Đề xuất bỏ phiếu tín nhiệm hằng năm với Thủ tướng, Chủ tịch nước
Việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn có thể sẽ được thực hiện hằng năm
Việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn có thể sẽ được Quốc hội thực hiện hằng năm.
Chiều 23/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận đề án tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội.
Một trong những nội dung đáng chú ý song vẫn còn không ít băn khoăn là đề xuất bỏ phiếu tín nhiệm hằng năm đối với các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
Trình bày dự thảo đề án, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, việc thực hiện việc bỏ phiếu tín nhiệm này là theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4.
Theo đó, hằng năm tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm với Chủ tịch nước, Phó chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Tổng kiểm toán Nhà nước.
Kết quả bỏ phiếu được công bố công khai. Người không đủ số phiếu tín nhiệm quá bán so với tổng số đại biểu Quốc hội hai lần liên tiếp sẽ được xem xét, trình Quốc hội miễn nhiệm hoặc từ chức. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xây dựng quy chế quy định cụ thể quy trình, thủ tục bỏ phiếu tín nhiệm trình Quốc hội xem xét, quyết định.
Theo Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Nương thì nếu quy định bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh “do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn” thì phải thực hiện bỏ phiếu rất nhiều chức danh, đến cả đoàn thư ký kỳ họp chứ không dừng ở các chức danh nêu trên.
“Còn nói bỏ phiếu tín nhiệm với Chính phủ thì không chuẩn vì không có con người cụ thể, chưa chặt chẽ, vừa thừa vừa thiếu”, bà Nương phát biểu.
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng cho rằng việc này phải được tiến hành rất cân nhắc, thận trọng.
Việc thực hiện bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn cũng đã được quy định tại Luật Tổ chức Quốc hội và Luật Hoạt động giám sát.
Theo Luật Hoạt động giám sát, Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội tự mình hoặc khi có kiến nghị của ít nhất 20% tổng số đại biểu Quốc hội hoặc kiến nghị của Hội đồng Dân tộc, ủy ban của Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
Trong trường hợp người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm không được quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội tín nhiệm thì cơ quan hoặc người đã giới thiệu để bầu hoặc đề nghị phê chuẩn người đó có trách nhiệm trình Quốc hội xem xét, quyết định việc miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn việc miễn nhiệm, cách chức người đó.
Nhiều ý kiến cho rằng, quy định này rất khó có thể thực hiện trong thực tế.
Bên cạnh nội dung bỏ phiếu tín nhiệm, tại phiên thảo luận chiều nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho ý kiến về nhiều nội dung và giải pháp đổi mới hoạt động lập pháp, tổ chức kỳ họp Quốc hội, hoạt động tiếp xúc cử tri…
Chủ tịch Quốc hội yêu cầu các cơ quan chức năng tiếp tục hoàn thiện đề án để Thường vụ Quốc hội tiếp tục thảo luận vào phiên họp tháng tới, trước khi trình Quốc hội xem xét, quyết định.
Chiều 23/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận đề án tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội.
Một trong những nội dung đáng chú ý song vẫn còn không ít băn khoăn là đề xuất bỏ phiếu tín nhiệm hằng năm đối với các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
Trình bày dự thảo đề án, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, việc thực hiện việc bỏ phiếu tín nhiệm này là theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4.
Theo đó, hằng năm tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm với Chủ tịch nước, Phó chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Tổng kiểm toán Nhà nước.
Kết quả bỏ phiếu được công bố công khai. Người không đủ số phiếu tín nhiệm quá bán so với tổng số đại biểu Quốc hội hai lần liên tiếp sẽ được xem xét, trình Quốc hội miễn nhiệm hoặc từ chức. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xây dựng quy chế quy định cụ thể quy trình, thủ tục bỏ phiếu tín nhiệm trình Quốc hội xem xét, quyết định.
Theo Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Nương thì nếu quy định bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh “do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn” thì phải thực hiện bỏ phiếu rất nhiều chức danh, đến cả đoàn thư ký kỳ họp chứ không dừng ở các chức danh nêu trên.
“Còn nói bỏ phiếu tín nhiệm với Chính phủ thì không chuẩn vì không có con người cụ thể, chưa chặt chẽ, vừa thừa vừa thiếu”, bà Nương phát biểu.
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng cho rằng việc này phải được tiến hành rất cân nhắc, thận trọng.
Việc thực hiện bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn cũng đã được quy định tại Luật Tổ chức Quốc hội và Luật Hoạt động giám sát.
Theo Luật Hoạt động giám sát, Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội tự mình hoặc khi có kiến nghị của ít nhất 20% tổng số đại biểu Quốc hội hoặc kiến nghị của Hội đồng Dân tộc, ủy ban của Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
Trong trường hợp người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm không được quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội tín nhiệm thì cơ quan hoặc người đã giới thiệu để bầu hoặc đề nghị phê chuẩn người đó có trách nhiệm trình Quốc hội xem xét, quyết định việc miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn việc miễn nhiệm, cách chức người đó.
Nhiều ý kiến cho rằng, quy định này rất khó có thể thực hiện trong thực tế.
Bên cạnh nội dung bỏ phiếu tín nhiệm, tại phiên thảo luận chiều nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho ý kiến về nhiều nội dung và giải pháp đổi mới hoạt động lập pháp, tổ chức kỳ họp Quốc hội, hoạt động tiếp xúc cử tri…
Chủ tịch Quốc hội yêu cầu các cơ quan chức năng tiếp tục hoàn thiện đề án để Thường vụ Quốc hội tiếp tục thảo luận vào phiên họp tháng tới, trước khi trình Quốc hội xem xét, quyết định.