Dòng vốn FDI: Lắm mối đâm khó quản
Việc không quản lý được dòng vốn FDI có thể ảnh hưởng tiêu cực đến an toàn tài chính của Việt Nam
Với gần 60 tỷ USD đã được giải ngân trong 22 năm qua, năm 2009, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã đóng góp 18,33% GDP, bổ sung 2,5 tỷ USD vào nguồn thu ngân sách, tạo việc làm cho trên 2 triệu lao động trực tiếp và hàng vạn lao động gián tiếp khác.
“Việt Nam đã tương đối thành công trong thu hút vốn FDI”, nhân phát biểu tại hội nghị tập huấn về thống kê đầu tư nước ngoài cuối tháng 7, Phó cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài Đặng Xuân Quang đã nhìn nhận khá lạc quan về vai trò và những gì mà khu vực doanh nghiệp này mang lại, từ các con số trích dẫn trên.
Nhưng trên thực tế, việc quản lý dòng vốn FDI vào và ra cũng đang gây không ít khó khăn cho cơ quan quản lý.
Nhập siêu, báo lỗ, chuyển giá...
Ngay trong những “đóng góp” của khu vực FDI, đã thấy xuất hiện những nghịch lý. Với tỷ lệ đóng góp chiếm gần 1/5 GDP, năm 2009, các doanh nghiệp này lại chỉ nộp ngân sách nhà nước chưa bằng 1/10 tổng thu cân đối ngân sách nhà nước (tác giả tính toán trên số ước thực hiện GDP, thu ngân sách và tỷ giá cuối kỳ của Kho bạc Nhà nước năm 2009).
Chuyện các doanh nghiệp FDI chuyển giá đã được nhiều chuyên gia nói đến gần đây và được hiểu là hành động nâng khống giá hàng nhập từ công ty mẹ và giảm giá bán từ cơ sở sản xuất tại Việt Nam nhằm chuyển khoản lợi nhuận lớn hơn ra nước ngoài, tránh bị đánh thuế thu nhập doanh nghiệp 25%.
Theo Cục Thuế Tp.HCM, 60% doanh nghiệp FDI hoạt động trên địa bàn này báo lỗ trong năm 2009, năm 2008 là 50% và năm 2007 là 70%. Tuy nhiên, rất nhiều trong số này tiếp tục mở rộng sản xuất tại Việt Nam.
Theo chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh, việc các doanh nghiệp FDI chuyển giá không chỉ làm thất thu thuế đối với Việt Nam, nhưng đồng thời cũng đẩy nhập siêu của Việt Nam ngày càng trầm trọng hơn.
Trên thực tế, các doanh nghiệp FDI liên tục nhập siêu trong nhiều năm nay. Nếu bỏ dầu thô khỏi kim ngạch xuất khẩu của khối này, năm 2008 các doanh nghiệp FDI nhập siêu khoảng 4,14 tỷ USD; năm 2009 là gần 1,23 tỷ USD; 7 tháng đầu năm nay xấp xỉ 1,78 tỷ USD, theo Tổng cục Thống kê.
Ở một góc nhìn khác, trong cán cân thanh toán tổng thể của Việt Nam, thu nhập đầu tư (thuộc cán cân vãng lai) liên tục âm nhiều năm nay, năm 2007 âm 3 tỷ USD, 2008 và 2009 cùng âm 4,9 tỷ USD.
Theo quy định tại Nghị định số 164/1999/NĐ-CP về quản lý cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam, hạng mục thu nhập đầu tư bao gồm lãi phải trả cho các khoản vay nợ nước ngoài, lợi nhuận nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp được hưởng...
Tham chiếu với bản tin nợ nước ngoài số 5 được Bộ Tài chính công bố mới đây, trả nợ lãi và phí cho nợ nước ngoài nhiều năm nay chưa vượt quá 500 triệu USD/năm. Trong 3 năm gần đây, dù số lãi và phí phải trả có cao hơn trước nhưng 2007 mới là 382,07 triệu USD; 2008 là 424,39 triệu USD; và 2009 là 484,38 triệu USD.
Như vậy, không kể khoản lãi được sử dụng tái đầu tư, được chuyển ghi vào mục vốn FDI ròng (thuộc cán cân vốn và tài chính), số tiền lãi của các doanh nghiệp FDI cũng khá lớn. Tuy nhiên, có thể con số chưa thể hiện hết thực tế hoạt động của khối doanh nghiệp này.
“Chuyện doanh nghiệp FDI chuyển lợi nhuận về nước, rất nhiều trường hợp tôi biết là không chuyển qua tài khoản tại ngân hàng mà chuyển bằng tiền mặt, cho vào container chuyển đi, hoặc móc ngoặc với người Việt Nam thanh toán tại nước ngoài”, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh cho biết.
Lắm mối đâm khó quản
Đối với công tác quản lý dòng vốn FDI của cơ quan chức năng, hiện nay, số liệu vốn đầu tư nước ngoài được định kỳ tổng hợp từ số liệu báo cáo của các địa phương đối với vốn chuyển vào và từ doanh nghiệp đối với vốn chuyển ra. Cục Đầu tư nước ngoài là cơ quan duy nhất có thể tổng hợp được một cách tương đối đầy đủ số liệu.
Tuy vậy, công tác thu thập thông tin về đầu tư nước ngoài còn rất nhiều tồn tại.
Số liệu vốn thực hiện địa phương báo cáo về Cục hiện nay là số liệu tổng hợp về giá trị của vốn đã thực hiện, không phân chia theo các yếu tố cấu thành như vốn chủ sở hữu, lợi nhuận tái đầu tư…, cũng không chia được thành vốn bằng tiền mặt và vốn bằng hiện vật như máy móc thiết bị, nhà xưởng, giá trị quyền sử dụng đất… và các khoản tương đương tiền như công nghệ, bí quyết kỹ thuật, thương hiệu…
Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm thống kê dòng vốn vào và ra khỏi nền kinh tế qua kênh ngân hàng (vốn bằng tiền) làm căn cứ để lập, phân tích cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam, nhưng lại không có đủ nguồn dữ liệu để tính toán dòng vốn chuyển vào và ra qua các hoạt động đầu tư trực tiếp, do vậy không bổ sung và đối chiếu dữ liệu được với Cục Đầu tư nước ngoài về các dòng FDI vào và ra.
“Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính thế giới, các dòng vốn chuyển vào và chuyển ra biến động tương đối mạnh, việc không có nguồn số liệu chính xác và kịp thời để tính toán cân bằng tổng thể trong cán cân thanh toán, từ đó có những quyết sách kịp thời và đúng đắn ứng phó với những biến động bên ngoài khiến cho các chính sách tỷ giá và tiền tệ trở nên kém linh hoạt và chậm trễ, ảnh hưởng tới điều tiết vĩ mô...”, Phó cục trưởng Quang cho biết.
Về phía Ngân hàng Nhà nước, trả lời cho câu hỏi về các con số tách bạch trong cán cân thu nhập đầu tư đơn giản chỉ là: “Đây là số liệu mật”. Với nhiều chuyên gia kinh tế được VnEconomy tham vấn, chi tiết số liệu về cán cân thu nhập đầu tư là khó khăn vì số liệu lâu nay không được thống kê đầy đủ.
Bình luận về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh cho rằng: “Thống kê cũng không được thì quản lý như thế nào là vấn đề. Nó sẽ xảy ra câu chuyện là chúng ta không nắm được cán cân thực sự là như thế nào”.
Cũng theo ông Ánh, việc không quản lý được dòng tiền có thể ảnh hưởng đến an toàn tài chính. Ngoài ra, nếu không quản được, dòng tiền có khả năng làm trầm trọng hơn vấn đề Đô la hóa tại Việt Nam, vì hoàn toàn có khả năng USD tài khoản được chuyển sang USD tiền mặt.
“Tình trạng này dẫn đến không thể kiểm soát được ngoại tệ ra và vào Việt Nam, thậm chí có khả năng vô hiệu quá chính sách tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước”, ông Ánh nói.
“Việt Nam đã tương đối thành công trong thu hút vốn FDI”, nhân phát biểu tại hội nghị tập huấn về thống kê đầu tư nước ngoài cuối tháng 7, Phó cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài Đặng Xuân Quang đã nhìn nhận khá lạc quan về vai trò và những gì mà khu vực doanh nghiệp này mang lại, từ các con số trích dẫn trên.
Nhưng trên thực tế, việc quản lý dòng vốn FDI vào và ra cũng đang gây không ít khó khăn cho cơ quan quản lý.
Nhập siêu, báo lỗ, chuyển giá...
Ngay trong những “đóng góp” của khu vực FDI, đã thấy xuất hiện những nghịch lý. Với tỷ lệ đóng góp chiếm gần 1/5 GDP, năm 2009, các doanh nghiệp này lại chỉ nộp ngân sách nhà nước chưa bằng 1/10 tổng thu cân đối ngân sách nhà nước (tác giả tính toán trên số ước thực hiện GDP, thu ngân sách và tỷ giá cuối kỳ của Kho bạc Nhà nước năm 2009).
Chuyện các doanh nghiệp FDI chuyển giá đã được nhiều chuyên gia nói đến gần đây và được hiểu là hành động nâng khống giá hàng nhập từ công ty mẹ và giảm giá bán từ cơ sở sản xuất tại Việt Nam nhằm chuyển khoản lợi nhuận lớn hơn ra nước ngoài, tránh bị đánh thuế thu nhập doanh nghiệp 25%.
Theo Cục Thuế Tp.HCM, 60% doanh nghiệp FDI hoạt động trên địa bàn này báo lỗ trong năm 2009, năm 2008 là 50% và năm 2007 là 70%. Tuy nhiên, rất nhiều trong số này tiếp tục mở rộng sản xuất tại Việt Nam.
Theo chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh, việc các doanh nghiệp FDI chuyển giá không chỉ làm thất thu thuế đối với Việt Nam, nhưng đồng thời cũng đẩy nhập siêu của Việt Nam ngày càng trầm trọng hơn.
Trên thực tế, các doanh nghiệp FDI liên tục nhập siêu trong nhiều năm nay. Nếu bỏ dầu thô khỏi kim ngạch xuất khẩu của khối này, năm 2008 các doanh nghiệp FDI nhập siêu khoảng 4,14 tỷ USD; năm 2009 là gần 1,23 tỷ USD; 7 tháng đầu năm nay xấp xỉ 1,78 tỷ USD, theo Tổng cục Thống kê.
Ở một góc nhìn khác, trong cán cân thanh toán tổng thể của Việt Nam, thu nhập đầu tư (thuộc cán cân vãng lai) liên tục âm nhiều năm nay, năm 2007 âm 3 tỷ USD, 2008 và 2009 cùng âm 4,9 tỷ USD.
Theo quy định tại Nghị định số 164/1999/NĐ-CP về quản lý cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam, hạng mục thu nhập đầu tư bao gồm lãi phải trả cho các khoản vay nợ nước ngoài, lợi nhuận nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp được hưởng...
Tham chiếu với bản tin nợ nước ngoài số 5 được Bộ Tài chính công bố mới đây, trả nợ lãi và phí cho nợ nước ngoài nhiều năm nay chưa vượt quá 500 triệu USD/năm. Trong 3 năm gần đây, dù số lãi và phí phải trả có cao hơn trước nhưng 2007 mới là 382,07 triệu USD; 2008 là 424,39 triệu USD; và 2009 là 484,38 triệu USD.
Như vậy, không kể khoản lãi được sử dụng tái đầu tư, được chuyển ghi vào mục vốn FDI ròng (thuộc cán cân vốn và tài chính), số tiền lãi của các doanh nghiệp FDI cũng khá lớn. Tuy nhiên, có thể con số chưa thể hiện hết thực tế hoạt động của khối doanh nghiệp này.
“Chuyện doanh nghiệp FDI chuyển lợi nhuận về nước, rất nhiều trường hợp tôi biết là không chuyển qua tài khoản tại ngân hàng mà chuyển bằng tiền mặt, cho vào container chuyển đi, hoặc móc ngoặc với người Việt Nam thanh toán tại nước ngoài”, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh cho biết.
Lắm mối đâm khó quản
Đối với công tác quản lý dòng vốn FDI của cơ quan chức năng, hiện nay, số liệu vốn đầu tư nước ngoài được định kỳ tổng hợp từ số liệu báo cáo của các địa phương đối với vốn chuyển vào và từ doanh nghiệp đối với vốn chuyển ra. Cục Đầu tư nước ngoài là cơ quan duy nhất có thể tổng hợp được một cách tương đối đầy đủ số liệu.
Tuy vậy, công tác thu thập thông tin về đầu tư nước ngoài còn rất nhiều tồn tại.
Số liệu vốn thực hiện địa phương báo cáo về Cục hiện nay là số liệu tổng hợp về giá trị của vốn đã thực hiện, không phân chia theo các yếu tố cấu thành như vốn chủ sở hữu, lợi nhuận tái đầu tư…, cũng không chia được thành vốn bằng tiền mặt và vốn bằng hiện vật như máy móc thiết bị, nhà xưởng, giá trị quyền sử dụng đất… và các khoản tương đương tiền như công nghệ, bí quyết kỹ thuật, thương hiệu…
Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm thống kê dòng vốn vào và ra khỏi nền kinh tế qua kênh ngân hàng (vốn bằng tiền) làm căn cứ để lập, phân tích cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam, nhưng lại không có đủ nguồn dữ liệu để tính toán dòng vốn chuyển vào và ra qua các hoạt động đầu tư trực tiếp, do vậy không bổ sung và đối chiếu dữ liệu được với Cục Đầu tư nước ngoài về các dòng FDI vào và ra.
“Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính thế giới, các dòng vốn chuyển vào và chuyển ra biến động tương đối mạnh, việc không có nguồn số liệu chính xác và kịp thời để tính toán cân bằng tổng thể trong cán cân thanh toán, từ đó có những quyết sách kịp thời và đúng đắn ứng phó với những biến động bên ngoài khiến cho các chính sách tỷ giá và tiền tệ trở nên kém linh hoạt và chậm trễ, ảnh hưởng tới điều tiết vĩ mô...”, Phó cục trưởng Quang cho biết.
Về phía Ngân hàng Nhà nước, trả lời cho câu hỏi về các con số tách bạch trong cán cân thu nhập đầu tư đơn giản chỉ là: “Đây là số liệu mật”. Với nhiều chuyên gia kinh tế được VnEconomy tham vấn, chi tiết số liệu về cán cân thu nhập đầu tư là khó khăn vì số liệu lâu nay không được thống kê đầy đủ.
Bình luận về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh cho rằng: “Thống kê cũng không được thì quản lý như thế nào là vấn đề. Nó sẽ xảy ra câu chuyện là chúng ta không nắm được cán cân thực sự là như thế nào”.
Cũng theo ông Ánh, việc không quản lý được dòng tiền có thể ảnh hưởng đến an toàn tài chính. Ngoài ra, nếu không quản được, dòng tiền có khả năng làm trầm trọng hơn vấn đề Đô la hóa tại Việt Nam, vì hoàn toàn có khả năng USD tài khoản được chuyển sang USD tiền mặt.
“Tình trạng này dẫn đến không thể kiểm soát được ngoại tệ ra và vào Việt Nam, thậm chí có khả năng vô hiệu quá chính sách tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước”, ông Ánh nói.