Doanh nghiệp Việt đua nhau sang Myanmar đầu tư
Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) gọi Myanmar là “điểm đến “vàng” cuối cùng ở Đông Nam Á”
Đối với các nhà đầu tư Âu-Mỹ, ý tưởng đầu tư vào Myanmar phần lớn mới chỉ dừng ở những chuyến đi mang tính thăm dò và những tuyên bố dự định chung chung. Nhưng với các công ty Việt Nam thì khác.
Theo báo Financial Times, nhiều doanh nghiệp lớn của Việt Nam đang đẩy mạnh các kế hoạch đầu tư ở quốc gia cùng thuộc Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) này. Thậm chí ngay cả trước khi Myanmar có những cải cách mạnh về chính trị và kinh tế vào năm ngoái, thì các công ty Việt Nam cũng đã không ngần ngại rót vốn vào đây.
Tại một cuộc họp đầu tư song phương tại Hà Nội vào ngày 21/3 tổ chức nhân dịp chuyến thăm chính thức của Tổng thống Myanmar Thein Sein tới Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư Việt Nam tại Myanmar đã công bố một khoảng đầu tư trị giá 100 triệu USD vào lĩnh vực nông nghiệp tại Myanmar. Ông Chủ tịch cũng bày tỏ hy vọng vào những tiến triển mới trong hoạt động đầu tư của các công ty Việt Nam tại Myanmar ở một số lĩnh vực khác, bao gồm thị trường viễn thông di động còn bỏ ngỏ của nước này.
Cũng tại sự kiện này, ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), một trong những ngân hàng quốc doanh lớn nhất của Việt Nam, kêu gọi các nhà đầu tư Việt Nam dành sự quan tâm lớn hơn cho Myanmar. Ông Hà gọi thị trường này là “điểm đến “vàng” cuối cùng ở Đông Nam Á”.
Theo ông Hà, Công ty Bảo vệ thực vật An Giang và công ty quản lý quỹ VinaCapital, đã ký một thỏa thuận với Eden Group, một tập đoàn của Myanmar nằm dưới sự quản lý của nhà tài phiệt kiêm Chủ tịch Hiệp hội lúa gạo Myanmar U Chit Khiang, để mở một nhà máy chế biến nông sản trị giá 100 triệu USD.
Cũng theo thông tin từ ông Hà, hai công ty viễn thông lớn của Việt Nam là VNPT và Viettel đang chờ được cấp giấy phép để mở mạng di động ở Myanmar, nơi các kết nối di động vẫn nhiều khi trong tình trạng “tậm tịt”. Bản thân BIDV năm ngoái đã mở văn phòng đại diện tại Myanmar.
Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai cũng đã công bố kế hoạch xây dựng một tổ hợp mua sắm, văn phòng và chung cư trị giá 300 triệu USD ở Yangon, Myanmar.
Nhìn chung, Việt Nam hiện đặt muc tiêu tăng vốn đầu tư trực tiếp vào Myanmar từ mức 500 triệu USD lên 2 tỷ USD và tăng kim ngạch thương mại song phương từ 167 triệu USD vào năm ngoái lên 500 triệu USD trong thời gian từ nay tới năm 2015.
Tuy nhiên, trong bối cảnh Myanmar tiếp tục thúc đẩy cải cách pháp lý và hệ thống tiền tệ, nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng cảm thấy lo ngại rằng, quốc gia này có thể trở thành một đối thủ nặng ký trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Theo báo Financial Times, nhiều doanh nghiệp lớn của Việt Nam đang đẩy mạnh các kế hoạch đầu tư ở quốc gia cùng thuộc Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) này. Thậm chí ngay cả trước khi Myanmar có những cải cách mạnh về chính trị và kinh tế vào năm ngoái, thì các công ty Việt Nam cũng đã không ngần ngại rót vốn vào đây.
Tại một cuộc họp đầu tư song phương tại Hà Nội vào ngày 21/3 tổ chức nhân dịp chuyến thăm chính thức của Tổng thống Myanmar Thein Sein tới Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư Việt Nam tại Myanmar đã công bố một khoảng đầu tư trị giá 100 triệu USD vào lĩnh vực nông nghiệp tại Myanmar. Ông Chủ tịch cũng bày tỏ hy vọng vào những tiến triển mới trong hoạt động đầu tư của các công ty Việt Nam tại Myanmar ở một số lĩnh vực khác, bao gồm thị trường viễn thông di động còn bỏ ngỏ của nước này.
Cũng tại sự kiện này, ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), một trong những ngân hàng quốc doanh lớn nhất của Việt Nam, kêu gọi các nhà đầu tư Việt Nam dành sự quan tâm lớn hơn cho Myanmar. Ông Hà gọi thị trường này là “điểm đến “vàng” cuối cùng ở Đông Nam Á”.
Theo ông Hà, Công ty Bảo vệ thực vật An Giang và công ty quản lý quỹ VinaCapital, đã ký một thỏa thuận với Eden Group, một tập đoàn của Myanmar nằm dưới sự quản lý của nhà tài phiệt kiêm Chủ tịch Hiệp hội lúa gạo Myanmar U Chit Khiang, để mở một nhà máy chế biến nông sản trị giá 100 triệu USD.
Cũng theo thông tin từ ông Hà, hai công ty viễn thông lớn của Việt Nam là VNPT và Viettel đang chờ được cấp giấy phép để mở mạng di động ở Myanmar, nơi các kết nối di động vẫn nhiều khi trong tình trạng “tậm tịt”. Bản thân BIDV năm ngoái đã mở văn phòng đại diện tại Myanmar.
Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai cũng đã công bố kế hoạch xây dựng một tổ hợp mua sắm, văn phòng và chung cư trị giá 300 triệu USD ở Yangon, Myanmar.
Nhìn chung, Việt Nam hiện đặt muc tiêu tăng vốn đầu tư trực tiếp vào Myanmar từ mức 500 triệu USD lên 2 tỷ USD và tăng kim ngạch thương mại song phương từ 167 triệu USD vào năm ngoái lên 500 triệu USD trong thời gian từ nay tới năm 2015.
Tuy nhiên, trong bối cảnh Myanmar tiếp tục thúc đẩy cải cách pháp lý và hệ thống tiền tệ, nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng cảm thấy lo ngại rằng, quốc gia này có thể trở thành một đối thủ nặng ký trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài.