Điều hành tiền tệ đang “vơ đũa cả nắm”?
Có ý kiến cho rằng, điều hành tiền tệ đang làm "béo" những ngân hàng lớn nhưng làm khó ngân hàng nhỏ
Ngân hàng Nhà nước khống chế trần lãi suất huy động và tỷ lệ tăng trưởng dư nợ theo kiểu cào bằng nhưng lại hạn chế và chậm trễ mở rộng nghiệp vụ kinh doanh khác cho các ngân hàng thương mại mới chuyển đổi.
Nên có ý kiến cho rằng, điều hành tiền tệ đang làm "béo" những ngân hàng lớn nhưng làm khó ngân hàng nhỏ...
Trong lúc doanh nghiệp và người dân bức xúc vì thua thiệt khi vay vốn và gửi tiền ở ngân hàng thì trong quý I/2008, không ít ngân hàng công bố mức lãi, khiến không ít người ngỡ ngàng.
Ngân hàng lãi nhờ... bắt chẹt?
Quý I/2008, trước áp lực lạm phát gia tăng, Ngân hàng Nhà nước đưa ra nhiều biện pháp thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ mà hai trong số đó là khống chế mức lãi suất huy động dưới 12%/năm và tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tín dụng dưới 30%/năm.
Nhiều người nghĩ rằng, với chính sách thắt chặt như vậy, các ngân hàng thương mại sẽ gặp khó khăn, thậm chí xuất hiện rủi ro thanh khoản. Tuy nhiên, trên thực tế thì mối lo này chỉ đến với các ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ vừa chuyển đổi từ nông thôn lên thành thị, quy mô vốn nhỏ.
Còn đối với các ngân hàng lớn, lợi nhuận không những không giảm mà lại tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ. Có thể thấy rất rõ điều này qua một số ví dụ sau.
Quý I/2008, ngân hàng S. ở Tp.HCM công bố kết quả kinh doanh với lợi nhuận đạt 435 tỷ đồng, tăng 44%. Cứ nghĩ đó là một con số n tượng nhưng nếu so sánh về mức tăng thì kém xa ngân hàng T. có trụ sở ở phố Bà Triệu (Hà Nội).
Theo đó, quý I/2008, lợi nhuận của ngân hàng T. là 220 tỷ đồng (riêng tháng 3 đạt trên 88 tỷ đồng) nhưng nếu so với lợi nhuận quý I/2007 là 108 tỷ đồng thì mức tăng của ngân hàng T. đã vượt quá 200%! Và cao hơn 44% so với ngân hàng S.
Một "đại gia" khác là ngân hàng A. ở Tp.HCM cũng đạt mức lợi nhuận trước thuế tăng 1,2 lần so với cùng kỳ và mặc dù thị trường tiền tệ đang gặp không ít khó khăn nhưng ngân hàng này vẫn khẳng định sẽ hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận 2.500 tỷ đồng cho cả năm 2008.
Dĩ nhiên, vì các ngân hàng này không công bố cơ cấu lợi nhuận nên khó xác định cụ thể bao nhiêu phần trăm lãi thu được từ hoạt động cho vay và bao nhiêu phần trăm tiền lãi từ dịch vụ khác nhưng có thể thấy, phần lớn những đồng lãi mà các ngân hàng này "kiếm được" là từ hoạt động cho vay.
Tại sao trong lúc thị trường tiền tệ đang gặp nhiều khó khăn nhưng các ngân hàng này vẫn lãi nhiều như vậy?
Một điều dễ nhận thấy: trong khi lãi suất huy động bị khống chế dưới 12%/năm và hơn 2 tuần qua thực hiện theo mức đồng thuận của Hiệp hội Ngân hàng là 11%/năm nhưng lại không khống chế trần lãi su t cho vay nên một số ngân hàng đã tranh thủ cơ hội để... "kiếm"!
Với biên độ vào chỉ 11% nhưng ra ở thời điểm hiện nay thấp nhất khoảng 16%/năm, các ngân hàng chỉ ngồi một chỗ cũng ăn dôi ra ít nhất 5%/năm!
Không ngoa khi nói rằng, cả người gửi tiền và người vay tiền đang bị bắt chẹt lợi ích để làm giàu thêm túi tiền cho các ngân hàng này và tất cả đều xuất phát từ chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nước.
Ông Trần Văn Huynh, Chủ tịch Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam nói: "Chúng tôi chỉ mong các ngân hàng thương mại hạ thấp lãi suất cho vay hơn nữa để cứu các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng".
Còn ông Nguyễn Văn Hào, Phó giám đốc Công ty TNHH Cơ khí HTM (K8-KCN Thăng Long- Hà Nội) cho biết thêm, đã mấy tháng nay, doanh nghiệp của ông không "xớ rớ" đến các khoản vay của ngân hàng vì không chịu nổi lãi vay.
Khống chế dư nợ: kẻ khóc người cười
Một bất cập khác trong điều hành tiền tệ hiện nay là việc khống chế tỷ lệ tăng trưởng dư nợ dưới mức 30%/năm.
Kết thúc 2007, tăng trưởng dư nợ toàn hệ thống ngân hàng lên tới 53%! Cho rằng đó là một trong những nguyên nhân gây nên lạm phát, Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các ngân hàng thương mại không được tăng trưởng dư nợ vượt quá 30%/năm.
Với quy mô vốn, thị phần không giống nhau, con số 30% đã làm cho các ngân hàng thương mại quốc doanh khó sử dụng hết "room" của mình, còn các ngân hàng thương mại cổ phần quy mô, thị phần nhỏ lại bị chặn bớt cửa làm ăn.
Nhiều ngân hàng thương mại vừa chuyển đổi từ nông thôn lên thành thị đã phản ánh bức xúc này tới Hiệp hội Ngân hàng và Ngân hàng Nhà nước nhưng vẫn chưa được giải quyết.
Lãi suất trần huy động bị khống chế, tăng trưởng dư nợ bị giới hạn, đã thế, Ngân hàng Nhà nước lại không cho phép một số ngân hàng thương mại nhỏ kinh doanh những dịch vụ khác để làm phong phú thêm nguồn thu.
Giám đốc một ngân hàng thương mại bức xúc: "Mấy cô xinh xinh ở các cửa hàng vàng bạc nhan nhản ở bất kỳ con phố nào thì được mua bán ngoại tệ, cớ sao chúng tôi vốn hàng trăm tỷ đồng, có trụ sở đàng hoàng lại không được làm dịch vụ mua bán ngoại tệ?".
Và để được Ngân hàng Nhà nước cấp phép cho các dịch vụ này, ngân hàng thương mại phải trải qua nhiều thủ tục nhiêu khê và thời gian chờ đợi.
Xuất phát từ thực trạng trên nên một số ngân hàng nhỏ chỉ biết "cày cuốc" trên "thửa ruộng" tín dụng và không ít lần bị lâm vào tình cảnh tỷ lệ dư nợ cho vay/tổng nguồn huy động lớn hơn 100% và phải "giật gấu vá vai" bằng đủ mọi cách. Trong một số trường hợp, các ngân hàng này có thể gỡ bí bằng cách lấy vốn trên thị trường 2 nhưng nguồn vốn này chỉ là nguồn vay ngắn hạn.
Một chuyên gia trong ngành ngân hàng cho rằng, trong điều kiện kiểm soát tín dụng không được tăng quá 30%/năm thì Ngân hàng Nhà nước nên có sự chỉ đạo linh hoạt và bóc tách theo quy mô hoạt động từng ngân hàng, nhằm tránh thiệt thòi cho các ngân hàng thương mại mới chuyển đổi vì họ chỉ có nguồn thu từ tín dụng.
Ngoài ra, theo bà Dương Thu Hương, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước nên đưa giải ngân khu vực nông nghiệp nông thôn và cho vay xuất khẩu ra khỏi "dư nợ 30%". Bởi lẽ, đây là khu vực tạo ra nhiều công ăn việc làm, góp phần thu hẹp chênh lệch kim ngạch nhập khẩu – xuất khẩu và đưa lại tăng trưởng bền vững.
Nên có ý kiến cho rằng, điều hành tiền tệ đang làm "béo" những ngân hàng lớn nhưng làm khó ngân hàng nhỏ...
Trong lúc doanh nghiệp và người dân bức xúc vì thua thiệt khi vay vốn và gửi tiền ở ngân hàng thì trong quý I/2008, không ít ngân hàng công bố mức lãi, khiến không ít người ngỡ ngàng.
Ngân hàng lãi nhờ... bắt chẹt?
Quý I/2008, trước áp lực lạm phát gia tăng, Ngân hàng Nhà nước đưa ra nhiều biện pháp thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ mà hai trong số đó là khống chế mức lãi suất huy động dưới 12%/năm và tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tín dụng dưới 30%/năm.
Nhiều người nghĩ rằng, với chính sách thắt chặt như vậy, các ngân hàng thương mại sẽ gặp khó khăn, thậm chí xuất hiện rủi ro thanh khoản. Tuy nhiên, trên thực tế thì mối lo này chỉ đến với các ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ vừa chuyển đổi từ nông thôn lên thành thị, quy mô vốn nhỏ.
Còn đối với các ngân hàng lớn, lợi nhuận không những không giảm mà lại tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ. Có thể thấy rất rõ điều này qua một số ví dụ sau.
Quý I/2008, ngân hàng S. ở Tp.HCM công bố kết quả kinh doanh với lợi nhuận đạt 435 tỷ đồng, tăng 44%. Cứ nghĩ đó là một con số n tượng nhưng nếu so sánh về mức tăng thì kém xa ngân hàng T. có trụ sở ở phố Bà Triệu (Hà Nội).
Theo đó, quý I/2008, lợi nhuận của ngân hàng T. là 220 tỷ đồng (riêng tháng 3 đạt trên 88 tỷ đồng) nhưng nếu so với lợi nhuận quý I/2007 là 108 tỷ đồng thì mức tăng của ngân hàng T. đã vượt quá 200%! Và cao hơn 44% so với ngân hàng S.
Một "đại gia" khác là ngân hàng A. ở Tp.HCM cũng đạt mức lợi nhuận trước thuế tăng 1,2 lần so với cùng kỳ và mặc dù thị trường tiền tệ đang gặp không ít khó khăn nhưng ngân hàng này vẫn khẳng định sẽ hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận 2.500 tỷ đồng cho cả năm 2008.
Dĩ nhiên, vì các ngân hàng này không công bố cơ cấu lợi nhuận nên khó xác định cụ thể bao nhiêu phần trăm lãi thu được từ hoạt động cho vay và bao nhiêu phần trăm tiền lãi từ dịch vụ khác nhưng có thể thấy, phần lớn những đồng lãi mà các ngân hàng này "kiếm được" là từ hoạt động cho vay.
Tại sao trong lúc thị trường tiền tệ đang gặp nhiều khó khăn nhưng các ngân hàng này vẫn lãi nhiều như vậy?
Một điều dễ nhận thấy: trong khi lãi suất huy động bị khống chế dưới 12%/năm và hơn 2 tuần qua thực hiện theo mức đồng thuận của Hiệp hội Ngân hàng là 11%/năm nhưng lại không khống chế trần lãi su t cho vay nên một số ngân hàng đã tranh thủ cơ hội để... "kiếm"!
Với biên độ vào chỉ 11% nhưng ra ở thời điểm hiện nay thấp nhất khoảng 16%/năm, các ngân hàng chỉ ngồi một chỗ cũng ăn dôi ra ít nhất 5%/năm!
Không ngoa khi nói rằng, cả người gửi tiền và người vay tiền đang bị bắt chẹt lợi ích để làm giàu thêm túi tiền cho các ngân hàng này và tất cả đều xuất phát từ chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nước.
Ông Trần Văn Huynh, Chủ tịch Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam nói: "Chúng tôi chỉ mong các ngân hàng thương mại hạ thấp lãi suất cho vay hơn nữa để cứu các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng".
Còn ông Nguyễn Văn Hào, Phó giám đốc Công ty TNHH Cơ khí HTM (K8-KCN Thăng Long- Hà Nội) cho biết thêm, đã mấy tháng nay, doanh nghiệp của ông không "xớ rớ" đến các khoản vay của ngân hàng vì không chịu nổi lãi vay.
Khống chế dư nợ: kẻ khóc người cười
Một bất cập khác trong điều hành tiền tệ hiện nay là việc khống chế tỷ lệ tăng trưởng dư nợ dưới mức 30%/năm.
Kết thúc 2007, tăng trưởng dư nợ toàn hệ thống ngân hàng lên tới 53%! Cho rằng đó là một trong những nguyên nhân gây nên lạm phát, Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các ngân hàng thương mại không được tăng trưởng dư nợ vượt quá 30%/năm.
Với quy mô vốn, thị phần không giống nhau, con số 30% đã làm cho các ngân hàng thương mại quốc doanh khó sử dụng hết "room" của mình, còn các ngân hàng thương mại cổ phần quy mô, thị phần nhỏ lại bị chặn bớt cửa làm ăn.
Nhiều ngân hàng thương mại vừa chuyển đổi từ nông thôn lên thành thị đã phản ánh bức xúc này tới Hiệp hội Ngân hàng và Ngân hàng Nhà nước nhưng vẫn chưa được giải quyết.
Lãi suất trần huy động bị khống chế, tăng trưởng dư nợ bị giới hạn, đã thế, Ngân hàng Nhà nước lại không cho phép một số ngân hàng thương mại nhỏ kinh doanh những dịch vụ khác để làm phong phú thêm nguồn thu.
Giám đốc một ngân hàng thương mại bức xúc: "Mấy cô xinh xinh ở các cửa hàng vàng bạc nhan nhản ở bất kỳ con phố nào thì được mua bán ngoại tệ, cớ sao chúng tôi vốn hàng trăm tỷ đồng, có trụ sở đàng hoàng lại không được làm dịch vụ mua bán ngoại tệ?".
Và để được Ngân hàng Nhà nước cấp phép cho các dịch vụ này, ngân hàng thương mại phải trải qua nhiều thủ tục nhiêu khê và thời gian chờ đợi.
Xuất phát từ thực trạng trên nên một số ngân hàng nhỏ chỉ biết "cày cuốc" trên "thửa ruộng" tín dụng và không ít lần bị lâm vào tình cảnh tỷ lệ dư nợ cho vay/tổng nguồn huy động lớn hơn 100% và phải "giật gấu vá vai" bằng đủ mọi cách. Trong một số trường hợp, các ngân hàng này có thể gỡ bí bằng cách lấy vốn trên thị trường 2 nhưng nguồn vốn này chỉ là nguồn vay ngắn hạn.
Một chuyên gia trong ngành ngân hàng cho rằng, trong điều kiện kiểm soát tín dụng không được tăng quá 30%/năm thì Ngân hàng Nhà nước nên có sự chỉ đạo linh hoạt và bóc tách theo quy mô hoạt động từng ngân hàng, nhằm tránh thiệt thòi cho các ngân hàng thương mại mới chuyển đổi vì họ chỉ có nguồn thu từ tín dụng.
Ngoài ra, theo bà Dương Thu Hương, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước nên đưa giải ngân khu vực nông nghiệp nông thôn và cho vay xuất khẩu ra khỏi "dư nợ 30%". Bởi lẽ, đây là khu vực tạo ra nhiều công ăn việc làm, góp phần thu hẹp chênh lệch kim ngạch nhập khẩu – xuất khẩu và đưa lại tăng trưởng bền vững.