Doanh nhân cần ứng xử thế nào trong thời “bão”nợ?
Nợ nần là áp lực kinh hoàng mà cộng đồng doanh nghiệp đang phải đối mặt
Nợ nần là áp lực kinh hoàng mà cộng đồng doanh nghiệp đang phải đối mặt trong thời điểm kinh tế khó khăn và cũng từ đó, những chuyện bi hài bắt đầu nảy sinh.
Muôn mặt nợ nần
“Các anh chị cứ bình tĩnh. Nếu anh chị vay của ngân hàng 1-2 tỷ đồng, anh chị là con nợ. Nhưng nếu anh chị đang vay 10-20 tỷ đồng, cứ bình tĩnh, chính ngân hàng đang là con nợ của anh chị. Kiểu gì cũng có hướng giải quyết”.
Với ví von này, kèm theo một nụ cười hóm, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia, TS.Lê Xuân Nghĩa, đã khiến cho hàng loạt giám đốc điều hành (CEO) thuộc Hiệp hội các doanh nghiệp phát triển tiêu dùng Việt Nam (Vacod) phải bật cười trong một cuộc giao lưu cuối tuần qua.
Nhưng ông Nghĩa thì không hề nói đùa. Ý của vị chuyên gia này không phải là khuyên doanh nghiệp chây ỳ nợ, mà là những tín hiệu thị trường đã cho thấy trong 6 tháng cuối năm, sẽ có những nguồn tín dụng mà doanh nghiệp có thể linh hoạt “xoay xở” được.
“Ngân hàng Nhà nước đã phát đi tín hiệu là đã xong giai đoạn 1 của tái cơ cấu ngân hàng, đang bước sang giai đoạn 2 là xử lý nợ xấu. Đã bắt đầu hé lộ những nguồn vay mới. Một số ngân hàng đang mua tín phiếu hàng ngàn tỷ đồng vì thừa tiền, dù đồng thời vẫn có những ngân hàng không có tiền. Tuy nhiên, các anh chị cứ bình tĩnh, lần hồi để xử lý nợ”, ông Nghĩa nói.
Nợ nần là chuyện gây ra quá nhiều mệt mỏi cho các doanh nghiệp. Lãnh đạo một công ty tư nhân tại Hà Nội, sau khi nghe “lời khuyên” của ông Nghĩa, đã đứng lên kể lể về tình hình nợ nần của công ty mình. Bà kể, mấy tháng gần đây liên tục bị các nhân viên tín dụng gọi điện để đòi nợ. “Các cháu trẻ măng, chỉ bằng tuổi con cháu tôi, mà nói là “cô xem lại tư cách của mình đi, vì sao không chịu trả”, bà kể.
Là một giáo viên và là phiên dịch viên chuyển nghề sang kinh doanh, bà nói tự mình chưa bao giờ nghi ngờ gì “tư cách” của mình cả, nhưng nợ nần là nợ nần, nó khiến cho thế thời nó thay đổi, và “tư cách” được đưa ra để công kích nhau.
Người phụ nữ này cho biết mong muốn của bà là các nhà hoạch định chính sách cần đi sâu đi sát hơn nữa vào thực tế, cụ thể là chịu khó về thăm các làng nghề để có được cái nhìn đầy đủ hơn về tình trạng nợ nần. “Quốc Oai quê tôi có 14 ngàn máy dệt, nay phần lớn đang đắp chiếu cả”, bà đưa một ví dụ.
Ông Lê Văn Long, Tổng giám đốc Công ty TNHH Tân An Bình, một doanh nghiệp chuyên về xây lắp hệ thống gas trung tâm cho các tòa chung cư cao tầng, thì bày tỏ sự bức xúc đối với tình trạng nợ “vòng vo” giữa các doanh nghiệp với nhau.
Dẫn ví dụ về món nợ mà Tổng công ty Vinaconex chưa chịu trả, ông nói tình trạng nợ vòng vo đang làm khó các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ như Tân An Bình, và điều này dường như đang rất phổ biến trong nền kinh tế.
“To như Vinaconex mà nợ chưa trả. Theo hợp đồng, chúng tôi có thể kiện ra tòa và cầm chắc phần thắng, như dẫu tòa có tuyên, thì họ vẫn không trả thì biết làm thế nào”, ông nói.
Dính bẫy “tiểu xảo”
Khi đưa ra ý tưởng thành lập công ty mua bán nợ để giải quyết vấn đề nợ xấu, TS.Lê Xuân Nghĩa nói có rất nhiều ý kiến phản đối, cho rằng chính các ngân hàng phải tự xử lý lấy.
Nhưng chuyên gia này nói rằng “đừng có mơ” ngân hàng tự xử lý nợ của mình. Ngay cả trong thời điểm nợ xấu căng thẳng, các ông chủ ngân hàng vẫn có thể “sống khỏe”.
“Giả sử ngân hàng có 10 đồng nợ xấu và 10 đồng vốn ‘tiền tươi thóc thật’, các chủ ngân hàng vẫn hạch toán lãi 20% để rút 2 đồng tiền tươi thóc thật về, đồng thời hạch toán 20% lãi suất ảo vào nợ xấu để nợ xấu trở thành 12 đồng và vốn còn 8 đồng. Nợ xấu vẫn tăng trong khi các ông chủ vẫn bỏ túi lợi nhuận”, ông Nghĩa nêu ví dụ và nhấn mạnh rằng ngay cả khi có công ty mua bán nợ, một số ngân hàng có thể vẫn không muốn bán nợ xấu nếu giá bán chỉ là 10% khoản nợ.
“Ngồi im và ‘ăn’ 20% ‘tiền tươi thóc thật’ mỗi năm và ngồi đợi Chính phủ xử lý nợ xấu có lẽ thú vị hơn”, ông Nghĩa nói.
Ở cấp thấp hơn, nhiều nhân viên tín dụng cũng đã và đang biểu diễn một vài tiểu xảo. Nguy hiểm nhất trong số này là việc gợi ý đảo nợ bằng nguồn tín dụng đen.
Ngân hàng Nhà nước gần đây đã ghi nhận hiện tượng một số nhân viên tín dụng, vì chịu sức ép thu hồi nợ, đã dụ khách hàng vay tín dụng đen bên ngoài để đảo nợ với lời hứa rằng một hai ngày sau sẽ lại cho vay. Tuy nhiên, sau khi đẩy nợ cho tín dụng đen, ngân hàng không cho vay nữa, để lại gánh nặng cho doanh nghiệp.
“Có tới 19 doanh nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long đã bị lừa kiểu này. Lời khuyên của tôi là quý vị tuyệt đối không được dùng nguồn vay tư nhân để đảo nợ vào lúc này”, ông Nghĩa nói.
Muôn mặt nợ nần
“Các anh chị cứ bình tĩnh. Nếu anh chị vay của ngân hàng 1-2 tỷ đồng, anh chị là con nợ. Nhưng nếu anh chị đang vay 10-20 tỷ đồng, cứ bình tĩnh, chính ngân hàng đang là con nợ của anh chị. Kiểu gì cũng có hướng giải quyết”.
Với ví von này, kèm theo một nụ cười hóm, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia, TS.Lê Xuân Nghĩa, đã khiến cho hàng loạt giám đốc điều hành (CEO) thuộc Hiệp hội các doanh nghiệp phát triển tiêu dùng Việt Nam (Vacod) phải bật cười trong một cuộc giao lưu cuối tuần qua.
Nhưng ông Nghĩa thì không hề nói đùa. Ý của vị chuyên gia này không phải là khuyên doanh nghiệp chây ỳ nợ, mà là những tín hiệu thị trường đã cho thấy trong 6 tháng cuối năm, sẽ có những nguồn tín dụng mà doanh nghiệp có thể linh hoạt “xoay xở” được.
“Ngân hàng Nhà nước đã phát đi tín hiệu là đã xong giai đoạn 1 của tái cơ cấu ngân hàng, đang bước sang giai đoạn 2 là xử lý nợ xấu. Đã bắt đầu hé lộ những nguồn vay mới. Một số ngân hàng đang mua tín phiếu hàng ngàn tỷ đồng vì thừa tiền, dù đồng thời vẫn có những ngân hàng không có tiền. Tuy nhiên, các anh chị cứ bình tĩnh, lần hồi để xử lý nợ”, ông Nghĩa nói.
Nợ nần là chuyện gây ra quá nhiều mệt mỏi cho các doanh nghiệp. Lãnh đạo một công ty tư nhân tại Hà Nội, sau khi nghe “lời khuyên” của ông Nghĩa, đã đứng lên kể lể về tình hình nợ nần của công ty mình. Bà kể, mấy tháng gần đây liên tục bị các nhân viên tín dụng gọi điện để đòi nợ. “Các cháu trẻ măng, chỉ bằng tuổi con cháu tôi, mà nói là “cô xem lại tư cách của mình đi, vì sao không chịu trả”, bà kể.
Là một giáo viên và là phiên dịch viên chuyển nghề sang kinh doanh, bà nói tự mình chưa bao giờ nghi ngờ gì “tư cách” của mình cả, nhưng nợ nần là nợ nần, nó khiến cho thế thời nó thay đổi, và “tư cách” được đưa ra để công kích nhau.
Người phụ nữ này cho biết mong muốn của bà là các nhà hoạch định chính sách cần đi sâu đi sát hơn nữa vào thực tế, cụ thể là chịu khó về thăm các làng nghề để có được cái nhìn đầy đủ hơn về tình trạng nợ nần. “Quốc Oai quê tôi có 14 ngàn máy dệt, nay phần lớn đang đắp chiếu cả”, bà đưa một ví dụ.
Ông Lê Văn Long, Tổng giám đốc Công ty TNHH Tân An Bình, một doanh nghiệp chuyên về xây lắp hệ thống gas trung tâm cho các tòa chung cư cao tầng, thì bày tỏ sự bức xúc đối với tình trạng nợ “vòng vo” giữa các doanh nghiệp với nhau.
Dẫn ví dụ về món nợ mà Tổng công ty Vinaconex chưa chịu trả, ông nói tình trạng nợ vòng vo đang làm khó các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ như Tân An Bình, và điều này dường như đang rất phổ biến trong nền kinh tế.
“To như Vinaconex mà nợ chưa trả. Theo hợp đồng, chúng tôi có thể kiện ra tòa và cầm chắc phần thắng, như dẫu tòa có tuyên, thì họ vẫn không trả thì biết làm thế nào”, ông nói.
Dính bẫy “tiểu xảo”
Khi đưa ra ý tưởng thành lập công ty mua bán nợ để giải quyết vấn đề nợ xấu, TS.Lê Xuân Nghĩa nói có rất nhiều ý kiến phản đối, cho rằng chính các ngân hàng phải tự xử lý lấy.
Nhưng chuyên gia này nói rằng “đừng có mơ” ngân hàng tự xử lý nợ của mình. Ngay cả trong thời điểm nợ xấu căng thẳng, các ông chủ ngân hàng vẫn có thể “sống khỏe”.
“Giả sử ngân hàng có 10 đồng nợ xấu và 10 đồng vốn ‘tiền tươi thóc thật’, các chủ ngân hàng vẫn hạch toán lãi 20% để rút 2 đồng tiền tươi thóc thật về, đồng thời hạch toán 20% lãi suất ảo vào nợ xấu để nợ xấu trở thành 12 đồng và vốn còn 8 đồng. Nợ xấu vẫn tăng trong khi các ông chủ vẫn bỏ túi lợi nhuận”, ông Nghĩa nêu ví dụ và nhấn mạnh rằng ngay cả khi có công ty mua bán nợ, một số ngân hàng có thể vẫn không muốn bán nợ xấu nếu giá bán chỉ là 10% khoản nợ.
“Ngồi im và ‘ăn’ 20% ‘tiền tươi thóc thật’ mỗi năm và ngồi đợi Chính phủ xử lý nợ xấu có lẽ thú vị hơn”, ông Nghĩa nói.
Ở cấp thấp hơn, nhiều nhân viên tín dụng cũng đã và đang biểu diễn một vài tiểu xảo. Nguy hiểm nhất trong số này là việc gợi ý đảo nợ bằng nguồn tín dụng đen.
Ngân hàng Nhà nước gần đây đã ghi nhận hiện tượng một số nhân viên tín dụng, vì chịu sức ép thu hồi nợ, đã dụ khách hàng vay tín dụng đen bên ngoài để đảo nợ với lời hứa rằng một hai ngày sau sẽ lại cho vay. Tuy nhiên, sau khi đẩy nợ cho tín dụng đen, ngân hàng không cho vay nữa, để lại gánh nặng cho doanh nghiệp.
“Có tới 19 doanh nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long đã bị lừa kiểu này. Lời khuyên của tôi là quý vị tuyệt đối không được dùng nguồn vay tư nhân để đảo nợ vào lúc này”, ông Nghĩa nói.