Doanh nghiệp Czech đến Việt Nam tìm cơ hội giao thương
Trò chuyện với ông Lukas Hlavaty, Tham tán Thương mại Cộng hòa Czech tại Việt Nam
Trò chuyện với ông Lukas Hlavaty, Tham tán Thương mại Cộng hòa Czech tại Việt Nam.
Các doanh nghiệp thuộc Hội doanh nghiệp Cộng hòa Czech - Việt Nam đang có chuyến thăm, làm việc và giới thiệu các thiết bị công nghệ mới trong các lĩnh vực kinh tế xã hội, tìm hiểu môi trường, mở rộng cơ hội đầu tư hợp tác ở Việt Nam.
Theo ông, các doanh nghiệp Cộng hòa Czech cần gì nhất trong chuyến thăm và làm việc ở Việt Nam lần này?
Mục đích chính của các doanh nghiệp khi đến Việt Nam lần này là giới thiệu quảng bá những công nghệ hiện đại, sản phẩm chất lượng cao của Czech mà phía Việt Nam đang quan tâm để hợp tác, chuyển giao. Doanh nghiệp Czech mong muốn thông qua lần này tìm hiểu, khai thác thông tin thị trường Việt Nam và làm phong phú thêm thị trường, đẩy mạnh và làm tăng hơn nữa giá trị xuất khẩu Czech-Việt.
Ông đánh giá thế nào về kim ngạch thương mại 2 chiều Czech - Việt? Theo ông, những mặt hàng, sản phẩm công nghệ nào là thế mạnh mà 2 bên có thể trao đổi?
Hiện nay, kim ngạch trao đổi thương mại 2 chiều giữa Cộng hòa Czech và Việt Nam chưa tương xứng, giá trị xuất khẩu Czech - Việt thấp hơn nhiều so với giá trị xuất khẩu Việt - Czech. Mặc dù thương mại 2 chiều tăng mạnh trong những năm qua nhưng giá trị xuất khẩu của Czech sang Việt Nam nhỏ hơn nhiều lần giá trị nhập khẩu.
Theo số liệu thống kê của Bộ Công thương Cộng hòa Czech, trong 8 tháng năm 2007, giá trị xuất khẩu Czech - Việt Nam đạt hơn 21 triệu USD (năm 2006 là hơn 28,4 triệu USD) trong khi giá trị nhập khẩu lên đến gần 123 triệu USD (năm 2006 là 130 triệu USD) với doanh thu gần 144 triệu USD.
Chúng tôi mong muốn tăng giá trị xuất khẩu vào thị trường Việt Nam để hài hoà giá trị kim ngạch thương mại 2 chiều. Tuy nhiên, vấn đề này lại phụ thuộc vào sản phẩm thế mạnh xuất nhập khẩu của 2 nước. Các mặt hàng chính nhập khẩu vào Cộng hòa Czech như: cà phê, mỳ ăn liền, các loại mỳ, cao su, giày dép, hàng dệt may, nội thất và các hàng thủ công mỹ nghệ, hoa quả nhiệt đới, gạo, chè, hạt tiêu, thực phẩm.
Ngược lại, các mặt hàng mà Czech xuất khẩu sang Việt Nam lại là các sản phẩm cơ khí, thuỷ tinh, pha lê, sữa khô, vũ khí, mạch nha, tân dược, thiết bị và phụ tùng dệt may, hoá chất, sản phẩm nhựa và các sản phẩm công nghiệp khác đang là thế mạnh của Czech như: máy đo lường, thiết bị đèn sáng, trang sức, văn phòng phẩm... Các mặt hàng này khó xuất hơn sang Việt Nam so với các mặt hàng Việt Nam vào thị trường Czech.
Yếu tố nào làm hạn chế sự thâm nhập thị trường lẫn nhau giữa các doanh nghiệp 2 nước, thưa ông?
Các mặt hàng của doanh nghiệp Czech khi vào thị trường Việt Nam chịu sức cạnh tranh rất lớn, khắt khe với các công ty khu vực và trong nước. Cùng với đó là vị trí địa lý 2 nước khá xa, phí vận chuyển về Việt Nam cao hơn nên giá các mặt hàng cũng cao, khó có thể cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của các nước gần Việt Nam và trong khu vực.
Ngoài ra, thông tin về thị trường chưa thực sự cụ thể, đầy đủ và chặt chẽ nên chưa cung cấp được các dịch vụ, sản phẩm hoàn chỉnh vào thị trường Việt Nam. Chính những hạn chế thông tin thương mại, marketing, dịch vụ bảo hành, bảo trì... còn khó khăn nên có những sản phẩm của Czech chưa thể vào được thị trường Việt Nam.
Đây là nhiệm vụ của doanh nghiệp phải điều hoà trên cơ sở tìm hiểu thị trường để cung cấp các sản phẩm có giá cả phù hợp hơn ở thị trường; hiện đại hoá công nghệ thiết bị để phù hợp môi trường khí hậu Việt Nam. Đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp 2 nước tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư để khai thác lợi thế của nhau.
Theo tôi, điều này có thể sẽ được khắc phục, giải quyết khi văn phòng Czech Trade dự kiến sẽ khai trương vào tháng 11/2007 nhân chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Bộ Công thương Cộng hòa Czech. Văn phòng sẽ là đầu mối chính giúp các doanh nghiệp Czech đi sâu vào thị trường miền Nam và thúc đẩy kinh tế thương mại hai nước.
Theo ông, Chính phủ cần có những hỗ trợ cho các doanh nghiệp như thế nào?
Theo tôi, Chính phủ hai nước cần thúc đẩy việc hiện đại hoá các chính sách bảo hộ đầu tư, kinh doanh; làm cho hệ thống hành chính dễ dàng hơn để các doanh nghiệp tiếp cận thị trường, cấp phép hoạt động; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận nhau...
Các doanh nghiệp thuộc Hội doanh nghiệp Cộng hòa Czech - Việt Nam đang có chuyến thăm, làm việc và giới thiệu các thiết bị công nghệ mới trong các lĩnh vực kinh tế xã hội, tìm hiểu môi trường, mở rộng cơ hội đầu tư hợp tác ở Việt Nam.
Theo ông, các doanh nghiệp Cộng hòa Czech cần gì nhất trong chuyến thăm và làm việc ở Việt Nam lần này?
Mục đích chính của các doanh nghiệp khi đến Việt Nam lần này là giới thiệu quảng bá những công nghệ hiện đại, sản phẩm chất lượng cao của Czech mà phía Việt Nam đang quan tâm để hợp tác, chuyển giao. Doanh nghiệp Czech mong muốn thông qua lần này tìm hiểu, khai thác thông tin thị trường Việt Nam và làm phong phú thêm thị trường, đẩy mạnh và làm tăng hơn nữa giá trị xuất khẩu Czech-Việt.
Ông đánh giá thế nào về kim ngạch thương mại 2 chiều Czech - Việt? Theo ông, những mặt hàng, sản phẩm công nghệ nào là thế mạnh mà 2 bên có thể trao đổi?
Hiện nay, kim ngạch trao đổi thương mại 2 chiều giữa Cộng hòa Czech và Việt Nam chưa tương xứng, giá trị xuất khẩu Czech - Việt thấp hơn nhiều so với giá trị xuất khẩu Việt - Czech. Mặc dù thương mại 2 chiều tăng mạnh trong những năm qua nhưng giá trị xuất khẩu của Czech sang Việt Nam nhỏ hơn nhiều lần giá trị nhập khẩu.
Theo số liệu thống kê của Bộ Công thương Cộng hòa Czech, trong 8 tháng năm 2007, giá trị xuất khẩu Czech - Việt Nam đạt hơn 21 triệu USD (năm 2006 là hơn 28,4 triệu USD) trong khi giá trị nhập khẩu lên đến gần 123 triệu USD (năm 2006 là 130 triệu USD) với doanh thu gần 144 triệu USD.
Chúng tôi mong muốn tăng giá trị xuất khẩu vào thị trường Việt Nam để hài hoà giá trị kim ngạch thương mại 2 chiều. Tuy nhiên, vấn đề này lại phụ thuộc vào sản phẩm thế mạnh xuất nhập khẩu của 2 nước. Các mặt hàng chính nhập khẩu vào Cộng hòa Czech như: cà phê, mỳ ăn liền, các loại mỳ, cao su, giày dép, hàng dệt may, nội thất và các hàng thủ công mỹ nghệ, hoa quả nhiệt đới, gạo, chè, hạt tiêu, thực phẩm.
Ngược lại, các mặt hàng mà Czech xuất khẩu sang Việt Nam lại là các sản phẩm cơ khí, thuỷ tinh, pha lê, sữa khô, vũ khí, mạch nha, tân dược, thiết bị và phụ tùng dệt may, hoá chất, sản phẩm nhựa và các sản phẩm công nghiệp khác đang là thế mạnh của Czech như: máy đo lường, thiết bị đèn sáng, trang sức, văn phòng phẩm... Các mặt hàng này khó xuất hơn sang Việt Nam so với các mặt hàng Việt Nam vào thị trường Czech.
Yếu tố nào làm hạn chế sự thâm nhập thị trường lẫn nhau giữa các doanh nghiệp 2 nước, thưa ông?
Các mặt hàng của doanh nghiệp Czech khi vào thị trường Việt Nam chịu sức cạnh tranh rất lớn, khắt khe với các công ty khu vực và trong nước. Cùng với đó là vị trí địa lý 2 nước khá xa, phí vận chuyển về Việt Nam cao hơn nên giá các mặt hàng cũng cao, khó có thể cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của các nước gần Việt Nam và trong khu vực.
Ngoài ra, thông tin về thị trường chưa thực sự cụ thể, đầy đủ và chặt chẽ nên chưa cung cấp được các dịch vụ, sản phẩm hoàn chỉnh vào thị trường Việt Nam. Chính những hạn chế thông tin thương mại, marketing, dịch vụ bảo hành, bảo trì... còn khó khăn nên có những sản phẩm của Czech chưa thể vào được thị trường Việt Nam.
Đây là nhiệm vụ của doanh nghiệp phải điều hoà trên cơ sở tìm hiểu thị trường để cung cấp các sản phẩm có giá cả phù hợp hơn ở thị trường; hiện đại hoá công nghệ thiết bị để phù hợp môi trường khí hậu Việt Nam. Đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp 2 nước tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư để khai thác lợi thế của nhau.
Theo tôi, điều này có thể sẽ được khắc phục, giải quyết khi văn phòng Czech Trade dự kiến sẽ khai trương vào tháng 11/2007 nhân chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Bộ Công thương Cộng hòa Czech. Văn phòng sẽ là đầu mối chính giúp các doanh nghiệp Czech đi sâu vào thị trường miền Nam và thúc đẩy kinh tế thương mại hai nước.
Theo ông, Chính phủ cần có những hỗ trợ cho các doanh nghiệp như thế nào?
Theo tôi, Chính phủ hai nước cần thúc đẩy việc hiện đại hoá các chính sách bảo hộ đầu tư, kinh doanh; làm cho hệ thống hành chính dễ dàng hơn để các doanh nghiệp tiếp cận thị trường, cấp phép hoạt động; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận nhau...