“Doanh nghiệp... “nhìn nhau” khi tăng giá xăng”
Phỏng vấn ông Nguyễn Tiến Thỏa - Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính)
Báo giới tìm gặp ông Nguyễn Tiến Thỏa - Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) - để trao đổi xung quanh câu hỏi vì sao đã được quyền tự quyết định nhưng các doanh nghiệp lại “gặp nhau” trong việc tăng giá xăng 800 đồng/lít trong ngày 7/5 vừa qua.
Việc các doanh nghiệp đầu mối đồng loạt đưa ra mức điều chỉnh 800 đồng và tăng cùng một thời điểm khiến người tiêu dùng nghĩ rằng các doanh nghiệp đang bắt tay nhau để định giá, thưa ông?
Liên minh với nhau để ấn định giá quá cao, bất hợp lý hoặc ấn định giá quá thấp để tiêu diệt đối thủ cạnh tranh thì cái đó có thể kết luận là liên minh độc quyền. Việc vừa rồi đồng loạt ấn định mức tăng giá này có thể có chuyện các doanh nghiệp xăng dầu “nhìn nhau” để tăng giá, nhưng tôi nghĩ rằng chưa thể coi đấy là chuyện liên minh độc quyền để trục lợi.
Nếu như tối đa “ông” được phép tăng lên 12.000 đồng/lít, và đó là bằng giá vốn chẳng hạn mà 11 ông liên minh với nhau, bắt tay nhau để tăng lên đến 13.000 đồng thì là chuyện khác, lúc đấy chắc chắn chúng tôi sẽ “thổi còi”, không cho tăng vì như thế ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng.
Nhưng còn trong đợt vừa qua, nói thẳng là ngay cả khi các doanh nghiệp tăng 800 đồng/lít họ vẫn bị lỗ vì vào thời điểm này giá vốn đã là 12.200 đồng/lít. Thế cho nên chưa thể coi đây là liên minh độc quyền được. Việc “nhìn nhau” này thật ra có thể coi như một biện pháp để tránh tình trạng đầu cơ lẫn nhau.
Hiện tại, Petrolimex là doanh nghiệp đang chiếm thị phần chi phối thị trường và các doanh nghiệp khác khi muốn tăng như thế nào cũng phải nhìn “ông” này. Như vậy thì liệu có đảm bảo được chuyện cạnh tranh bình đẳng không để người tiêu dùng được lợi hay không, thưa ông?
Nếu như Petrolimex lợi dụng việc chiếm thị phần lớn, hạ giá xuống thấp một cách bất hợp lý để triệt hạ các đối thủ khác trên thị trường thì chúng tôi chắc chắn sẽ phải xử lý. Đấy là lợi dụng vị trí thống lĩnh thị trường để cạnh tranh không bình đẳng.
Nhưng còn trong trường hợp này thì không phải thế. Nếu “nhìn nhau” điều chỉnh giá mà vẫn lỗ thì cạnh tranh làm gì? Việc “nhìn nhau” đợt vừa rồi là để các doanh nghiệp giảm lỗ chứ chưa phải là triệt tiêu cạnh tranh. Lúc nào bắt đầu có chuyện giảm giá theo giá thế giới thì mới có chuyện cần phải để ý xem các doanh nghiệp có liên minh với nhau để duy trì mức giá cao nhằm thu lợi hay không hoặc hạ giá quá thấp để triệt hạ nhau không.
Mà chuyện đấy thì Cục Quản lý giá và tới đây là tổ giám sát về giá xăng sẽ theo sát. Có dấu hiệu gì là chúng tôi sẽ xử lý ngay. Bởi vì tất cả mọi thứ đều đã có ba-rem sẵn rồi: giá thế giới như thế nào, tỉ giá hiện tại là bao nhiêu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu... là bao nhiêu đều đã có đủ, chỉ cần không quá 15 phút chúng tôi hoàn toàn có thể có kết luận ngay được.
Trong tương lai, việc điều chỉnh giá của các doanh nghiệp sẽ được xem xét như thế nào, thưa ông?
Trước đây, qui định là phải theo dõi trong 30 ngày, nhưng trong thực tế điều hành vừa rồi chúng ta cũng đã không để đến 30 ngày mà thời gian theo dõi rút ngắn hơn, có khi chỉ 10-15 ngày mà rõ xu thế giá thì có thể xem xét việc điều chỉnh. Tới đây cũng sẽ vậy. Tuy nhiên, khi giám sát, theo dõi thị trường, chúng tôi cũng phải khuyến cáo các doanh nghiệp không phải cứ thấy giá lên là tăng.
Có vẻ như cơ chế kinh doanh xăng dầu mới không có nhiều thay đổi so với qui chế trước đây, thưa ông?
Khác nhiều chứ, sao có thể nói là không khác được?
Ví dụ như cơ chế đăng ký điều chỉnh giá chẳng hạn. Cục Quản lý giá và tới đây là tổ giám sát sẽ tiếp nhận đăng ký của các doanh nghiệp, kiểm soát mức giá doanh nghiệp đăng ký và báo cáo lãnh đạo hai bộ để xử lý trong trường hợp cần thiết.
Cần thiết là như thế nào? Là khi mức giá anh đưa ra, chiếu theo ba-rem mà chúng tôi đã có là bất hợp lý, khi đấy tổ giám sát sẽ kiến nghị lãnh đạo hai bộ để yêu cầu các doanh nghiệp tính toán lại. Còn trong trường hợp mức giá hợp lý thì cứ thế doanh nghiệp điều chỉnh giá và bán, không cần hai bộ có công văn đồng ý, chấp thuận.
* Giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 6/2007 trên thị trường New York ngày 8/5 đã giảm 6 cent xuống còn 61,41 USD/thùng. Theo các hãng tin nước ngoài, giá dầu giảm do các nhà đầu tư đã bớt lo ngại về dự trữ xăng dầu và đang chờ đợi Mỹ công bố báo cáo về dự trữ xăng dầu trong hôm nay.
Giá vàng thế giới trong ngày 8/5 cũng đã giảm nhẹ 3 USD xuống còn 687 USD/ounce. Giá vàng trong nước cũng giảm 2.000 đồng/chỉ, vàng SJC và AAA bán ra còn 1,326 triệu đồng/chỉ.
Việc các doanh nghiệp đầu mối đồng loạt đưa ra mức điều chỉnh 800 đồng và tăng cùng một thời điểm khiến người tiêu dùng nghĩ rằng các doanh nghiệp đang bắt tay nhau để định giá, thưa ông?
Liên minh với nhau để ấn định giá quá cao, bất hợp lý hoặc ấn định giá quá thấp để tiêu diệt đối thủ cạnh tranh thì cái đó có thể kết luận là liên minh độc quyền. Việc vừa rồi đồng loạt ấn định mức tăng giá này có thể có chuyện các doanh nghiệp xăng dầu “nhìn nhau” để tăng giá, nhưng tôi nghĩ rằng chưa thể coi đấy là chuyện liên minh độc quyền để trục lợi.
Nếu như tối đa “ông” được phép tăng lên 12.000 đồng/lít, và đó là bằng giá vốn chẳng hạn mà 11 ông liên minh với nhau, bắt tay nhau để tăng lên đến 13.000 đồng thì là chuyện khác, lúc đấy chắc chắn chúng tôi sẽ “thổi còi”, không cho tăng vì như thế ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng.
Nhưng còn trong đợt vừa qua, nói thẳng là ngay cả khi các doanh nghiệp tăng 800 đồng/lít họ vẫn bị lỗ vì vào thời điểm này giá vốn đã là 12.200 đồng/lít. Thế cho nên chưa thể coi đây là liên minh độc quyền được. Việc “nhìn nhau” này thật ra có thể coi như một biện pháp để tránh tình trạng đầu cơ lẫn nhau.
Hiện tại, Petrolimex là doanh nghiệp đang chiếm thị phần chi phối thị trường và các doanh nghiệp khác khi muốn tăng như thế nào cũng phải nhìn “ông” này. Như vậy thì liệu có đảm bảo được chuyện cạnh tranh bình đẳng không để người tiêu dùng được lợi hay không, thưa ông?
Nếu như Petrolimex lợi dụng việc chiếm thị phần lớn, hạ giá xuống thấp một cách bất hợp lý để triệt hạ các đối thủ khác trên thị trường thì chúng tôi chắc chắn sẽ phải xử lý. Đấy là lợi dụng vị trí thống lĩnh thị trường để cạnh tranh không bình đẳng.
Nhưng còn trong trường hợp này thì không phải thế. Nếu “nhìn nhau” điều chỉnh giá mà vẫn lỗ thì cạnh tranh làm gì? Việc “nhìn nhau” đợt vừa rồi là để các doanh nghiệp giảm lỗ chứ chưa phải là triệt tiêu cạnh tranh. Lúc nào bắt đầu có chuyện giảm giá theo giá thế giới thì mới có chuyện cần phải để ý xem các doanh nghiệp có liên minh với nhau để duy trì mức giá cao nhằm thu lợi hay không hoặc hạ giá quá thấp để triệt hạ nhau không.
Mà chuyện đấy thì Cục Quản lý giá và tới đây là tổ giám sát về giá xăng sẽ theo sát. Có dấu hiệu gì là chúng tôi sẽ xử lý ngay. Bởi vì tất cả mọi thứ đều đã có ba-rem sẵn rồi: giá thế giới như thế nào, tỉ giá hiện tại là bao nhiêu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu... là bao nhiêu đều đã có đủ, chỉ cần không quá 15 phút chúng tôi hoàn toàn có thể có kết luận ngay được.
Trong tương lai, việc điều chỉnh giá của các doanh nghiệp sẽ được xem xét như thế nào, thưa ông?
Trước đây, qui định là phải theo dõi trong 30 ngày, nhưng trong thực tế điều hành vừa rồi chúng ta cũng đã không để đến 30 ngày mà thời gian theo dõi rút ngắn hơn, có khi chỉ 10-15 ngày mà rõ xu thế giá thì có thể xem xét việc điều chỉnh. Tới đây cũng sẽ vậy. Tuy nhiên, khi giám sát, theo dõi thị trường, chúng tôi cũng phải khuyến cáo các doanh nghiệp không phải cứ thấy giá lên là tăng.
Có vẻ như cơ chế kinh doanh xăng dầu mới không có nhiều thay đổi so với qui chế trước đây, thưa ông?
Khác nhiều chứ, sao có thể nói là không khác được?
Ví dụ như cơ chế đăng ký điều chỉnh giá chẳng hạn. Cục Quản lý giá và tới đây là tổ giám sát sẽ tiếp nhận đăng ký của các doanh nghiệp, kiểm soát mức giá doanh nghiệp đăng ký và báo cáo lãnh đạo hai bộ để xử lý trong trường hợp cần thiết.
Cần thiết là như thế nào? Là khi mức giá anh đưa ra, chiếu theo ba-rem mà chúng tôi đã có là bất hợp lý, khi đấy tổ giám sát sẽ kiến nghị lãnh đạo hai bộ để yêu cầu các doanh nghiệp tính toán lại. Còn trong trường hợp mức giá hợp lý thì cứ thế doanh nghiệp điều chỉnh giá và bán, không cần hai bộ có công văn đồng ý, chấp thuận.
* Giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 6/2007 trên thị trường New York ngày 8/5 đã giảm 6 cent xuống còn 61,41 USD/thùng. Theo các hãng tin nước ngoài, giá dầu giảm do các nhà đầu tư đã bớt lo ngại về dự trữ xăng dầu và đang chờ đợi Mỹ công bố báo cáo về dự trữ xăng dầu trong hôm nay.
Giá vàng thế giới trong ngày 8/5 cũng đã giảm nhẹ 3 USD xuống còn 687 USD/ounce. Giá vàng trong nước cũng giảm 2.000 đồng/chỉ, vàng SJC và AAA bán ra còn 1,326 triệu đồng/chỉ.