Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam 2011: Lo lắng nhiều hơn
Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam năm nay ghi nhận nhiều lo ngại hơn từ phía các chuyên gia và nhà đầu tư nước ngoài
Không chỉ tiếp tục đưa ra các khuyến nghị về cải thiện môi trường kinh doanh như thông lệ, Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam năm nay ghi nhận nhiều lo ngại hơn từ phía các chuyên gia và nhà đầu tư nước ngoài.
Hấp dẫn đang giảm dần
Ông Alain Cany, Chủ tịch Phòng Thương mại Châu Âu (EuroCham), là người bày tỏ sự lo ngại của mình về tình hình chung một cách rõ nhất.
Alain Cany, người có thâm niên hàng chục năm làm việc tại Việt Nam, nhấn mạnh trong phát biểu của mình rằng ông cảm thấy môi trường đầu tư và kinh doanh nói chung đang xấu đi.
Dẫn chứng của vị Chủ tịch EuroCham là kết quả điều tra về chỉ số môi trường kinh doanh hàng quý (BCI) của EuroCham tại Việt Nam. Theo báo cáo này, trong khi các doanh nghiệp châu Âu kiên nhẫn và vẫn hy vọng rằng môi trường kinh doanh tại Việt Nam sẽ được cải thiện thì lòng tin của họ đã có chiều hướng giảm từ đầu năm 2011.
Trong năm vừa qua, chỉ số BCI đã giảm từ 78 xuống còn 52 điểm thể hiện sự sụt giảm lòng tin vào Việt Nam là một điểm đến đầu tư. “Cùng với sự sụt giảm 28% FDI trong 9 tháng đầu năm 2011 và tỉ lệ lạm phát gần 20%, công bằng mà nói các doanh nghiệp châu Âu đang quan ngại về môi trường kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam”, ông Alain Cany phân tích.
Việc Việt Nam đã tụt 8 bậc trong báo cáo “Môi trường kinh doanh 2012” của Ngân hàng Thế giới (WB) cũng được các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt quan tâm. Ông Alain Cany nói các doanh nghiệp châu Âu có cảm nhận các vấn đề đã nêu ra trước đây đã được giải quyết một cách khá chậm chạp trong khi lại đã phát sinh một số vấn đề mới làm suy giảm lòng tin vào môi trường kinh doanh tại Việt Nam.
Thậm chí vị chuyên gia này còn nói rằng Việt Nam hiện đang “thất thế” trong thu hút đầu tư khi so sánh với một số quốc gia khác trong khu vực như trường hợp Indonesia. Quốc gia láng giềng này có dân số đông hơn Việt Nam, tăng trưởng tốt hơn trong khủng hoảng và môi trường kinh doanh thuận lợi hơn so với Việt Nam trong thời điểm này.
Theo ông Fred Burke, đại diện cho nhóm công tác về sản xuất và phân phối, một vấn đề khá “nghiêm trọng” hiện nay là quan điểm chính thức đối với hoạt động đầu tư nước ngoài. Ông cho hay hiện ở Việt Nam đang tồn tại những ý kiến cho rằng lạm phát cao là do đầu tư nước ngoài.
Điều này dẫn tới một hệ lụy là nhiều nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng đang phân vân liệu Việt Nam có muốn thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào các ngành công nghiệp mục tiêu hay không.
Trong khi đó, vẫn theo ông Fred Burke, danh mục “những vấn đề thường xuyên tái diễn” lại đang có xu hướng ngày càng tăng. Ông này dẫn chứng rằng quy định về mức khấu trừ tối đa 10% đối với chi phí tiếp thị là vấn đề tồn tại nhiều năm rồi mà không được giải quyết.
Nhóm công tác về sản xuất và phân phối cho rằng “giấy phép nhập khẩu tự động” không có gì là tự động cả và nói chung được đánh giá là không phù hợp với những tiêu chuẩn của WTO trong khi việc “kiểm tra nhu cầu kinh tế” đối với những cơ sở kinh doanh bán lẻ có vốn đầu tư nước ngoài thì vẫn đang được duy trì.
Bên cạnh đó, việc tiếp cận đất đai bên ngoài các khu công nghiệp, đặc biệt là tại trung tâm các đô thị, cũng là việc “bất khả thi” đối với số đông nhà đầu tư nước ngoài.
Ổn định vĩ mô quan trọng nhất
Bản báo cáo của EuroCham thì đưa ra 6 kiến nghị cụ thể về hoàn thiện môi trường kinh doanh, trước hết là ổn định môi trường kinh tế vĩ mô tại Việt Nam.
Các kiến nghị tiếp theo là bảo vệ tốt hơn quyền lợi của các nhà đầu tư cụ thể là trong lĩnh vực cấp phép; bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và thực thi hiệu quả các trường hợp vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; tiếp tục thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng và đảm bảo nguồn cung năng lượng đáng tin cậy; tiếp tục nâng cao chất lượng của lực lượng lao động và giải quyết nạn tham nhũng, quan liêu tại tất cả các cấp.
Trong khi đó, ông Christopher Twomey, Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ (AmCham), cho rằng Chính phủ nên tiếp tục tâp trung vào Nghị quyết 11 về duy trì ổn định kinh tế vĩ mô hơn là tăng trưởng.
Ông này nói rằng trong tháng 2/2011, Thủ tướng Chính phủ đã công bố Chính phủ sẽ tập trung vào mục tiêu ổn định kinh tế hơn là tăng trưởng. Tiếp đó, vào tháng 10/2011, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã nhấn mạnh phải tái cơ cấu nền kinh tế đi đôi với cải tiến mô hình tăng trưởng.
“Chúng tôi hy vọng rằng đây là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy Đảng, Chính quyền và nhân dân đã đạt đến sự đồng thuận về các hành động cần thiết để cơ cấu lại nền kinh tế. AmCham ủng hộ định hướng mới này và kỳ vọng sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô sẽ trở lại”, ông nói.
Hấp dẫn đang giảm dần
Ông Alain Cany, Chủ tịch Phòng Thương mại Châu Âu (EuroCham), là người bày tỏ sự lo ngại của mình về tình hình chung một cách rõ nhất.
Alain Cany, người có thâm niên hàng chục năm làm việc tại Việt Nam, nhấn mạnh trong phát biểu của mình rằng ông cảm thấy môi trường đầu tư và kinh doanh nói chung đang xấu đi.
Dẫn chứng của vị Chủ tịch EuroCham là kết quả điều tra về chỉ số môi trường kinh doanh hàng quý (BCI) của EuroCham tại Việt Nam. Theo báo cáo này, trong khi các doanh nghiệp châu Âu kiên nhẫn và vẫn hy vọng rằng môi trường kinh doanh tại Việt Nam sẽ được cải thiện thì lòng tin của họ đã có chiều hướng giảm từ đầu năm 2011.
Trong năm vừa qua, chỉ số BCI đã giảm từ 78 xuống còn 52 điểm thể hiện sự sụt giảm lòng tin vào Việt Nam là một điểm đến đầu tư. “Cùng với sự sụt giảm 28% FDI trong 9 tháng đầu năm 2011 và tỉ lệ lạm phát gần 20%, công bằng mà nói các doanh nghiệp châu Âu đang quan ngại về môi trường kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam”, ông Alain Cany phân tích.
Việc Việt Nam đã tụt 8 bậc trong báo cáo “Môi trường kinh doanh 2012” của Ngân hàng Thế giới (WB) cũng được các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt quan tâm. Ông Alain Cany nói các doanh nghiệp châu Âu có cảm nhận các vấn đề đã nêu ra trước đây đã được giải quyết một cách khá chậm chạp trong khi lại đã phát sinh một số vấn đề mới làm suy giảm lòng tin vào môi trường kinh doanh tại Việt Nam.
Thậm chí vị chuyên gia này còn nói rằng Việt Nam hiện đang “thất thế” trong thu hút đầu tư khi so sánh với một số quốc gia khác trong khu vực như trường hợp Indonesia. Quốc gia láng giềng này có dân số đông hơn Việt Nam, tăng trưởng tốt hơn trong khủng hoảng và môi trường kinh doanh thuận lợi hơn so với Việt Nam trong thời điểm này.
Theo ông Fred Burke, đại diện cho nhóm công tác về sản xuất và phân phối, một vấn đề khá “nghiêm trọng” hiện nay là quan điểm chính thức đối với hoạt động đầu tư nước ngoài. Ông cho hay hiện ở Việt Nam đang tồn tại những ý kiến cho rằng lạm phát cao là do đầu tư nước ngoài.
Điều này dẫn tới một hệ lụy là nhiều nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng đang phân vân liệu Việt Nam có muốn thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào các ngành công nghiệp mục tiêu hay không.
Trong khi đó, vẫn theo ông Fred Burke, danh mục “những vấn đề thường xuyên tái diễn” lại đang có xu hướng ngày càng tăng. Ông này dẫn chứng rằng quy định về mức khấu trừ tối đa 10% đối với chi phí tiếp thị là vấn đề tồn tại nhiều năm rồi mà không được giải quyết.
Nhóm công tác về sản xuất và phân phối cho rằng “giấy phép nhập khẩu tự động” không có gì là tự động cả và nói chung được đánh giá là không phù hợp với những tiêu chuẩn của WTO trong khi việc “kiểm tra nhu cầu kinh tế” đối với những cơ sở kinh doanh bán lẻ có vốn đầu tư nước ngoài thì vẫn đang được duy trì.
Bên cạnh đó, việc tiếp cận đất đai bên ngoài các khu công nghiệp, đặc biệt là tại trung tâm các đô thị, cũng là việc “bất khả thi” đối với số đông nhà đầu tư nước ngoài.
Ổn định vĩ mô quan trọng nhất
Bản báo cáo của EuroCham thì đưa ra 6 kiến nghị cụ thể về hoàn thiện môi trường kinh doanh, trước hết là ổn định môi trường kinh tế vĩ mô tại Việt Nam.
Các kiến nghị tiếp theo là bảo vệ tốt hơn quyền lợi của các nhà đầu tư cụ thể là trong lĩnh vực cấp phép; bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và thực thi hiệu quả các trường hợp vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; tiếp tục thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng và đảm bảo nguồn cung năng lượng đáng tin cậy; tiếp tục nâng cao chất lượng của lực lượng lao động và giải quyết nạn tham nhũng, quan liêu tại tất cả các cấp.
Trong khi đó, ông Christopher Twomey, Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ (AmCham), cho rằng Chính phủ nên tiếp tục tâp trung vào Nghị quyết 11 về duy trì ổn định kinh tế vĩ mô hơn là tăng trưởng.
Ông này nói rằng trong tháng 2/2011, Thủ tướng Chính phủ đã công bố Chính phủ sẽ tập trung vào mục tiêu ổn định kinh tế hơn là tăng trưởng. Tiếp đó, vào tháng 10/2011, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã nhấn mạnh phải tái cơ cấu nền kinh tế đi đôi với cải tiến mô hình tăng trưởng.
“Chúng tôi hy vọng rằng đây là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy Đảng, Chính quyền và nhân dân đã đạt đến sự đồng thuận về các hành động cần thiết để cơ cấu lại nền kinh tế. AmCham ủng hộ định hướng mới này và kỳ vọng sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô sẽ trở lại”, ông nói.