Dự báo lạc quan về kinh tế Việt Nam 2008
Theo Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản, năm nay, Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn và giảm được tỷ lệ lạm phát
Viện Nghiên cứu các nền kinh tế đang phát triển thuộc Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (IDE – JETRO) vừa công bố báo cáo thường niên về Triển vọng kinh tế Đông Á 2008. Theo báo cáo này, năm 2008 Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn và giảm được tỷ lệ lạm phát.
Các chuyên gia của IDE khẳng định kinh tế Việt Nam tiếp tục bứt phá mạnh mẽ hơn nữa trong bức tranh kinh tế ảm đạm của khu vực Đông Á và thế giới. Theo đó, GDP của Việt Nam năm 2008 được IDE dự báo sẽ đạt mức 8,7%, cao hơn 0,3% so với GDP năm 2007 (8,4 %).
Theo IDE, các nhà đầu tư cả trong nước và nước ngoài dường như đều kỳ vọng vào năm thứ hai sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nhờ đó quy mô đầu tư năm 2008 sẽ được mở rộng thêm 10% so với 2007. Kim ngạch xuất khẩu do tương ứng với đầu tư trực tiếp nước ngoài nên sẽ tăng 12%, và nhờ vậy lĩnh vực sản xuất công nghiệp sẽ tăng trưởng ở mức hai con số là 10,8%.
Nhờ có ảnh hưởng lan tỏa của đầu tư trực tiếp nước ngoài, và với vai trò dẫn đầu của các ngành thương mại, giao thông vận tải, du lịch và bất động sản, lĩnh vực dịch vụ dự báo sẽ tiếp tục phát triển với mức 8,8% trong năm 2008.
Nhu cầu nội địa mạnh mẽ của nền kinh tế sẽ tiếp tục là động lực phát triển kinh tế. Kết quả là lĩnh vực công nghiệp được dự báo sẽ tiếp tục đạt tỷ lệ tăng trưởng hai con số, ở mức 10,8%.
Theo IDE, các lĩnh vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ phát triển mạnh mẽ được kỳ vọng sẽ dẫn hướng nền kinh tế Việt Nam phát triển với tốc độ cao hơn. Báo cáo cho rằng lĩnh vực nông nghiệp, lâm thuỷ sản của Việt Nam tăng trưởng ở mức 3,5% nhờ Chính phủ quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và các sản phẩm xuất khẩu sẽ tiếp tục tăng cao hơn nữa.
Không chỉ dự báo lạc quan về tốc độ tăng trưởng kinh tế, các chuyên gia IDE cũng cho rằng tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam sau một năm tăng cao (2007) sẽ giảm xuống còn 8,1% mặc dù sức ép sẽ mạnh hơn từ sự bứt phá của nền kinh tế. Theo báo cáo, sự bình ổn giá cả của các sản phẩm nông nghiệp ở Việt Nam là lý do chủ yếu giúp kiềm chế tỷ lệ lạm phát trong năm 2008.
Báo cáo Triển vọng kinh tế Đông Á 2008 được IDE-JETRO được thực hiện tại 10 nền kinh tế châu Á dựa trên mô hình toán kinh tế vĩ mô do IDE – JETRO đặt ra, theo đó có thể tạm chia các nền kinh tế này thành 3 dạng: (1) mô hình nền kinh tế tiêu dùng - demand-oriented (Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Indonesia, Thái Lan, Malaysia, và Philippin); (2) mô hình nền kinh tế cung cấp (Việt Nam); và (3) mô hình nền kinh tế tài chính (Singapore).
Mô hình kinh tế ở Việt Nam một mặt cho thấy lợi thế to lớn của đất nước với vai trò là cơ sở sản xuất để xuất khẩu tiềm năng, nhưng mặt khác cũng bộc lộ sức tiêu thụ nội địa còn hạn chế dù quy mô dân số của Việt Nam rất lớn.
Các chuyên gia của IDE khẳng định kinh tế Việt Nam tiếp tục bứt phá mạnh mẽ hơn nữa trong bức tranh kinh tế ảm đạm của khu vực Đông Á và thế giới. Theo đó, GDP của Việt Nam năm 2008 được IDE dự báo sẽ đạt mức 8,7%, cao hơn 0,3% so với GDP năm 2007 (8,4 %).
Theo IDE, các nhà đầu tư cả trong nước và nước ngoài dường như đều kỳ vọng vào năm thứ hai sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nhờ đó quy mô đầu tư năm 2008 sẽ được mở rộng thêm 10% so với 2007. Kim ngạch xuất khẩu do tương ứng với đầu tư trực tiếp nước ngoài nên sẽ tăng 12%, và nhờ vậy lĩnh vực sản xuất công nghiệp sẽ tăng trưởng ở mức hai con số là 10,8%.
Nhờ có ảnh hưởng lan tỏa của đầu tư trực tiếp nước ngoài, và với vai trò dẫn đầu của các ngành thương mại, giao thông vận tải, du lịch và bất động sản, lĩnh vực dịch vụ dự báo sẽ tiếp tục phát triển với mức 8,8% trong năm 2008.
Nhu cầu nội địa mạnh mẽ của nền kinh tế sẽ tiếp tục là động lực phát triển kinh tế. Kết quả là lĩnh vực công nghiệp được dự báo sẽ tiếp tục đạt tỷ lệ tăng trưởng hai con số, ở mức 10,8%.
Theo IDE, các lĩnh vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ phát triển mạnh mẽ được kỳ vọng sẽ dẫn hướng nền kinh tế Việt Nam phát triển với tốc độ cao hơn. Báo cáo cho rằng lĩnh vực nông nghiệp, lâm thuỷ sản của Việt Nam tăng trưởng ở mức 3,5% nhờ Chính phủ quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và các sản phẩm xuất khẩu sẽ tiếp tục tăng cao hơn nữa.
Không chỉ dự báo lạc quan về tốc độ tăng trưởng kinh tế, các chuyên gia IDE cũng cho rằng tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam sau một năm tăng cao (2007) sẽ giảm xuống còn 8,1% mặc dù sức ép sẽ mạnh hơn từ sự bứt phá của nền kinh tế. Theo báo cáo, sự bình ổn giá cả của các sản phẩm nông nghiệp ở Việt Nam là lý do chủ yếu giúp kiềm chế tỷ lệ lạm phát trong năm 2008.
Báo cáo Triển vọng kinh tế Đông Á 2008 được IDE-JETRO được thực hiện tại 10 nền kinh tế châu Á dựa trên mô hình toán kinh tế vĩ mô do IDE – JETRO đặt ra, theo đó có thể tạm chia các nền kinh tế này thành 3 dạng: (1) mô hình nền kinh tế tiêu dùng - demand-oriented (Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Indonesia, Thái Lan, Malaysia, và Philippin); (2) mô hình nền kinh tế cung cấp (Việt Nam); và (3) mô hình nền kinh tế tài chính (Singapore).
Mô hình kinh tế ở Việt Nam một mặt cho thấy lợi thế to lớn của đất nước với vai trò là cơ sở sản xuất để xuất khẩu tiềm năng, nhưng mặt khác cũng bộc lộ sức tiêu thụ nội địa còn hạn chế dù quy mô dân số của Việt Nam rất lớn.