Đến Bali để ăn những món có một không hai
Không chỉ là thiên đường biển cho những lứa đôi hưởng tuần trăng mật, Bali còn là địa điểm nên đến cho những người yêu ẩm thực nữa.
Mùa khô ở Bali kéo dài từ tháng 5 đến hết tháng 10. Đây chính là mùa cao điểm du lịch ở Bali, thời tiết khí hậu vô cùng dễ chịu, không có nắng gắt. Bạn có thể tản bộ xung quanh đảo, vui đùa trên bãi cát vàng, thoải mái ngâm mình trong dòng nước mát lạnh của biển khơi, ngắm nhìn bầu trời xanh trong vắt không một gợn mây.Nhiều hướng dẫn viên du lịch Bali đã thừa nhận rằng, ở Bali vào những tháng này luôn trong tình trạng quá tải, thậm chí lượng xe tham gia giao thông cũng quá cao và dễ xảy ra tình trạng tắc nghẽn, lúc này giá dịch vụ cũng leo thang một cách khủng khiếp. Do đó, nếu như bạn vẫn muốn đến chơi Bali vào 3 tháng đẹp nhất mà lại có thể tiết kiệm được chi phí tối đa, bạn có thể du lịch Bali vào tháng 7 đến tháng 9. Vào thời điểm này, du khách thập phương chưa đến đông hoặc họ đã ra về gần hết, vậy nên giá cả dịch vụ cũng sẽ thấp xuống.Đi du lịch Bali Indonesia mà không thưởng thức qua ẩm thực nơi đây thì quả thực là một sự nuối tiếc lớn đối với nhiều du khách. Ẩm thực của vùng đất này có những nét đặc trưng với những món ăn được trang trí nhiều màu sắc cùng gia vị đặc trưng không đụng hàng với bất kì nền ẩm thực nào khác.Món ăn trong lá chuối Pepes và Tum
Pepes và Tum là các món ăn đều sử dụng lá chuối bọc bên ngoài. Pepes là các gói nhỏ được bọc kín rồi cố định hai đầu bằng những đoạn tre tuốt nhỏ, tương tự như que tăm rồi hấp hoặc nướng. Các thực phẩm thường được dùng cách chế biến này là cá hoặc thịt, gà, đậu phụ hoặc rau. Tum thì có nhiều hình thức khác nhau: đóng thành gói và khâu ở một đầu, và chỉ được chế biến bằng một cách duy nhất là hấp chín. Các loại thực phẩm được gói bằng lá chuối rồi mới chế biến nên khi ăn sẽ mang đếnmột hương thơm đặc biệt hấp dẫn.Heo sữa quay babi gulingSở dĩ món ăn này trở nên "nhất định phải thử khi tới Bali là vì Indonesia gần như là một đất nước cấm ăn thịt lợn. Indonesia có khoảng 250 triệu dân thì có tới 90% theo Hồi giáo, nhưng đảo Bali thì lại gần như tách biệt với văn hóa không ăn thịt lợn. Người dân Bali theo một nhánh của đạo Hindu kết hợp với truyền thống tâm linh bản địa, do đó thịt lợn không bị cấm. Mọi du khách đến Bali đều biết tới món babi guling, có nghĩa là "lợn sữa quay".
Tại ngôi làng nhỏ xinh Jimbaran, các quầy bán babi guling trên đảo có căn bếp và cách chế biến truyền thống thô sơ nhưng lại mang tới món ăn khiến thực khách hàng ngày phải xếp hàng dài chờ đợi đến lượt được phục vụ. Thời gian nướng từ 3 đến 4 tiếng. Lợn quay trên lửa phải được xoay liên tục, đều tay để lớp bì giòn đều. Người dân thường dùng gỗ trộn lẫn vỏ dừa nhóm lửa quay lợn. Mùi gỗ và vỏ dừa thơm sẽ quyện vào thịt mang đến hương vị đặc trưng khó quên.
Trước khi nướng, con heo sữa được chà rửa sạch sẽ bằng nghệ tươi ngoài da, bên trong nhồi hỗn hợp rau mùi, sả, lá chanh , lá salam, hạt tiêu đen, tỏi, hẹ tây đỏ, gừng và riềng. Nhờ công đoạn ướp thịt tỉ mỉ và chi tiết nên thịt chín mềm, mùi thơm nồng nàn khiến bất cứ ai cũng không thể kiềm lòng chờ đợi. Điểm đặc biệt của lợn quay Bali nằm ở lớp bì mỏng tang, giòn rụm và hương vị tẩm ướp khác biệt. Nhiều thực khách nhận xét lớp bì giòn của babi guling có vị ngậy như sữa dừa hay thậm chí là pho mát.Trái da rắn salakLà một trong những loại cây có nguồn gốc từ họ cọ, mọc thành từng chùm, chủ yếu được trồng ở vùng đất cát núi lửa nên không lạ khi salak trở thành đặc sản của riêng Indonesia. Nhiều người khi nhìn thấy salak đã không khỏi ví von là quả da rắn vì nhìn bên ngoài sần sùi với màu nâu đỏ và nhiều gai tơ nho nhỏ. Nếu không cẩn thận khi lột rất dễ gây xướt tay. Thế nhưng thú vị là ruột bên trong lại trái ngược hoàn toàn, láng mịn, màu trắng đục nhìn hấp dẫn vô cùng.Có nhiều người hay nhầm lẫn giữa trái salak và trái mây thái. Thực tế là có hơn 30 loại trái mây khác nhau và trái salak là một trong những loại trái mây ngon nhất trong họ nhà mây. Sự khác biệt rất lớn giữa trái mây thái và salak nằm ở chổ hương và vị. Trái mây thái nạc ít, màu vàng, hạt to, nhiều nước và có vị chua thanh, khi ta để lâu ngày sẽ có mùi thơm thoang thoảng như mùi mít chín… Trong khi đó, bên trong trái salak phần nạc lại rất dày và giòn tan, màu trắng sữa, hạt nhỏ nhắn hơn, không chua, vị ngọt ngào hơn rất rất nhiều, có mùi phảng phất của hương thơm của dứa, táo (có người lại bảo mùi lê), mùi sầu riêng... thậm chí ngẫm nghĩ kỹ thì dường như còn có mùi thơm của hoa lài...
Trái da rắn là món ăn tráng miệng hay ăn vặt. Nó giàu tinh bột và có thể khiến bạn cảm thấy nhanh no. Để tránh bị bứ, salak nên được ăn nhẩn nha từng miếng nhỏ, tận hưởng và dễ dàng hết cả ký lúc nào bạn cũng không kịp nhận ra. Salak bán cho dân địa phương ngoài chợ giá rất rẻ, từ 8.000-10.000 IDR (15.000 - 20.000 đồng). Trên đảo Bali, người ta còn ủ loại rượu bằng trái rắn với độ cồn chừng 13,5%, tương tự rượu vang làm bằng nho.