Dự đoán xu hướng giá tiêu dùng, vàng và USD
Giá tiêu dùng sẽ tăng thấp và giảm dần, tính chung tháng 3, tháng 4 tăng thấp, thậm chí có thể còn giảm
Nhìn vào các số liệu trong bản công bố của Tổng cục Thống kê về tốc độ tăng, giảm giá tiêu dùng, giá vàng và giá USD tháng 2 năm 2007, có thể rút ra một số nhận xét và dự đoán dưới đây.
Thứ nhất, giá tiêu dùng tháng 2 năm nay cao hơn cùng kỳ năm trước (2,17% so với 2,1%). Điều đó chứng tỏ nhu cầu, sức mua có khả năng thanh toán của dân cư tăng cao hơn năm trước và tăng cao hơn tháng trước. Tính cổ truyền của Tết Nguyên đán vẫn rất sâu đậm.
Thứ hai, hầu hết giá các nhóm hàng hoá và dịch vụ ăn uống đều tăng (3,45% so với 3,2%), trong đó lương thực (2,76% so với 1,7%), thực phẩm (3,83% so với 3,7%), trong đó đồ uống và thuốc lá (2,52% so với 1,5%), may mặc, mũ nón, giày dép (1,28% so với 0,8%), nhà ở và vật liệu xây dựng (1,86% so với 0,7%), thiết bị và đồ dùng gia đình (1,06% so với 0,7%), văn hoá, thể thao, giải trí (2, 11% so với 1,9%)...
Bên cạnh những mặt hàng lương thực, thực phẩm, đồ uống và thuốc lá giá tăng cao nhất thì các loại khác như văn hoá, thể thao, giải trí, đồ dùng và dịch vụ khác cũng tăng khá cao. Điều đó chứng tỏ, nhu cầu tiêu dùng trong tháng Tết đã được mở rộng ra nhiều loại hàng hoá và dịch vụ, một mặt thể hiện mức sống khá lên, một mặt vẫn duy trì được tính cổ truyền "ăn Tết" là chủ yếu, đồng thời đã chuyển dần sang kết hợp với "chơi Tết".
Thứ ba, giá vàng tháng 2 năm nay tăng thấp hơn cùng kỳ năm trước (2.08% so với 5,4%), cộng với tháng 1 còn bị giảm (giảm 1,03% so với tăng 4%), nên giá tính chung 2 tháng tăng thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng của 2 tháng cùng kỳ năm trước (0,93% so với 9,6%).
Nguyên nhân chủ yếu do tác động của giá vàng thế giới và ở trong nước luồng vốn đầu tư được dồn vào thị trường chứng khoán đang ở đỉnh cao của cơn sốt nóng, đạt kỷ lục ở tất cả các chỉ số từ số lượng công ty niêm yết, số lượng nhà đầu tư, đến chỉ số giá cổ phiếu, khối lượng giao dịch, lượng vốn giao dịch và vốn hoá thị trường.
Thứ tư, giá USD là tháng thứ 2 liên tục giảm và tính chung 2 tháng đã giảm 0,21%. Điều đặc biệt là giá USD vẫn giảm và hiện ở mức thấp so với tỷ giá ngân hàng sau khi Ngân hàng Nhà nước có quy định mở rộng biên độ giao dịch từ 0,25% lên 0,5%.
Tình hình trên do nhiều nguyên nhân. Có nguyên nhân do giá USD trên thị trường thế giới vẫn còn giảm so với các đồng tiền chủ chốt khác như Euro, Bảng Anh, giảm so với đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc và các đồng tiền khác trong khu vực.
Có nguyên nhân do lượng ngoại tệ vào nước ta từ các nguồn tiếp tục tăng mạnh, như nguồn vốn FDI, nguồn vốn ODA, nguồn kiều hối, nguồn thu từ chi tiêu của khách quốc tế, nguồn từ xuất khẩu. Có nguyên nhân quan trọng từ "cánh kéo" tỷ giá 1 USD tại Việt Nam có sức mua gấp trên 4 lần ở Mỹ.
Từ các diễn biến trên và từ các yếu tố tác động trong thời gian tới, có thể dự đoán xu hướng biến động giá tiêu dùng, giá vàng, giá USD như sau:
- Giá tiêu dùng sẽ tăng thấp và giảm dần, tính chung tháng 3, tháng 4 tăng thấp, thậm chí có thể còn giảm. Những mặt hàng giảm chủ yếu trực tiếp liên quan đến Tết Nguyên đán, đến hàng nhập khẩu có thuế suất thấp hơn trước.
- Giá vàng, sẽ biến động theo hình răng cưa, tức là lúc tăng, lúc giảm, nhưng xu hướng vẫn tăng.
- Giá USD sẽ tăng rất thấp, có khi không tăng và thậm chí còn giảm nhẹ.
Thứ nhất, giá tiêu dùng tháng 2 năm nay cao hơn cùng kỳ năm trước (2,17% so với 2,1%). Điều đó chứng tỏ nhu cầu, sức mua có khả năng thanh toán của dân cư tăng cao hơn năm trước và tăng cao hơn tháng trước. Tính cổ truyền của Tết Nguyên đán vẫn rất sâu đậm.
Thứ hai, hầu hết giá các nhóm hàng hoá và dịch vụ ăn uống đều tăng (3,45% so với 3,2%), trong đó lương thực (2,76% so với 1,7%), thực phẩm (3,83% so với 3,7%), trong đó đồ uống và thuốc lá (2,52% so với 1,5%), may mặc, mũ nón, giày dép (1,28% so với 0,8%), nhà ở và vật liệu xây dựng (1,86% so với 0,7%), thiết bị và đồ dùng gia đình (1,06% so với 0,7%), văn hoá, thể thao, giải trí (2, 11% so với 1,9%)...
Bên cạnh những mặt hàng lương thực, thực phẩm, đồ uống và thuốc lá giá tăng cao nhất thì các loại khác như văn hoá, thể thao, giải trí, đồ dùng và dịch vụ khác cũng tăng khá cao. Điều đó chứng tỏ, nhu cầu tiêu dùng trong tháng Tết đã được mở rộng ra nhiều loại hàng hoá và dịch vụ, một mặt thể hiện mức sống khá lên, một mặt vẫn duy trì được tính cổ truyền "ăn Tết" là chủ yếu, đồng thời đã chuyển dần sang kết hợp với "chơi Tết".
Thứ ba, giá vàng tháng 2 năm nay tăng thấp hơn cùng kỳ năm trước (2.08% so với 5,4%), cộng với tháng 1 còn bị giảm (giảm 1,03% so với tăng 4%), nên giá tính chung 2 tháng tăng thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng của 2 tháng cùng kỳ năm trước (0,93% so với 9,6%).
Nguyên nhân chủ yếu do tác động của giá vàng thế giới và ở trong nước luồng vốn đầu tư được dồn vào thị trường chứng khoán đang ở đỉnh cao của cơn sốt nóng, đạt kỷ lục ở tất cả các chỉ số từ số lượng công ty niêm yết, số lượng nhà đầu tư, đến chỉ số giá cổ phiếu, khối lượng giao dịch, lượng vốn giao dịch và vốn hoá thị trường.
Thứ tư, giá USD là tháng thứ 2 liên tục giảm và tính chung 2 tháng đã giảm 0,21%. Điều đặc biệt là giá USD vẫn giảm và hiện ở mức thấp so với tỷ giá ngân hàng sau khi Ngân hàng Nhà nước có quy định mở rộng biên độ giao dịch từ 0,25% lên 0,5%.
Tình hình trên do nhiều nguyên nhân. Có nguyên nhân do giá USD trên thị trường thế giới vẫn còn giảm so với các đồng tiền chủ chốt khác như Euro, Bảng Anh, giảm so với đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc và các đồng tiền khác trong khu vực.
Có nguyên nhân do lượng ngoại tệ vào nước ta từ các nguồn tiếp tục tăng mạnh, như nguồn vốn FDI, nguồn vốn ODA, nguồn kiều hối, nguồn thu từ chi tiêu của khách quốc tế, nguồn từ xuất khẩu. Có nguyên nhân quan trọng từ "cánh kéo" tỷ giá 1 USD tại Việt Nam có sức mua gấp trên 4 lần ở Mỹ.
Từ các diễn biến trên và từ các yếu tố tác động trong thời gian tới, có thể dự đoán xu hướng biến động giá tiêu dùng, giá vàng, giá USD như sau:
- Giá tiêu dùng sẽ tăng thấp và giảm dần, tính chung tháng 3, tháng 4 tăng thấp, thậm chí có thể còn giảm. Những mặt hàng giảm chủ yếu trực tiếp liên quan đến Tết Nguyên đán, đến hàng nhập khẩu có thuế suất thấp hơn trước.
- Giá vàng, sẽ biến động theo hình răng cưa, tức là lúc tăng, lúc giảm, nhưng xu hướng vẫn tăng.
- Giá USD sẽ tăng rất thấp, có khi không tăng và thậm chí còn giảm nhẹ.
Tốc độ tăng, giảm giá tiêu dùng, giá vàng, giá USD tháng 2/ 2007 (%) | ||||
Tháng 2/ 2007 tăng, giảm so với (%): | ||||
Kỳ gốc năm 2005 | Tháng 2/2006 | Tháng 12/2006 | Tháng 1/2007 | |
I. Giá tiêu dùng | 11,68 | 6,50 | 3,24 | 2,17 |
1. Chia theo khu vực | ||||
- Thành thị | 12,61 | 7,21 | 3,62 | 2,40 |
- Nông thôn | 10,86 | 5,98 | 2,92 | 1,97 |
2. Chia theo nhóm hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng | ||||
- Hàng ăn và dịch vụ ăn uống | 14,52 | 7,57 | 4,62 |
3,45 |
+ Lương thực | 20,94 | 14,96 | 4,61 |
2,76 |
+ Thực phẩm | 11,95 | 4,98 | 4,73 | 3,83 |
- Đồ uống và thuốc lá | 12,48 | 6,32 | 4,21 | 2,52 |
- May mặc, mũ nón, giày dép | 9,06 | 9,53 | 2,30 | 1,28 |
- Nhà ở và vật liệu xây dựng | 13,94 | 6,67 | 5,00 | 1,86 |
- Thiết bị và đồ dùng gia đình | 9,32 | 3,92 | 1,56 |
1,06 |
- Dược phẩm, y tế | 6,32 | 3,15 | 0,62 | 0,40 |
- Phương tiện đi lại và bưu điện | 8,07 | 0,12 | 0,07 | |
Trong đó: Bưu chính viễn thông | -4,34 | -2,98 | -0.08 | -0,04 |
- Giáo dục | 6,27 | 3,81 | 0,39 | 0,20 |
- Văn hoá, thể thao, giải trí | 6,46 | 3,70 | 2,23 | 2,11 |
- Đồ dùng và dịch vụ khác | 12,14 | 7,20 | 3,17 | 2,26 |
II. Giá vàng | 45,61 | 17,09 | 0,93 | 2,08 |
III. Giá USD | 1,15 | 0,60 | -0,33 | -0,21 |