Đề nghị Thủ tướng làm Trưởng ban Chỉ đạo phòng chống khủng bố
Đa số ý kiến đều tán thành lập ban chỉ đạo phòng chống khủng bố cấp quốc gia và cấp tỉnh
Thảo luận ở hội trường về dự thảo Luật Phòng, chống khủng bố sáng 21/5, hầu hết các vị đại biểu Quốc hội đều tán thành lập ban chỉ đạo phòng chống khủng bố cấp quốc gia, có ý kiến đề nghị Thủ tướng làm trưởng ban này.
Theo đại biểu Nguyễn Minh Kha (Cần Thơ), ở Việt Nam tuy chưa xảy ra khủng bố chính trị do tổ chức khủng bố quốc tế thực hiện, nhưng nguy cơ khủng bố ngày càng hiện hữu.
Khẳng định sự cần thiết ban hành Luật Phòng chống khủng bố, đại biểu Kha góp ý, ở Trung ương thì Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố do Thủ tướng Chính phủ làm trưởng ban, Bộ trưởng Bộ Công an làm phó trưởng ban thường trực, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm phó ban chỉ đạo và các ngành làm thành viên.
Tương tự như vậy, ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng ban của ban chỉ đạo phòng chống khủng bố.
Theo đại biểu Nguyễn Anh Sơn (Nam Định), ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố ở cấp quốc gia và cấp tỉnh cần hoạt động thường xuyên, chứ không phải khi nào cần thiết thì mới thành lập và không nhất thiết phải thành lập ở tất cả các bộ, ngành của Trung ương.
Thành viên ban chỉ đạo hoạt động kiêm nhiệm, Bộ trưởng Bộ Công an và Giám đốc công an tỉnh sẽ đóng vai trò thường trực của ban chỉ đạo cấp Trung ương và cấp tỉnh, ông Sơn góp ý.
Đại biểu Trần Văn Độ (An Giang) cho rằng không nên thành lập ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố của bộ, ngành. Vì đã có ban chỉ đạo của Trung ương thì tất yếu sẽ có đại diện của các bộ, ngành, đặc biệt là bộ, ngành quan trọng, trong đó Bộ Công an là cơ quan thường trực.
Chỉ cần một ban chỉ đạo Trung ương và các ban chỉ đạo ở cấp tỉnh là đủ. Vấn đề quan trọng là tham mưu và chỉ đạo phối hợp làm thể nào để hoạt động phòng, chống khủng bố có hiệu quả, ông Độ phát biểu.
Liên quan đến người chỉ huy phòng chống khủng bố, đại biểu Nguyễn Văn Minh (Bắc Kạn) băn khoăn, đây là người có thẩm quyền quyết định song trong dự thảo luật chưa có điều, khoản nào quy định cụ thể cấp có thẩm quyền quyết định chỉ huy chống khủng bố nên sẽ khó khăn việc áp dụng trong thực tiễn.
Đồng tình với ý kiến này, đại biểu Sơn đề nghị ghi rõ "người chỉ huy chống khủng bố là người được ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố phân công, quyết định".
Một số ý kiến khác đề nghị làm rõ là khi chưa có quyết định người chỉ huy do ban chỉ đạo quyết định thì người đứng đầu cơ quan trực tiếp sẽ là người chỉ huy.
Dự thảo Luật Phòng chống khủng bố sẽ được trình Quốc hội thông qua vào cuối kỳ họp này.
Theo đại biểu Nguyễn Minh Kha (Cần Thơ), ở Việt Nam tuy chưa xảy ra khủng bố chính trị do tổ chức khủng bố quốc tế thực hiện, nhưng nguy cơ khủng bố ngày càng hiện hữu.
Khẳng định sự cần thiết ban hành Luật Phòng chống khủng bố, đại biểu Kha góp ý, ở Trung ương thì Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố do Thủ tướng Chính phủ làm trưởng ban, Bộ trưởng Bộ Công an làm phó trưởng ban thường trực, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm phó ban chỉ đạo và các ngành làm thành viên.
Tương tự như vậy, ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng ban của ban chỉ đạo phòng chống khủng bố.
Theo đại biểu Nguyễn Anh Sơn (Nam Định), ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố ở cấp quốc gia và cấp tỉnh cần hoạt động thường xuyên, chứ không phải khi nào cần thiết thì mới thành lập và không nhất thiết phải thành lập ở tất cả các bộ, ngành của Trung ương.
Thành viên ban chỉ đạo hoạt động kiêm nhiệm, Bộ trưởng Bộ Công an và Giám đốc công an tỉnh sẽ đóng vai trò thường trực của ban chỉ đạo cấp Trung ương và cấp tỉnh, ông Sơn góp ý.
Đại biểu Trần Văn Độ (An Giang) cho rằng không nên thành lập ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố của bộ, ngành. Vì đã có ban chỉ đạo của Trung ương thì tất yếu sẽ có đại diện của các bộ, ngành, đặc biệt là bộ, ngành quan trọng, trong đó Bộ Công an là cơ quan thường trực.
Chỉ cần một ban chỉ đạo Trung ương và các ban chỉ đạo ở cấp tỉnh là đủ. Vấn đề quan trọng là tham mưu và chỉ đạo phối hợp làm thể nào để hoạt động phòng, chống khủng bố có hiệu quả, ông Độ phát biểu.
Liên quan đến người chỉ huy phòng chống khủng bố, đại biểu Nguyễn Văn Minh (Bắc Kạn) băn khoăn, đây là người có thẩm quyền quyết định song trong dự thảo luật chưa có điều, khoản nào quy định cụ thể cấp có thẩm quyền quyết định chỉ huy chống khủng bố nên sẽ khó khăn việc áp dụng trong thực tiễn.
Đồng tình với ý kiến này, đại biểu Sơn đề nghị ghi rõ "người chỉ huy chống khủng bố là người được ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố phân công, quyết định".
Một số ý kiến khác đề nghị làm rõ là khi chưa có quyết định người chỉ huy do ban chỉ đạo quyết định thì người đứng đầu cơ quan trực tiếp sẽ là người chỉ huy.
Dự thảo Luật Phòng chống khủng bố sẽ được trình Quốc hội thông qua vào cuối kỳ họp này.