để công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Theo một vị đại diện của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đề án này đã trùm lên tất cả các đề án phát nông nghiệp nông thôn khác vì thế, xây dựng đề án rất khó và không thể một sớm một chiều. Trong khi đó, các đề án cho phát triển nông nghiệp nông thôn đã khá nhiều nhưng vẫn chưa đạt được mong mỏi của người nông dân.
“Đề án này đòi hỏi phải nghiên cứu, khảo sát cụ thể, chi tiết và thận trọng để đưa ra những giải pháp mang tính chất chiến lược tổng thể và bền vững, phù hợp, thích ứng với nhu cầu, xu thế, đảm bảo môi trường nông nghiệp nông thôn”, ông Nguyễn Xuân Sơn nhìn nhận.
Ông Sơn nêu một ví dụ điển hình và nổi bật hiện nay là với hàng nghìn làng nghề tiểu thủ công nghiệp ở khắp các miền quê, cần đầu tư công nghệ như thế nào để vừa nâng cao năng suất, chất lượng, mẫu mã sản phẩm, vẫn giữa được làng nghề truyền thống và giảm thiểu được mức độ ô nhiễm rất lớn, nặng từ các làng nghề này hiện nay.
Tuy nhiên, ai sẽ là người đứng ra đầu tư, phát triển công nghệ cho hàng trăm nghìn làng nghề này thì lại là câu hỏi không dễ trả lời; hoặc chính các doanh nghiệp là các hộ gia đình tại các làng quê cũng không muốn đầu tư vì giá sản phẩm công nghệ lớn hơn rất nhiều so với lợi nhuận họ thu được.
Theo đại diện của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, điều quan trọng bây giờ là phải thống kê lại tất cả các cơ chế chính sách, thủ tục… gây cản trở và làm hạn chế sự phát triển của các đề án trước đó và nhu cầu phát triển hiện nay. “Khi “gỡ” được rồi thì xây dựng, phát triển đề án theo hướng tập trung, có tính chiến lược, chứ cũng không nên dàn trải và cũng không thể thiếu được chính sách hỗ trợ đắc lực của Nhà nước”, vị này nói.