Điện hạt nhân: Một, hay hai nhà máy?
Đa số ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường đề nghị trước mắt chỉ nên xây một nhà máy điện hạt nhân
Thảo luận về dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận chiều 13/11, đa số ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị trước mắt chỉ nên xây một trong số hai nhà máy mà Chính phủ đã đề nghị. Vì, hiện còn thiếu cả nhân lực lẫn vật lực cho dự án.
Là đại biểu tỉnh Ninh Thuận, nơi được chọn đặt nhà máy điện hạt nhân, đại biểu Hoàng Ngọc Thái phát biểu đầu tiên với nỗi băn khoăn về mức độ an toàn và công tác tái định cư cho dân. Đây cũng là các vấn đề được các đại biểu tập trung thảo luận.
Các đại biểu Lê Văn Học, Trần Văn, Nguyễn Minh Hồng, Bế Xuân Trường, Nguyễn Lân Dũng… đều đưa ra đề nghị chỉ nên xây một nhà máy để đúc rút kinh nghiệm. Đồng thời, không lấy mốc năm 2020 phải có hai nhà máy điện hạt nhân như đề nghị của Chính phủ. Về công nghệ, thì nên chọn công nghệ tiên tiến, đã được trải nghiệm để hạn chế thấp nhất rủi ro.
Trước con số 75% vốn đầu tư đi vay nước ngoài và chỉ có mấy chục cán bộ hiểu nghề, nhiều đại biểu cho rằng hiện nước ta đang thiếu cả nhân lực và vật lực cho cả hai nhà máy, nên khó có thể thực hiện theo kế hoạch như Chính phủ trình.
Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết nêu nhiều lý do chứng minh nhận định “vào lúc này Việt Nam chưa đủ điều kiện và chưa sẵn sàng đề xây nhà máy điện hạt nhân”. Đó là nguồn nguyên liệu hoàn toàn trông cậy vào nước ngoài và người bán có thể có cả trăm lý do để không bán hoặc trì hoãn, cung cấp chậm.
"75% vốn là đi vay, trong khi cần đến 12 tỷ USD. Hiện chỉ có mấy chục người có thể đảm đương công việc, trong khi cần ít nhất 1000 chuyên gia thành thạo. 10 năm nữa có thể đào tạo được không?", đại biểu Thuyết đặt câu hỏi.
Cũng theo ông Thuyết, tính mạo hiểm của dự án này là cao, song hiệu quả kinh tế thấp. "Đến giờ này thì tôi không dám bấm nút thông qua", đại biểu Thuyết nói.
Được mời làm rõ thêm những vấn đề đại biểu quan tâm, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết vì đang ở giai đoạn lập báo cáo đầu tư nên nhiều vấn đề đại biểu nêu chưa thể hiện trong báo cáo.
"Ở giai đoạn lập dự án đầu tư, sẽ căn cứ tình hình cụ thể để chọn công nghệ thứ ba hay ba cộng" Bộ trưởng Hoàng nói.
Cũng theo Bộ trưởng, có 34 tiêu chí để xác định và lựa chọn vị trí xây nhà máy, trong đó có tiêu chí độ an toàn, địa chất đặc biệt tiêu chí về sự đồng thuận của người dân. Và sau khi thu thập, tính toán, chốt lại còn 8 địa điểm thì Ninh Thuận hội đủ nhất.
Về việc xây hai nhà máy, theo Bộ trưởng, là xuất phát từ bài toán cân bằng năng lượng. Trong báo cáo tóm tắt phát triển điện hạt nhân Việt Nam đến 2025 thì phải tính đến 2015 là phát triển các nguồn điện thay thế, vì than đá đang cạn kiệt.
"Dự báo đến 2020, thiếu điện rất nghiêm trọng, vì vậy chúng tôi mạnh dạn đề nghị xây dựng 2 nhà máy. Làm như vậy có cơ hội thu hút công nghệ nguồn. Còn quyền quyết định hoàn toàn phụ thuộc vào Quốc hội", Bộ trưởng Hoàng nói.
Là đại biểu tỉnh Ninh Thuận, nơi được chọn đặt nhà máy điện hạt nhân, đại biểu Hoàng Ngọc Thái phát biểu đầu tiên với nỗi băn khoăn về mức độ an toàn và công tác tái định cư cho dân. Đây cũng là các vấn đề được các đại biểu tập trung thảo luận.
Các đại biểu Lê Văn Học, Trần Văn, Nguyễn Minh Hồng, Bế Xuân Trường, Nguyễn Lân Dũng… đều đưa ra đề nghị chỉ nên xây một nhà máy để đúc rút kinh nghiệm. Đồng thời, không lấy mốc năm 2020 phải có hai nhà máy điện hạt nhân như đề nghị của Chính phủ. Về công nghệ, thì nên chọn công nghệ tiên tiến, đã được trải nghiệm để hạn chế thấp nhất rủi ro.
Trước con số 75% vốn đầu tư đi vay nước ngoài và chỉ có mấy chục cán bộ hiểu nghề, nhiều đại biểu cho rằng hiện nước ta đang thiếu cả nhân lực và vật lực cho cả hai nhà máy, nên khó có thể thực hiện theo kế hoạch như Chính phủ trình.
Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết nêu nhiều lý do chứng minh nhận định “vào lúc này Việt Nam chưa đủ điều kiện và chưa sẵn sàng đề xây nhà máy điện hạt nhân”. Đó là nguồn nguyên liệu hoàn toàn trông cậy vào nước ngoài và người bán có thể có cả trăm lý do để không bán hoặc trì hoãn, cung cấp chậm.
"75% vốn là đi vay, trong khi cần đến 12 tỷ USD. Hiện chỉ có mấy chục người có thể đảm đương công việc, trong khi cần ít nhất 1000 chuyên gia thành thạo. 10 năm nữa có thể đào tạo được không?", đại biểu Thuyết đặt câu hỏi.
Cũng theo ông Thuyết, tính mạo hiểm của dự án này là cao, song hiệu quả kinh tế thấp. "Đến giờ này thì tôi không dám bấm nút thông qua", đại biểu Thuyết nói.
Được mời làm rõ thêm những vấn đề đại biểu quan tâm, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết vì đang ở giai đoạn lập báo cáo đầu tư nên nhiều vấn đề đại biểu nêu chưa thể hiện trong báo cáo.
"Ở giai đoạn lập dự án đầu tư, sẽ căn cứ tình hình cụ thể để chọn công nghệ thứ ba hay ba cộng" Bộ trưởng Hoàng nói.
Cũng theo Bộ trưởng, có 34 tiêu chí để xác định và lựa chọn vị trí xây nhà máy, trong đó có tiêu chí độ an toàn, địa chất đặc biệt tiêu chí về sự đồng thuận của người dân. Và sau khi thu thập, tính toán, chốt lại còn 8 địa điểm thì Ninh Thuận hội đủ nhất.
Về việc xây hai nhà máy, theo Bộ trưởng, là xuất phát từ bài toán cân bằng năng lượng. Trong báo cáo tóm tắt phát triển điện hạt nhân Việt Nam đến 2025 thì phải tính đến 2015 là phát triển các nguồn điện thay thế, vì than đá đang cạn kiệt.
"Dự báo đến 2020, thiếu điện rất nghiêm trọng, vì vậy chúng tôi mạnh dạn đề nghị xây dựng 2 nhà máy. Làm như vậy có cơ hội thu hút công nghệ nguồn. Còn quyền quyết định hoàn toàn phụ thuộc vào Quốc hội", Bộ trưởng Hoàng nói.