Dịch vụ cho thú nuôi ăn nên làm ra tại Mỹ
Hiện nay, người Mỹ chi tới 41 tỷ USD mỗi năm cho thú nuôi, số tiền khổng lồ này lớn hơn GDP của 116 quốc gia trên thế giới
Nếu ai đó còn nghi ngờ về việc nuông chiều vật nuôi đã trở thành một hiện tượng không thể kiểm soát tại Mỹ, câu trả lời đầy đủ nhất sẽ là sản phẩm Neuticals. Đây là một loại “đồ giả” dùng cho những cậu cún cưng đã bị thiến nhưng chủ của chúng vẫn muốn chúng trông thật “đầy đủ.”
Gregg A. Miller, người phát minh ra sản phẩm này nói: “Khi tôi bắt đầu bán sản phẩm cách đây 13 năm, mọi người nghĩ là tôi hâm.” Tuy nhiên, với mức giá 919 USD cho một bồ “đồ giả” này, từ đó đến nay, ông đã bán được tới 240.000 bộ.
Hiện nay, người Mỹ chi tới 41 tỷ USD mỗi năm cho những con vật nuôi trong nhà. Số tiền khổng lồ này lớn hơn GDP của 116 quốc gia trên thế giới. Theo tính toán của Packaged Facts, một công ty nghiên cứu tiêu dùng ở Mỹ, trong 2 năm tới, con số này sẽ còn tăng lên mức 52 tỷ USD.
Mức chi tiêu hàng năm vào các việc mua, nuôi và chăm sóc những con vật cưng này vượt xa cả số tiền mà người Mỹ chi vào phim ảnh (10,8 tỷ USD), chơi game video (11,6 tỷ USD) và mua đĩa nhạc (10,6 tỷ USD) gộp lại.
“Người Mỹ giờ đây không muốn coi những con thú cưng của họ là thú nữa. Họ muốn đối xử với chúng như con người,” Bob Vetere, Chủ tịch Hội Các nhà sản xuất sản phẩm cho thú nuôi Mỹ (APPMA) nói.
Giờ đây, “cuộc đời" của một chú chó không còn có nghĩa là ngủ bên ngoài nhà, chịu đựng thời tiết, chịu đau, ngồi cạnh bàn ăn với vẻ thèm thuồng và đợi một khúc xương thừa ném xuống nữa.
Thống kê của APPMA cho thấy, 42% chó ở Mỹ được ngủ cùng giường với chủ, tăng so với 34% vào năm 1998. Thức ăn của chó bây giờ cũng không khác gì của người, cũng thịt hữu cơ, cũng bánh snack thực vật và những bữa ăn có thành phần glucosamine có lợi cho xương khớp.
Một nửa số người nuôi thú cưng cho biết họ quan tâm đến yếu tố thoải mái cho những người bạn bốn chân khi họ cân nhắc mua một chiếc xe mới. Gần 1/3 mua quà sinh nhật cho chó.
Địa vị ngày càng được đề cao của thú cưng đã làm nổi lên một làn sóng chưa từng có trong một ngành công nghiệp trước đây vốn chỉ sản xuất những con chuột giả và những quả bóng cao su.
Đối tượng nuôi chó mèo nhiều nhất ở Mỹ là những người sống độc thân hoặc những đôi vợ chồng chưa muốn có con ngay. Thống kê cho thấy, 63% hộ gia đình ở Mỹ, tức 71 triệu hộ, có ít nhất một con thú cưng, tăng so với mức 64 triệu hộ cách đây 5 năm.
Ngành sản phẩm và dịch vụ cho thú nuôi ở Mỹ đang dành toàn bộ sự chú ý vào 88 triệu con mèo và 75 triệu con chó được nuôi trong các gia đình tại nước này.
Khoảng cách giữa sản phẩm và dịch vụ cho những con vật bốn chân này và sản phẩm, dịch vụ cho con người ngày càng được thu hẹp lại. Hình thức của các loại bánh cho chó của hãng Del Monte ngày càng trông giống bánh dành cho người hơn, còn thức ăn Meow Mix cho mèo hiện nay đã được đóng trong những chiếc cốc nhựa thay vì ở trong chai.
Các công ty Mỹ, từ Procter&Gamble và Nestle tới các thương hiệu thời trang như Polo Ralph Lauren và hàng ngàn các doanh nghiệp nhỏ khác đang chớp lấy cơ hội trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh các sản phẩm cho chó mèo, vốn đang tăng trưởng mạnh và đầy lợi nhuận.
Điều này đồng nghĩa với việc các khách sạn thay vì mua các cũi nhốt đã đặt hàng những bộ răng giả và những chiếc áo choàng diêm dúa cho những vị khách bốn chân. Chủ nhân của những con thú cưng đang trở thành những khách hàng ngày càng khó tính hơn, họ không chịu mua những sản phẩm không đủ tiêu chuẩn hay sử dụng những dịch vụ chất lượng kém cho những con vật của họ.
Hiện nay, chẳng khó khăn gì khi kiếm những cái bô có giá 430 USD, lọ nước hoa giá 30 USD và những chiếc áo mưa giá 225 USD dành cho những khách hàng có đuôi và những người bạn có ví đi cùng chúng.
Những sản phẩm như vậy là nhằm vào những người như Graham Gemoets, chủ của chú chó Bradford. Chú chó này được chủ sắm cho những thứ như chiếc vòng cổ và xích hiệu Hermes giá 1.200 USD và chuỗi ngọc trai 500 USD của Chanel để dùng cho những bữa tiệc.
Tháng 8 năm ngoái, một cuộc trình diễn thời trang đặc biệt có tên Tuần lễ thời trang thú nuôi New York lần đầu tiên được tổ chức. Little Lily, một công ty thành lập 4 năm trước đây, đã đạt doanh thu hàng năm 1 triệu USD nhờ bán các sản phẩm như giày đế mềm và bikini cho chó mèo, thậm chí cả những chiếc váy áo mô phỏng trang phục của các minh tinh mặc tại lễ trao giải Oscar.
Hiện nay, đã có cả các spa cho chó mèo, dịch vụ làm móng cho chó mèo, liệu pháp massage cho chó mèo. Trung tâm huấn luyện chó Dog Whisperer đang thu hút được lượng khách hàng lớn, trong đó có nhiều ngôi sao Hollywood. Đặc biệt, công ty này còn có cả một trung tâm tâm lý trị liệu nổi tiếng dành cho chó.
Những ông bà chủ không chạy theo đồ thời trang cho chó mèo cũng sẵn lòng bỏ ra hàng ngàn USD để mua thuốc hay chữa bệnh cho những con vật cưng của họ. Có rất nhiều dịch vụ để lựa chọn như liệu pháp tâm lý, phẫu thuật ung thư kỹ thuật cao, chăm sóc thẩm mỹ và dịch vụ chăm sóc cuối đời cho chó mèo.
Năm ngoái, có tới 77% số chó và 52% số mèo được chăm sóc y tế. Thống kê cho thấy, chi phí vào dịch vụ thú y hàng năm của người Mỹ hiện này là 9,8 tỷ USD, chưa kể những khoản mua thuốc, khám chữa bệnh lặt vặt không kể hết.
Sản phẩm và dịch vụ cho thú nuôi là lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong ngành bán lẻ tại Mỹ, với mức tăng khoảng 6%/năm, chỉ đứng sau hàng điện tử tiêu dùng.
PetSmart, một hãng cung cấp sản phẩm cho thú nuôi với 928 cửa hàng trên khắp nước Mỹ mới đây đã phát triển thêm dịch vụ khách sạn ngay tại các cửa hàng trên cho chó mèo, với mức giá 31 USD/đêm cho mỗi con vật.
Tại đây, những con thú cưng được nằm trên giường xem truyền hình kênh Animal Plannet, nghe điện thoại chủ gọi tới. Những con mèo được ngắm những bể cá cảnh. Trong các “khách sạn” này còn có các dịch vụ chăm sóc sắc đẹp, huấn luyện và chăm sóc y tế cho chó mèo.
Từ con số 0 vào năm 2000, đến nay, dịch vụ cho chó mèo của PetSmart đã đạt doanh số 450 triệu USD mỗi năm.
Gregg A. Miller, người phát minh ra sản phẩm này nói: “Khi tôi bắt đầu bán sản phẩm cách đây 13 năm, mọi người nghĩ là tôi hâm.” Tuy nhiên, với mức giá 919 USD cho một bồ “đồ giả” này, từ đó đến nay, ông đã bán được tới 240.000 bộ.
Hiện nay, người Mỹ chi tới 41 tỷ USD mỗi năm cho những con vật nuôi trong nhà. Số tiền khổng lồ này lớn hơn GDP của 116 quốc gia trên thế giới. Theo tính toán của Packaged Facts, một công ty nghiên cứu tiêu dùng ở Mỹ, trong 2 năm tới, con số này sẽ còn tăng lên mức 52 tỷ USD.
Mức chi tiêu hàng năm vào các việc mua, nuôi và chăm sóc những con vật cưng này vượt xa cả số tiền mà người Mỹ chi vào phim ảnh (10,8 tỷ USD), chơi game video (11,6 tỷ USD) và mua đĩa nhạc (10,6 tỷ USD) gộp lại.
“Người Mỹ giờ đây không muốn coi những con thú cưng của họ là thú nữa. Họ muốn đối xử với chúng như con người,” Bob Vetere, Chủ tịch Hội Các nhà sản xuất sản phẩm cho thú nuôi Mỹ (APPMA) nói.
Giờ đây, “cuộc đời" của một chú chó không còn có nghĩa là ngủ bên ngoài nhà, chịu đựng thời tiết, chịu đau, ngồi cạnh bàn ăn với vẻ thèm thuồng và đợi một khúc xương thừa ném xuống nữa.
Thống kê của APPMA cho thấy, 42% chó ở Mỹ được ngủ cùng giường với chủ, tăng so với 34% vào năm 1998. Thức ăn của chó bây giờ cũng không khác gì của người, cũng thịt hữu cơ, cũng bánh snack thực vật và những bữa ăn có thành phần glucosamine có lợi cho xương khớp.
Một nửa số người nuôi thú cưng cho biết họ quan tâm đến yếu tố thoải mái cho những người bạn bốn chân khi họ cân nhắc mua một chiếc xe mới. Gần 1/3 mua quà sinh nhật cho chó.
Địa vị ngày càng được đề cao của thú cưng đã làm nổi lên một làn sóng chưa từng có trong một ngành công nghiệp trước đây vốn chỉ sản xuất những con chuột giả và những quả bóng cao su.
Đối tượng nuôi chó mèo nhiều nhất ở Mỹ là những người sống độc thân hoặc những đôi vợ chồng chưa muốn có con ngay. Thống kê cho thấy, 63% hộ gia đình ở Mỹ, tức 71 triệu hộ, có ít nhất một con thú cưng, tăng so với mức 64 triệu hộ cách đây 5 năm.
Ngành sản phẩm và dịch vụ cho thú nuôi ở Mỹ đang dành toàn bộ sự chú ý vào 88 triệu con mèo và 75 triệu con chó được nuôi trong các gia đình tại nước này.
Khoảng cách giữa sản phẩm và dịch vụ cho những con vật bốn chân này và sản phẩm, dịch vụ cho con người ngày càng được thu hẹp lại. Hình thức của các loại bánh cho chó của hãng Del Monte ngày càng trông giống bánh dành cho người hơn, còn thức ăn Meow Mix cho mèo hiện nay đã được đóng trong những chiếc cốc nhựa thay vì ở trong chai.
Các công ty Mỹ, từ Procter&Gamble và Nestle tới các thương hiệu thời trang như Polo Ralph Lauren và hàng ngàn các doanh nghiệp nhỏ khác đang chớp lấy cơ hội trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh các sản phẩm cho chó mèo, vốn đang tăng trưởng mạnh và đầy lợi nhuận.
Điều này đồng nghĩa với việc các khách sạn thay vì mua các cũi nhốt đã đặt hàng những bộ răng giả và những chiếc áo choàng diêm dúa cho những vị khách bốn chân. Chủ nhân của những con thú cưng đang trở thành những khách hàng ngày càng khó tính hơn, họ không chịu mua những sản phẩm không đủ tiêu chuẩn hay sử dụng những dịch vụ chất lượng kém cho những con vật của họ.
Hiện nay, chẳng khó khăn gì khi kiếm những cái bô có giá 430 USD, lọ nước hoa giá 30 USD và những chiếc áo mưa giá 225 USD dành cho những khách hàng có đuôi và những người bạn có ví đi cùng chúng.
Những sản phẩm như vậy là nhằm vào những người như Graham Gemoets, chủ của chú chó Bradford. Chú chó này được chủ sắm cho những thứ như chiếc vòng cổ và xích hiệu Hermes giá 1.200 USD và chuỗi ngọc trai 500 USD của Chanel để dùng cho những bữa tiệc.
Tháng 8 năm ngoái, một cuộc trình diễn thời trang đặc biệt có tên Tuần lễ thời trang thú nuôi New York lần đầu tiên được tổ chức. Little Lily, một công ty thành lập 4 năm trước đây, đã đạt doanh thu hàng năm 1 triệu USD nhờ bán các sản phẩm như giày đế mềm và bikini cho chó mèo, thậm chí cả những chiếc váy áo mô phỏng trang phục của các minh tinh mặc tại lễ trao giải Oscar.
Hiện nay, đã có cả các spa cho chó mèo, dịch vụ làm móng cho chó mèo, liệu pháp massage cho chó mèo. Trung tâm huấn luyện chó Dog Whisperer đang thu hút được lượng khách hàng lớn, trong đó có nhiều ngôi sao Hollywood. Đặc biệt, công ty này còn có cả một trung tâm tâm lý trị liệu nổi tiếng dành cho chó.
Những ông bà chủ không chạy theo đồ thời trang cho chó mèo cũng sẵn lòng bỏ ra hàng ngàn USD để mua thuốc hay chữa bệnh cho những con vật cưng của họ. Có rất nhiều dịch vụ để lựa chọn như liệu pháp tâm lý, phẫu thuật ung thư kỹ thuật cao, chăm sóc thẩm mỹ và dịch vụ chăm sóc cuối đời cho chó mèo.
Năm ngoái, có tới 77% số chó và 52% số mèo được chăm sóc y tế. Thống kê cho thấy, chi phí vào dịch vụ thú y hàng năm của người Mỹ hiện này là 9,8 tỷ USD, chưa kể những khoản mua thuốc, khám chữa bệnh lặt vặt không kể hết.
Sản phẩm và dịch vụ cho thú nuôi là lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong ngành bán lẻ tại Mỹ, với mức tăng khoảng 6%/năm, chỉ đứng sau hàng điện tử tiêu dùng.
PetSmart, một hãng cung cấp sản phẩm cho thú nuôi với 928 cửa hàng trên khắp nước Mỹ mới đây đã phát triển thêm dịch vụ khách sạn ngay tại các cửa hàng trên cho chó mèo, với mức giá 31 USD/đêm cho mỗi con vật.
Tại đây, những con thú cưng được nằm trên giường xem truyền hình kênh Animal Plannet, nghe điện thoại chủ gọi tới. Những con mèo được ngắm những bể cá cảnh. Trong các “khách sạn” này còn có các dịch vụ chăm sóc sắc đẹp, huấn luyện và chăm sóc y tế cho chó mèo.
Từ con số 0 vào năm 2000, đến nay, dịch vụ cho chó mèo của PetSmart đã đạt doanh số 450 triệu USD mỗi năm.