Đề nghị sớm có luật cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Khối doanh nghiệp tư nhân trong nước ngày càng “lép vế” so với khối FDI
Đăng đàn tại Quốc hội hôm 9/6, nhiều đại biểu bày tỏ sự băn khoăn về sự thất thế của khối doanh nghiệp trong nước, trong tương quan cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI.
Theo đại biểu Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng), sự phục hồi tăng trưởng kinh tế hiện nay chủ yếu là sự ứng phó thụ động với tình huống suy thoái xảy ra, chứ chưa phải là vận hành lành mạnh, theo một lộ trình với những biện pháp chủ động, đồng bộ.
Phục hồi chủ yếu vẫn chỉ là tăng trưởng về số lượng, chưa thay đổi về chất lượng và sức cạnh tranh, cơ cấu và mô hình tăng trưởng cũ, đặc biệt đáng chú ý là tình trạng mất cân đối giữa khu vực sản xuất nội địa và khu vực FDI ngày càng sâu sắc.
“Năng lực sản xuất khu vực doanh nghiệp nội địa vẫn yếu, gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, khu vực FDI tiếp tục tăng trưởng nhanh. Về nguyên tắc, việc gia tăng xuất khẩu từ nguồn FDI là xu hướng phổ biến và tích cực, song điều nhấn mạnh là sự gia tăng đó phải trên nền tảng năng lực và hiệu quả phát triển của khu vực nội địa không ngừng tăng trưởng”, đại biểu phân tích.
Tuy nhiên, trên thực tế môi trường kinh tế trong nước đang có vấn đề lớn, việc phá sản, dừng hoạt động của doanh nghiệp nội địa tiếp tục gia tăng, năm sau cao hơn năm trước.
Trong khi đó, tỷ trọng khu vực FDI trong GDP không ngừng tăng nhanh, đặc biệt trong cơ cấu xuất nhập khẩu, năm 2014 khu vực FDI chiếm gần 60% kim ngạch nhập khẩu và hơn 65% kim ngạch xuất khẩu của nền kinh tế.
Cùng chung góc nhìn này, đại biểu Nguyễn Ngọc Bảo (Vĩnh Phúc) nói, quá trình tái cơ cấu về chủ trương là đúng nhưng triển khai còn chậm, hiệu quả chưa được cải thiện nhiều, khả năng hoạt động, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là thị trường tiêu thụ.
Đặc biệt, việc tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp FDI còn nhiều hạn chế, chưa tạo động lực nâng cao sức cạnh tranh và tính tự chủ của nền kinh tế.
“Đầu tư nước ngoài FDI tiếp tục tăng trưởng, nhất là kim ngạch xuất khẩu của khu vực này chiếm tới 65 - 67% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong khi đó trình độ công nghiệp của nền kinh tế nước ta chưa có biểu hiện rõ nét. Điều này thể hiện chúng ta còn bị phụ thuộc”, ông Bảo nhấn mạnh.
Vị đại biểu đến từ một tỉnh có nhiều doanh nghiệp FDI lớn này kiến nghị rằng, cần phải có các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, kinh tế hộ gia đình tham gia chuỗi sản xuất phát triển công nghiệp phụ trợ.
“Tôi đề nghị Chính phủ sớm trình Quốc hội luật về doanh nghiệp nhỏ và vừa, vì đây là thành phần kinh tế chủ đạo phát triển ngành công nghiệp theo kinh nghiệm của một số nước trong khu vực và trên thế giới. Xây dựng luật quản lý và khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực kinh tế ngoài nhà nước. Đồng thời, tập trung hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, cơ chế chính sách thực hiện thúc đẩy doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ và phương thức quản trị tiên tiến”, ông nói.
Theo đại biểu Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng), sự phục hồi tăng trưởng kinh tế hiện nay chủ yếu là sự ứng phó thụ động với tình huống suy thoái xảy ra, chứ chưa phải là vận hành lành mạnh, theo một lộ trình với những biện pháp chủ động, đồng bộ.
Phục hồi chủ yếu vẫn chỉ là tăng trưởng về số lượng, chưa thay đổi về chất lượng và sức cạnh tranh, cơ cấu và mô hình tăng trưởng cũ, đặc biệt đáng chú ý là tình trạng mất cân đối giữa khu vực sản xuất nội địa và khu vực FDI ngày càng sâu sắc.
“Năng lực sản xuất khu vực doanh nghiệp nội địa vẫn yếu, gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, khu vực FDI tiếp tục tăng trưởng nhanh. Về nguyên tắc, việc gia tăng xuất khẩu từ nguồn FDI là xu hướng phổ biến và tích cực, song điều nhấn mạnh là sự gia tăng đó phải trên nền tảng năng lực và hiệu quả phát triển của khu vực nội địa không ngừng tăng trưởng”, đại biểu phân tích.
Tuy nhiên, trên thực tế môi trường kinh tế trong nước đang có vấn đề lớn, việc phá sản, dừng hoạt động của doanh nghiệp nội địa tiếp tục gia tăng, năm sau cao hơn năm trước.
Trong khi đó, tỷ trọng khu vực FDI trong GDP không ngừng tăng nhanh, đặc biệt trong cơ cấu xuất nhập khẩu, năm 2014 khu vực FDI chiếm gần 60% kim ngạch nhập khẩu và hơn 65% kim ngạch xuất khẩu của nền kinh tế.
Cùng chung góc nhìn này, đại biểu Nguyễn Ngọc Bảo (Vĩnh Phúc) nói, quá trình tái cơ cấu về chủ trương là đúng nhưng triển khai còn chậm, hiệu quả chưa được cải thiện nhiều, khả năng hoạt động, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là thị trường tiêu thụ.
Đặc biệt, việc tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp FDI còn nhiều hạn chế, chưa tạo động lực nâng cao sức cạnh tranh và tính tự chủ của nền kinh tế.
“Đầu tư nước ngoài FDI tiếp tục tăng trưởng, nhất là kim ngạch xuất khẩu của khu vực này chiếm tới 65 - 67% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong khi đó trình độ công nghiệp của nền kinh tế nước ta chưa có biểu hiện rõ nét. Điều này thể hiện chúng ta còn bị phụ thuộc”, ông Bảo nhấn mạnh.
Vị đại biểu đến từ một tỉnh có nhiều doanh nghiệp FDI lớn này kiến nghị rằng, cần phải có các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, kinh tế hộ gia đình tham gia chuỗi sản xuất phát triển công nghiệp phụ trợ.
“Tôi đề nghị Chính phủ sớm trình Quốc hội luật về doanh nghiệp nhỏ và vừa, vì đây là thành phần kinh tế chủ đạo phát triển ngành công nghiệp theo kinh nghiệm của một số nước trong khu vực và trên thế giới. Xây dựng luật quản lý và khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực kinh tế ngoài nhà nước. Đồng thời, tập trung hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, cơ chế chính sách thực hiện thúc đẩy doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ và phương thức quản trị tiên tiến”, ông nói.