Doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc ngày càng khó khăn
Khủng hoảng nợ châu Âu đem đến cho lĩnh vực xuất khẩu ở Trung Quốc nhiều thách thức “khó nhằn” hơn cả khủng hoảng tài chính 2008
Đối với nhiều doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc hiện nay, cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu đem đến cho họ nhiều thách thức “khó nhằn” hơn cả ở thời kỳ đỉnh cao khủng hoảng tài chính 2008.
Theo báo Financial Times, thống kê công bố cuối tuần vừa rồi cho thấy, xuất khẩu tháng 9 của Trung Quốc tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn dự báo của giới quan sát. Nhưng các cuộc trao đổi của báo này với nhiều doanh nghiệp xuất khẩu ở Trung Quốc lại cho thấy tâm trạng bi quan hơn nhiều so với những gì mà con số thống kê chỉ ra.
Ông Zhou Dewen là người đứng đầu một hiệp hội ngành ở Ôn Châu, một địa phương xuất khẩu hàng đầu ở miền Đông của Trung Quốc. Ông cho hay, tình hình hiện nay “tệ hơn hồi năm 2008. Các khó khăn đều lớn hơn và trải rộng hơn”.
Các hiệp hội ngành như nhóm của ông Zhou vẫn thường xin Bắc Kinh trợ cấp xuất khẩu hoặc hoàn thuế cho các doanh nghiệp thuộc ngành mình. Bởi vậy, nhiều người có thể nghi ngờ những gì ông than vãn. Tuy nhiên, 6 tháng trở lại đây là khoảng thời gian đặc biệt khó khăn đối với các công ty xuất khẩu của Trung Quốc phải đối mặt với sự sa sút nhu cầu ở các thị trường Âu-Mỹ, cũng như tình trạng tăng lương và giá nguyên vật liệu đầu vào trong nước.
Ông Timothy Stuart, một doanh nhân ở Hồng Kông chuyên cung cấp bàn ghế học sinh cho thị trường Mỹ, với nguồn hàng từ các nhà máy ở phía Nam của Trung Quốc, cho biết, các đơn đặt hàng giờ đều nhỏ đi và mức lợi nhuận ông kiếm được thấp hơn 30% so hồi trước khủng hoảng 2008. “Khách hàng giảm số lượng trong các đơn hàng nhằm quản lý hàng tồn kho tốt hơn”, ông Stuart cho biết. Trong khi đó, thời hạn thanh toán bị kéo giãn ra tới mức 90 ngày.
Cỗ máy xuất khẩu của Trung Quốc quay chậm lại đồng nghĩa với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới này có thể tiếp tục đi xuống. Điều này kéo theo việc nhu cầu sắm máy móc, mua nguyên vật liệu của các công ty Trung Quốc cũng chậm lại theo, gây ảnh hưởng không nhỏ đến các công ty nước ngoài. Thị trường đang chờ xem số liệu GDP mà Trung Quốc công bố trong tuần này sẽ thế nào.
Các công ty Mỹ như hãng thiết bị công nghiệp Caterpillar hay hãng nhôm Alcoa đều đã lên tiếng cảnh báo về sự ảnh hưởng của sự giảm tốc tăng trưởng ở Trung Quốc đối với nhu cầu. Nhà sản xuất động cơ Cummins tuần trước tuyên bố kế hoạch cắt giảm 1.500 việc làm, một phần do sự suy giảm nhu cầu từ Trung Quốc.
Nhà phân tích Shannon O’Callaghan thuộc ngân hàng Nomura, nhận xét: “Hồi đầu năm, hầu hết các công ty Mỹ đều tin là kinh tế Trung Quốc sẽ khả quan hơn trong 6 tháng cuối năm. Nhưng đến mùa hè, thì kinh tế Trung Quốc rõ ràng là chẳng tốt lên, có chăng chỉ xấu đi”.
Trên thực tế, tình hình ở Trung Quốc có vẻ u ám hơn những gì mà các con số thống kê phản ánh, báo Financial Times nhận xét.
Các chuyên gia kinh tế cho biết, con số thống kê xuất khẩu tháng 9 sáng sủa của Mỹ có thể bị bóp méo bởi những yếu tố mùa vụ như các doanh nghiệp cấp tập giao hàng cho mùa Giáng sinh trước kỳ nghỉ Quốc khánh kéo dài 1 tuần vào đầu tháng 10.
Ông David Ou, Giám đốc bán hàng của công ty nội thất Mr. Big Furniture Co. ở Foshan, nói rằng, năm ngoái, số đơn đặt hàng cao gấp 3-5 lần so với năm nay. “Nhiều khách chỉ hỏi giá chứ chẳng đặt hàng. Hàng trăm công ty sản xuất nội thất ở Foshan đã phải đóng cửa trong năm nay”, ông Ou cho hay.
Về lý thuyết, nhu cầu nội địa tăng sẽ bù đắp cho sự suy giảm của xuất khẩu. Nhưng theo ông Olivier Levy, Giám đốc công ty dịch vụ mua hàng Dragonsourcing, thì vấn đề mà nhiều nhà máy ở Trung Quốc đang phải đối mặt là “nhu cầu nội địa đâu chẳng thấy”.
Ông David Liu, chủ một doanh nghiệp từ lâu sản xuất túi xách xuất sang châu Âu, vào năm ngoái đã bán cả hàng tại thị trường trong nước. Nhưng ông cho biết, “nhu cầu trong nước rất ảm đạm cho dù chúng tôi mở thêm 20 cửa hàng mới ở nhiều thành phố trong năm nay”.
Nhu cầu của các thị trường lớn như châu Âu và Mỹ khó có khả năng sơm tăng trưởng mạnh trở lại bằng mức trước khủng hoảng tài chính 2008. Ngoài ra, nhiều hãng bán lẻ ở Mỹ và các nơi khác đã bắt đầu tìm nguồn hàng các sản phẩm có hàm lượng sức lao động cao từ các thị trường khác gần Mỹ hơn như Mexico, hoặc từ những nước có mức lương nhân công thấp hơn như Campuchia.
Cách mà các nhà sản xuất ở Trung Quốc điều chỉnh để thích ứng với tình hình mới được thể hiện điển hình ở Scovill, một công sản xuất khóa kéo dành cho quần áo. Năm 2009, công ty này đã đóng cửa một nhà máy ở Thâm Quyến vì giá nhân công ở đây tăng cao. Sau đó, công ty gửi đơn hàng tới các doanh nghiệp khác tại các khu vực có mức lương rẻ hơn ở Trung Quốc, đồng thời mở một nhà máy mới ở Campuchia.
Tỷ suất lợi nhuận vì thế đã tăng từ 6% vào năm 2009 lên 35% vào năm 2010 - ông Brian Moore, Giám đốc của Scovill tại châu Á-Thái Bình Dương, cho biết.
Theo báo Financial Times, thống kê công bố cuối tuần vừa rồi cho thấy, xuất khẩu tháng 9 của Trung Quốc tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn dự báo của giới quan sát. Nhưng các cuộc trao đổi của báo này với nhiều doanh nghiệp xuất khẩu ở Trung Quốc lại cho thấy tâm trạng bi quan hơn nhiều so với những gì mà con số thống kê chỉ ra.
Ông Zhou Dewen là người đứng đầu một hiệp hội ngành ở Ôn Châu, một địa phương xuất khẩu hàng đầu ở miền Đông của Trung Quốc. Ông cho hay, tình hình hiện nay “tệ hơn hồi năm 2008. Các khó khăn đều lớn hơn và trải rộng hơn”.
Các hiệp hội ngành như nhóm của ông Zhou vẫn thường xin Bắc Kinh trợ cấp xuất khẩu hoặc hoàn thuế cho các doanh nghiệp thuộc ngành mình. Bởi vậy, nhiều người có thể nghi ngờ những gì ông than vãn. Tuy nhiên, 6 tháng trở lại đây là khoảng thời gian đặc biệt khó khăn đối với các công ty xuất khẩu của Trung Quốc phải đối mặt với sự sa sút nhu cầu ở các thị trường Âu-Mỹ, cũng như tình trạng tăng lương và giá nguyên vật liệu đầu vào trong nước.
Ông Timothy Stuart, một doanh nhân ở Hồng Kông chuyên cung cấp bàn ghế học sinh cho thị trường Mỹ, với nguồn hàng từ các nhà máy ở phía Nam của Trung Quốc, cho biết, các đơn đặt hàng giờ đều nhỏ đi và mức lợi nhuận ông kiếm được thấp hơn 30% so hồi trước khủng hoảng 2008. “Khách hàng giảm số lượng trong các đơn hàng nhằm quản lý hàng tồn kho tốt hơn”, ông Stuart cho biết. Trong khi đó, thời hạn thanh toán bị kéo giãn ra tới mức 90 ngày.
Cỗ máy xuất khẩu của Trung Quốc quay chậm lại đồng nghĩa với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới này có thể tiếp tục đi xuống. Điều này kéo theo việc nhu cầu sắm máy móc, mua nguyên vật liệu của các công ty Trung Quốc cũng chậm lại theo, gây ảnh hưởng không nhỏ đến các công ty nước ngoài. Thị trường đang chờ xem số liệu GDP mà Trung Quốc công bố trong tuần này sẽ thế nào.
Các công ty Mỹ như hãng thiết bị công nghiệp Caterpillar hay hãng nhôm Alcoa đều đã lên tiếng cảnh báo về sự ảnh hưởng của sự giảm tốc tăng trưởng ở Trung Quốc đối với nhu cầu. Nhà sản xuất động cơ Cummins tuần trước tuyên bố kế hoạch cắt giảm 1.500 việc làm, một phần do sự suy giảm nhu cầu từ Trung Quốc.
Nhà phân tích Shannon O’Callaghan thuộc ngân hàng Nomura, nhận xét: “Hồi đầu năm, hầu hết các công ty Mỹ đều tin là kinh tế Trung Quốc sẽ khả quan hơn trong 6 tháng cuối năm. Nhưng đến mùa hè, thì kinh tế Trung Quốc rõ ràng là chẳng tốt lên, có chăng chỉ xấu đi”.
Trên thực tế, tình hình ở Trung Quốc có vẻ u ám hơn những gì mà các con số thống kê phản ánh, báo Financial Times nhận xét.
Các chuyên gia kinh tế cho biết, con số thống kê xuất khẩu tháng 9 sáng sủa của Mỹ có thể bị bóp méo bởi những yếu tố mùa vụ như các doanh nghiệp cấp tập giao hàng cho mùa Giáng sinh trước kỳ nghỉ Quốc khánh kéo dài 1 tuần vào đầu tháng 10.
Ông David Ou, Giám đốc bán hàng của công ty nội thất Mr. Big Furniture Co. ở Foshan, nói rằng, năm ngoái, số đơn đặt hàng cao gấp 3-5 lần so với năm nay. “Nhiều khách chỉ hỏi giá chứ chẳng đặt hàng. Hàng trăm công ty sản xuất nội thất ở Foshan đã phải đóng cửa trong năm nay”, ông Ou cho hay.
Về lý thuyết, nhu cầu nội địa tăng sẽ bù đắp cho sự suy giảm của xuất khẩu. Nhưng theo ông Olivier Levy, Giám đốc công ty dịch vụ mua hàng Dragonsourcing, thì vấn đề mà nhiều nhà máy ở Trung Quốc đang phải đối mặt là “nhu cầu nội địa đâu chẳng thấy”.
Ông David Liu, chủ một doanh nghiệp từ lâu sản xuất túi xách xuất sang châu Âu, vào năm ngoái đã bán cả hàng tại thị trường trong nước. Nhưng ông cho biết, “nhu cầu trong nước rất ảm đạm cho dù chúng tôi mở thêm 20 cửa hàng mới ở nhiều thành phố trong năm nay”.
Nhu cầu của các thị trường lớn như châu Âu và Mỹ khó có khả năng sơm tăng trưởng mạnh trở lại bằng mức trước khủng hoảng tài chính 2008. Ngoài ra, nhiều hãng bán lẻ ở Mỹ và các nơi khác đã bắt đầu tìm nguồn hàng các sản phẩm có hàm lượng sức lao động cao từ các thị trường khác gần Mỹ hơn như Mexico, hoặc từ những nước có mức lương nhân công thấp hơn như Campuchia.
Cách mà các nhà sản xuất ở Trung Quốc điều chỉnh để thích ứng với tình hình mới được thể hiện điển hình ở Scovill, một công sản xuất khóa kéo dành cho quần áo. Năm 2009, công ty này đã đóng cửa một nhà máy ở Thâm Quyến vì giá nhân công ở đây tăng cao. Sau đó, công ty gửi đơn hàng tới các doanh nghiệp khác tại các khu vực có mức lương rẻ hơn ở Trung Quốc, đồng thời mở một nhà máy mới ở Campuchia.
Tỷ suất lợi nhuận vì thế đã tăng từ 6% vào năm 2009 lên 35% vào năm 2010 - ông Brian Moore, Giám đốc của Scovill tại châu Á-Thái Bình Dương, cho biết.