Doanh nghiệp nhà nước: “Hư không sợ bị đòn!”
Phiên thảo luận về tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước đã ghi nhận nhiều quan điểm không hẳn đồng thuận
Cùng với đúc kết của TS. Nguyễn Đình Cung về doanh nghiệp nhà nước “lời ăn, lỗ dân chịu”, khá nhiều nhận xét mang tính đúc rút tiếp tục được dành cho doanh nghiệp nhà nước, tại một diễn đàn về kinh tế vĩ mô đang diễn ra tại Đà Nẵng.
Báo cáo mở đầu tại phiên thứ hai về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là các tập đoàn và tổng công ty nhà nước, Viện phó Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Nguyễn Đình Cung khi nói về đặc quyền và lợi thế của các doanh nghiệp này đã phát triển thêm nhận xét của chính mình. Là, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước “lời ăn, lỗ cũng ăn và dân chịu”.
Được mời phản biện tham luận của TS. Cung, TS. Vũ Đình Ánh nhắc lại 5 đặc quyền đặc lợi hay “lợi thế tuyệt đối” điển hình của doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam đã được ông Cung khái quát. Đó là không sợ phá sản cho dù thua lỗ kéo dài, hay là “khó có người giúp”; biến độc quyền nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp, hay là “quyền biến thành tiền”; tận dụng cơ chế xin - cho, hay là “xin có người cho”; ưu đãi tiếp cận vốn tín dụng, hay là “vay không lo trả”; ít bị kiểm tra giám sát, hay là “hư không sợ bị đòn”!
Một số đặc quyền đặc lợi của doanh nghiêp nhà nước, nhất là của tập đoàn, tổng công ty nhà nước, theo ông Ánh cần được phân tích kỹ hơn như quyền định giá đối với hàng hoá dịch vụ quan trọng (xăng dầu, điện, nước...), quyền “lời ăn, lỗ nhà nước chịu”, quyền tiếp cận đất đai giá “rẻ bất ngờ”, quyền ghi thu ghi chi, nợ thuế, xin bổ sung vốn sau khi làm mất vốn do thua lỗ, quyền “mua đắt bán rẻ” máy móc thiết bị, quyền có thu nhập cao vượt nhiều lần quy định của Nhà nước bất chấp hiệu quả kinh doanh, quyền bổ nhiệm cán bộ không căn cứ vào khả năng trình độ quản lý kinh doanh...
Ông Ánh còn đặc biệt nhấn mạnh việc ôm đồm trong quản lý tập đoàn, tổng công ty, phân cấp quản lý vượt quá khả năng quản lý trong khi không gắn quyền lợi với trách nhiệm, tạo ra tình trạng vừa chồng chéo vừa bỏ trống và “quyền lực ảo” trong quản lý doanh nghiệp nhà nước.
Tạm dừng khi thời gian làm việc buổi chiều ngày 8/4 đã hết, song phiên thảo luận cũng đã ghi nhận khá nhiều ý kiến "phê" doanh nghiệp nhà nước. Đặc biệt, quan điểm được khá nhiều ý kiến đồng thuận là cần tư duy lại vai trò của doanh nghiệp nhà nước. Vấn đề này VnEconomy xin được đề cập sâu hơn ở một bài viết sau.
Đầu giờ ngày thứ hai của diễn đàn, phiên thảo luận về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước vẫn tiếp tục sôi nổi với điểm nhấn là phát biểu của "người trong cuộc", Chủ tịch Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam, đại biểu Quốc hội Trần Xuân Hòa.
"Xin phát biểu nhưng hơi lo lắng với cương vị bệnh nhân và tội đồ, có gì không phải mong xá tội", ông Hòa nói.
Nhấn mạnh là không bảo vệ cho tập đoàn, ông Hòa tỏ thái độ ngạc nhiên khi thấy nhiều ý kiến cho rằng các doanh nghiệp nhà nước có lợi thế trong việc tiếp cận tài nguyên, đất đai.
Dẫn chứng "phản biện" được ông Hòa đưa ra là mặc dù từ 2008 Thủ tướng Chính phủ đã hai lần có văn bản giao cho tập đoàn chủ trì phát triển công nghiệp titan Việt Nam với 1.500km2 ở Ninh Thuận, Bình Thuận và bắc Bà Rịa - Vũng Tàu, tập đoàn đã cử không biết bao nhiêu đoàn đi nước ngoài, đối tác muốn cho xem mẫu titan nhưng đến nay vẫn chưa có giấy phép nào, chưa có m2 titan nào, trong khi đó bộ chuyên ngành và địa phương đã cấp hàng ngàn giấy phép về ti tan. Như vậy tập đoàn nhà nước lợi thế thế nào?
Tập đoàn muốn có đất làm văn phòng nhiều khi phải thuê qua tư nhân, ông Hòa nói thêm.
Vị đại diện doanh nghiệp nhà nước duy nhất đăng đàn tại diễn đàn cũng không quên nhấn mạnh rằng "năm nay là năm cực kỳ khó khăn của doanh nghiệp". Ngân hàng đã nói hạ lãi suất nhưng tập đoàn vẫn phải vay đến 18,5% còn nhiều doanh nghiệp khác vẫn trên 20%. Mức đó thì không có doanh nghiệp nào chịu nổi.
Nhiều doanh nghiệp trong các tập đoàn được thông báo thuế sử dụng đất tăng gấp hơn 10 lần, như vậy doanh nghiệp đang khó khăn lại thêm "quả đấm tạ", ông Hòa nói thêm.
Chủ tịch TKV cũng cho biết đã đề đạt với Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu được tổ chức hội thảo tại Quảng Ninh (nơi tập đoàn có trụ sở chính), để sau khi các đại biểu xuống hầm lò và lên lộ thiên sẽ cùng nhau trao đổi.
"4-5 năm nữa phải nhập khẩu than, mà một số diễn giả tại hội thảo này vẫn đề nghị không tăng giá, trong khi năm ngoái ngành than bù cho bên điện hơn 5.000 tỷ đồng, và so với giá xuất khẩu là chênh 1 tỷ USD. Nếu không có giá xuất khẩu thì không thể nào đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, ngành than lấy tiền đâu mà đầu tư", Chủ tịch Hòa phát biểu và nhắc lại nguyện vọng "rất muốn có hội thảo ở quảng Ninh".
Không còn thời gian để "tranh luận" với Chủ tịch Hòa, song bên lề hội thảo, có chuyên gia kinh tế đã bình luận rằng, chỉ riêng việc được Chính phủ trao quyền phát triển công nghiệp titan cũng đã là lợi thế rất lớn của TKV.
Sẽ cố gắng thu xếp buổi làm việc tại TKV trước kỳ họp Quốc hội thứ ba vào tháng 5 tới đây, Chủ nhiệm Giàu "hứa" với Chủ tịch Hòa. Đồng thời, kết thúc phiên thảo luận về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước vì lý do thời gian, dù vẫn còn khá nhiều đại biểu muốn đăng đàn.
Báo cáo mở đầu tại phiên thứ hai về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là các tập đoàn và tổng công ty nhà nước, Viện phó Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Nguyễn Đình Cung khi nói về đặc quyền và lợi thế của các doanh nghiệp này đã phát triển thêm nhận xét của chính mình. Là, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước “lời ăn, lỗ cũng ăn và dân chịu”.
Được mời phản biện tham luận của TS. Cung, TS. Vũ Đình Ánh nhắc lại 5 đặc quyền đặc lợi hay “lợi thế tuyệt đối” điển hình của doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam đã được ông Cung khái quát. Đó là không sợ phá sản cho dù thua lỗ kéo dài, hay là “khó có người giúp”; biến độc quyền nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp, hay là “quyền biến thành tiền”; tận dụng cơ chế xin - cho, hay là “xin có người cho”; ưu đãi tiếp cận vốn tín dụng, hay là “vay không lo trả”; ít bị kiểm tra giám sát, hay là “hư không sợ bị đòn”!
Một số đặc quyền đặc lợi của doanh nghiêp nhà nước, nhất là của tập đoàn, tổng công ty nhà nước, theo ông Ánh cần được phân tích kỹ hơn như quyền định giá đối với hàng hoá dịch vụ quan trọng (xăng dầu, điện, nước...), quyền “lời ăn, lỗ nhà nước chịu”, quyền tiếp cận đất đai giá “rẻ bất ngờ”, quyền ghi thu ghi chi, nợ thuế, xin bổ sung vốn sau khi làm mất vốn do thua lỗ, quyền “mua đắt bán rẻ” máy móc thiết bị, quyền có thu nhập cao vượt nhiều lần quy định của Nhà nước bất chấp hiệu quả kinh doanh, quyền bổ nhiệm cán bộ không căn cứ vào khả năng trình độ quản lý kinh doanh...
Ông Ánh còn đặc biệt nhấn mạnh việc ôm đồm trong quản lý tập đoàn, tổng công ty, phân cấp quản lý vượt quá khả năng quản lý trong khi không gắn quyền lợi với trách nhiệm, tạo ra tình trạng vừa chồng chéo vừa bỏ trống và “quyền lực ảo” trong quản lý doanh nghiệp nhà nước.
Tạm dừng khi thời gian làm việc buổi chiều ngày 8/4 đã hết, song phiên thảo luận cũng đã ghi nhận khá nhiều ý kiến "phê" doanh nghiệp nhà nước. Đặc biệt, quan điểm được khá nhiều ý kiến đồng thuận là cần tư duy lại vai trò của doanh nghiệp nhà nước. Vấn đề này VnEconomy xin được đề cập sâu hơn ở một bài viết sau.
Đầu giờ ngày thứ hai của diễn đàn, phiên thảo luận về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước vẫn tiếp tục sôi nổi với điểm nhấn là phát biểu của "người trong cuộc", Chủ tịch Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam, đại biểu Quốc hội Trần Xuân Hòa.
"Xin phát biểu nhưng hơi lo lắng với cương vị bệnh nhân và tội đồ, có gì không phải mong xá tội", ông Hòa nói.
Nhấn mạnh là không bảo vệ cho tập đoàn, ông Hòa tỏ thái độ ngạc nhiên khi thấy nhiều ý kiến cho rằng các doanh nghiệp nhà nước có lợi thế trong việc tiếp cận tài nguyên, đất đai.
Dẫn chứng "phản biện" được ông Hòa đưa ra là mặc dù từ 2008 Thủ tướng Chính phủ đã hai lần có văn bản giao cho tập đoàn chủ trì phát triển công nghiệp titan Việt Nam với 1.500km2 ở Ninh Thuận, Bình Thuận và bắc Bà Rịa - Vũng Tàu, tập đoàn đã cử không biết bao nhiêu đoàn đi nước ngoài, đối tác muốn cho xem mẫu titan nhưng đến nay vẫn chưa có giấy phép nào, chưa có m2 titan nào, trong khi đó bộ chuyên ngành và địa phương đã cấp hàng ngàn giấy phép về ti tan. Như vậy tập đoàn nhà nước lợi thế thế nào?
Tập đoàn muốn có đất làm văn phòng nhiều khi phải thuê qua tư nhân, ông Hòa nói thêm.
Vị đại diện doanh nghiệp nhà nước duy nhất đăng đàn tại diễn đàn cũng không quên nhấn mạnh rằng "năm nay là năm cực kỳ khó khăn của doanh nghiệp". Ngân hàng đã nói hạ lãi suất nhưng tập đoàn vẫn phải vay đến 18,5% còn nhiều doanh nghiệp khác vẫn trên 20%. Mức đó thì không có doanh nghiệp nào chịu nổi.
Nhiều doanh nghiệp trong các tập đoàn được thông báo thuế sử dụng đất tăng gấp hơn 10 lần, như vậy doanh nghiệp đang khó khăn lại thêm "quả đấm tạ", ông Hòa nói thêm.
Chủ tịch TKV cũng cho biết đã đề đạt với Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu được tổ chức hội thảo tại Quảng Ninh (nơi tập đoàn có trụ sở chính), để sau khi các đại biểu xuống hầm lò và lên lộ thiên sẽ cùng nhau trao đổi.
"4-5 năm nữa phải nhập khẩu than, mà một số diễn giả tại hội thảo này vẫn đề nghị không tăng giá, trong khi năm ngoái ngành than bù cho bên điện hơn 5.000 tỷ đồng, và so với giá xuất khẩu là chênh 1 tỷ USD. Nếu không có giá xuất khẩu thì không thể nào đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, ngành than lấy tiền đâu mà đầu tư", Chủ tịch Hòa phát biểu và nhắc lại nguyện vọng "rất muốn có hội thảo ở quảng Ninh".
Không còn thời gian để "tranh luận" với Chủ tịch Hòa, song bên lề hội thảo, có chuyên gia kinh tế đã bình luận rằng, chỉ riêng việc được Chính phủ trao quyền phát triển công nghiệp titan cũng đã là lợi thế rất lớn của TKV.
Sẽ cố gắng thu xếp buổi làm việc tại TKV trước kỳ họp Quốc hội thứ ba vào tháng 5 tới đây, Chủ nhiệm Giàu "hứa" với Chủ tịch Hòa. Đồng thời, kết thúc phiên thảo luận về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước vì lý do thời gian, dù vẫn còn khá nhiều đại biểu muốn đăng đàn.