“Đi đâu chúng em cũng bị nhìn như vi trùng”
Chủ tịch BIDV đề nghị phải có cách đánh giá công bằng, khách quan hơn với khối doanh nghiệp Nhà nước
“Năm ngoái, có một vài tập đoàn hư hỏng thôi mà trước Quốc hội và trong dư luận, chúng em bị “đánh” tràn lan, khiến cho đi đâu chúng em cũng bị nhìn như những con vi trùng hết, buồn lắm!”, Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Trần Bắc Hà phàn nàn trước hội nghị về tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, ngày 18/2.
Ông Hà cho rằng công lao của khối doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế là “không thể phủ nhận” và phải có cách đánh giá công bằng, khách quan hơn, đồng thời dẫn ra nhận định của Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp: “Doanh nghiệp Nhà nước cơ bản thực hiện được vai trò là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước điều tiết kinh tế, ổn định vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội...”.
“Nhiều nơi cứ nói doanh nghiệp Nhà nước thế nọ thế kia, vì vậy cần tạo ra nhiều diễn đàn để nói về doanh nghiệp Nhà nước cho xã hội hiểu doanh nghiệp Nhà nước là những chiến sỹ trên mặt trận kinh tế, chứ cứ để điều tiếng thế này thì rất bức xúc. Chúng ta cũng biết là doanh nghiệp Nhà nước đã dành hơn 10 nghìn tỷ đồng cho công tác an sinh xã hội, như năm vừa qua đóng góp 37% ngân sách nhà nước, ổn định việc làm cho 1,3 triệu lao động...”, ông Huỳnh Văn Cường, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương nói.
Tuy nhiên, như theo báo cáo của Bộ Tài chính về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước, thì bức tranh vẫn là không mấy sáng. Báo cáo có đưa ra một loạt những cái tên như Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam có doanh thu chỉ bằng 86% và lợi nhuận bằng 40% so với năm 2011; Tổng công ty Vật liệu xây dựng số 1 lợi nhuận giảm 30% so với năm 2011, Tổng công ty Viglacera lợi nhuận giảm 90% so với năm 2011...
Hay như theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng công ty Thép Việt Nam, Tập đoàn Hóa chất Viêt Nam, có hầu hết các chỉ tiêu không đạt kế hoạch đề ra...
Phát biểu kết luận hội nghị này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng tình với nhận định cổ phần hóa là lối thoát duy nhất. Và ông nói: “Đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của Chính phủ cũng như của nền kinh tế đất nước chúng ta trong hai năm tới, 2014-2015”.
Theo Thủ tướng, “ba năm qua, dù đối phó với khủng hoảng nhưng vẫn phải dành nguồn lực lớn nhất từ trước đến nay để hiện đại hóa quốc phòng. Bên cạnh đó là thiên tai nặng nề, trong bối cảnh ấy, hôm nay nhìn lại, thấy chúng ta đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, có sự đóng góp quan trọng của cộng đồng doanh nghiệp”.
“Tuy nhiên, kết quả làm được vừa qua chưa tương xứng với nguồn lực, chưa tương xứng với lợi thế. Rõ ràng chúng ta còn làm được tốt hơn. Tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước còn chậm. Ba năm rồi, đúng là có khách quan, nhưng chậm, chỉ sắp xếp được 180 doanh nghiệp, trong đó cổ phần hóa chỉ có 99, trong đó chỗ anh Thăng (Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng - PV) làm được 44. Phải chăng các bộ, ngành, địa phương cũng được như chỗ anh Thăng thì quá trình này sẽ khác”, Thủ tướng nói.
Ông khẳng định quyết tâm thực hiện tiến trình này trong thời gian tới, khi nhắc đến một loạt giải pháp mạnh siết lại kỷ cương, đề cao trách nhiệm để đẩy nhanh tiến độ. “Anh chị nào không thông trong thực hiện, thì lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương bố trí cho làm việc khác. Đồng thời rà soát lại các phương án, theo hướng quyết liệt hơn, vừa phải bổ sung thêm số đơn vị cổ phần hóa, vừa tiếp tục thay đổi các tỷ lệ, như bia mà chỉ cổ phần hóa vài phần trăm thì cổ phần làm gì?”, Thủ tướng nói.
Nêu ý kiến về tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, ông Trần Bắc Hà cho biết ngân hàng của ông đã làm mạnh mẽ từ tháng 12/2011 và qua quá trình thực hiện, thì thấy “tâm lý bao trùm lên nhiều doanh nghiệp Nhà nước là thoái vốn mà phải bảo toàn vốn, trong khi quy định thoái vốn chưa bao quát và trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế, rất vất cả trong tìm đối tác”.
Về vấn đề này, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh khẳng định thoái vốn phải có lộ trình và không bán bằng bất cứ giá nào. Tuy nhiên, ông Ninh tỏ vẻ không hài lòng vì lúc lấy ý kiến cho việc ban hành các quy định liên quan đến nội dung này, thì các doanh nghiệp Nhà nước không mấy mặn mà khi góp ý.
Ông Hà cho rằng công lao của khối doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế là “không thể phủ nhận” và phải có cách đánh giá công bằng, khách quan hơn, đồng thời dẫn ra nhận định của Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp: “Doanh nghiệp Nhà nước cơ bản thực hiện được vai trò là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước điều tiết kinh tế, ổn định vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội...”.
“Nhiều nơi cứ nói doanh nghiệp Nhà nước thế nọ thế kia, vì vậy cần tạo ra nhiều diễn đàn để nói về doanh nghiệp Nhà nước cho xã hội hiểu doanh nghiệp Nhà nước là những chiến sỹ trên mặt trận kinh tế, chứ cứ để điều tiếng thế này thì rất bức xúc. Chúng ta cũng biết là doanh nghiệp Nhà nước đã dành hơn 10 nghìn tỷ đồng cho công tác an sinh xã hội, như năm vừa qua đóng góp 37% ngân sách nhà nước, ổn định việc làm cho 1,3 triệu lao động...”, ông Huỳnh Văn Cường, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương nói.
Tuy nhiên, như theo báo cáo của Bộ Tài chính về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước, thì bức tranh vẫn là không mấy sáng. Báo cáo có đưa ra một loạt những cái tên như Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam có doanh thu chỉ bằng 86% và lợi nhuận bằng 40% so với năm 2011; Tổng công ty Vật liệu xây dựng số 1 lợi nhuận giảm 30% so với năm 2011, Tổng công ty Viglacera lợi nhuận giảm 90% so với năm 2011...
Hay như theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng công ty Thép Việt Nam, Tập đoàn Hóa chất Viêt Nam, có hầu hết các chỉ tiêu không đạt kế hoạch đề ra...
Phát biểu kết luận hội nghị này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng tình với nhận định cổ phần hóa là lối thoát duy nhất. Và ông nói: “Đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của Chính phủ cũng như của nền kinh tế đất nước chúng ta trong hai năm tới, 2014-2015”.
Theo Thủ tướng, “ba năm qua, dù đối phó với khủng hoảng nhưng vẫn phải dành nguồn lực lớn nhất từ trước đến nay để hiện đại hóa quốc phòng. Bên cạnh đó là thiên tai nặng nề, trong bối cảnh ấy, hôm nay nhìn lại, thấy chúng ta đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, có sự đóng góp quan trọng của cộng đồng doanh nghiệp”.
“Tuy nhiên, kết quả làm được vừa qua chưa tương xứng với nguồn lực, chưa tương xứng với lợi thế. Rõ ràng chúng ta còn làm được tốt hơn. Tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước còn chậm. Ba năm rồi, đúng là có khách quan, nhưng chậm, chỉ sắp xếp được 180 doanh nghiệp, trong đó cổ phần hóa chỉ có 99, trong đó chỗ anh Thăng (Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng - PV) làm được 44. Phải chăng các bộ, ngành, địa phương cũng được như chỗ anh Thăng thì quá trình này sẽ khác”, Thủ tướng nói.
Ông khẳng định quyết tâm thực hiện tiến trình này trong thời gian tới, khi nhắc đến một loạt giải pháp mạnh siết lại kỷ cương, đề cao trách nhiệm để đẩy nhanh tiến độ. “Anh chị nào không thông trong thực hiện, thì lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương bố trí cho làm việc khác. Đồng thời rà soát lại các phương án, theo hướng quyết liệt hơn, vừa phải bổ sung thêm số đơn vị cổ phần hóa, vừa tiếp tục thay đổi các tỷ lệ, như bia mà chỉ cổ phần hóa vài phần trăm thì cổ phần làm gì?”, Thủ tướng nói.
Nêu ý kiến về tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, ông Trần Bắc Hà cho biết ngân hàng của ông đã làm mạnh mẽ từ tháng 12/2011 và qua quá trình thực hiện, thì thấy “tâm lý bao trùm lên nhiều doanh nghiệp Nhà nước là thoái vốn mà phải bảo toàn vốn, trong khi quy định thoái vốn chưa bao quát và trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế, rất vất cả trong tìm đối tác”.
Về vấn đề này, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh khẳng định thoái vốn phải có lộ trình và không bán bằng bất cứ giá nào. Tuy nhiên, ông Ninh tỏ vẻ không hài lòng vì lúc lấy ý kiến cho việc ban hành các quy định liên quan đến nội dung này, thì các doanh nghiệp Nhà nước không mấy mặn mà khi góp ý.