Du lịch thế giới được mùa
Tổng số khách du lịch quốc tế đến các nước trong năm 2007 đã đạt con số kỷ lục 898 triệu lượt người, cao hơn nhiều so với dự tính ban đầu
Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hiệp quốc (UNWTO) cho biết tổng số khách du lịch quốc tế đến các nước trong năm 2007 đã đạt con số kỷ lục 898 triệu lượt người, cao hơn nhiều so với dự tính ban đầu và tăng 6% so với năm 2006.
Đáng chú ý là sự phát triển mạnh mẽ của các nền kinh tế đang nổi lên và các nước đang phát triển đã góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy du lịch trên toàn thế giới.
Châu Âu vẫn hấp dẫn nhất
Theo UNWTO, châu Âu vẫn là điểm đến hấp dẫn nhất, thu hút hơn 50% tổng số khách du lịch quốc tế, với 480 triệu lượt người.
Trung Đông cũng là tụ điểm thu hút khách du lịch quốc tế, với 46 triệu lượt người trong năm qua bất chấp những mối đe dọa về an ninh, trong đó số khách du lịch tới Arập Xêút và Ai Cập tăng mạnh nhất, với 44 triệu lượt khách du lịch quốc tế tới thăm.
Châu Phi tiếp tục giữ vững đà phát triển và đạt mức tăng du lịch trung bình 7% trong giai đoạn từ 2000 - 2007. Nhịp độ tăng khách du lịch của các nước châu Mỹ trong năm qua cao hơn gấp đôi so với mức tăng vỏn vẹn 2% trong năm 2006, nhờ sự phục hồi của thị trường du lịch Mỹ và các nước Trung, Nam Mỹ.
UNWTO cho biết trong tổng số 52 triệu lượt khách du lịch tăng lên trong năm qua so với 2006, châu Âu tiếp nhận 19 triệu lượt người và châu Á-TBD tiếp nhận 17 triệu lượt người. Số khách du lịch tới châu Mỹ trong năm qua tăng khoảng 6 triệu lượt người, trong khi con số này của Trung Đông là 5 triệu và châu Phi là 3 triệu.
Số khách du lịch tới các khu vực đều tăng cao hơn mức trung bình nhiều năm, trong đó Trung Đông dẫn đầu với mức tăng 13%; tiếp theo là châu Á-Thái Bình Dương 10%; châu Phi 8%; châu Mỹ 5% và châu Âu 4%. Châu Á-TBD thu hút 185 triệu lượt khách du lịch quốc tế trong năm qua, trong đó số khách du lịch tăng mạnh nhất là tới Nhật Bản (14%), tiếp theo là Malaysia (20%), Campuchia (19%), Việt Nam (16%), Indonesia (15%), Ấn Độ (13%) và Trung Quốc (10%).
UNWTO cho rằng triển vọng của ngành du lịch trong năm 2008 là tích cực nhờ kinh tế thế giới giữ vững đà tăng trưởng và các nền kinh tế đang nổi lên phát triển mạnh mẽ. Bất chấp cuộc khủng hoảng trên thị trường thứ cấp Mỹ và triển vọng kinh tế khó khăn hơn ở một vài khu vực, UNWTO tin rằng nhịp độ tăng của ngành du lịch thế giới ít có khả năng bị chững lại trong năm 2008.
Triển vọng tích cực trong năm 2008
Nhiều cường quốc du lịch đang có kế hoạch phát triển mạnh ngành này trong năm 2008 và những năm tới. Sự kiện Thế vận hội 2008 diễn ra tại Bắc Kinh năm nay dự kiến sẽ giúp Trung Quốc có một năm bùng nổ về doanh thu của ngành du lịch.
Từ khi Trung Quốc giành quyền đăng cai tổ chức Thế vận hội năm 2008 đến nay, số lượng du khách nước ngoài đến Trung Quốc đã tăng trung bình 7% mỗi năm. Theo các chuyên gia, Olympic Bắc Kinh 2008 sẽ mang lại nhiều lợi nhuận lớn cho ngành du lịch của Trung Quốc không chỉ trong năm nay, mà còn kéo dài trong những năm sau. Thế vận hội 2008 còn giúp thúc đẩy du lịch ở các nước láng giềng của Trung Quốc.
Xứ sở hoa anh đào-Nhật Bản cũng đã đạt thành tựu lớn về du lịch trong năm qua. Tổ chức du lịch quốc gia Nhật Bản cho biết khách du lịch nước ngoài đến Nhật Bản năm 2007 đạt hơn 8,3 triệu lượt người. Với xu hướng trên, ngành du lịch Nhật Bản đặt mục tiêu thu hút 10 triệu lượt khách du lịch nước ngoài vào năm 2010.
Trong khi đó, Pháp-một trung tâm du lịch lớn của châu Âu cũng đặt quyết tâm trở thành quốc gia hàng đầu thế giới về du lịch vào năm 2020. "Pháp, điểm đến của năm 2020" là kế hoạch mà ngành du lịch đang phối hợp với Bộ Kinh tế Pháp xây dựng và thực hiện nhằm đưa nước này trở thành quốc gia châu Âu hàng đầu về du lịch.
Quốc vụ khanh phụ trách Tiêu dùng và Du lịch Pháp, Luc Chatel vừa cho biết, với con số kỷ lục đón 82 triệu lượt khách năm 2007, ngành du lịch Pháp đã đóng góp 6,3% tổng thu nhập quốc dân và tạo việc làm cho hơn 2 triệu người Pháp. Xét về mặt số lượng khách, Pháp đứng hàng đầu. Tuy nhiên, xét về mặt doanh thu và mức tiêu xài của khách du lịch thì nước này chỉ đứng hàng thứ 3 thế giới, sau Mỹ và Tây Ban Nha.
Để đưa nước Pháp trở thành điểm đến hàng đầu trên thế giới cả về số lượng khách du lịch và doanh thu, ngành du lịch nước này sẽ khởi động chương trình "Pháp, điểm đến của năm 2020" với nhiều sự đổi mới cả về nội dung và hình thức quảng bá, cũng như chất lượng dịch vụ du lịch.
Đáng chú ý là sự phát triển mạnh mẽ của các nền kinh tế đang nổi lên và các nước đang phát triển đã góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy du lịch trên toàn thế giới.
Châu Âu vẫn hấp dẫn nhất
Theo UNWTO, châu Âu vẫn là điểm đến hấp dẫn nhất, thu hút hơn 50% tổng số khách du lịch quốc tế, với 480 triệu lượt người.
Trung Đông cũng là tụ điểm thu hút khách du lịch quốc tế, với 46 triệu lượt người trong năm qua bất chấp những mối đe dọa về an ninh, trong đó số khách du lịch tới Arập Xêút và Ai Cập tăng mạnh nhất, với 44 triệu lượt khách du lịch quốc tế tới thăm.
Châu Phi tiếp tục giữ vững đà phát triển và đạt mức tăng du lịch trung bình 7% trong giai đoạn từ 2000 - 2007. Nhịp độ tăng khách du lịch của các nước châu Mỹ trong năm qua cao hơn gấp đôi so với mức tăng vỏn vẹn 2% trong năm 2006, nhờ sự phục hồi của thị trường du lịch Mỹ và các nước Trung, Nam Mỹ.
UNWTO cho biết trong tổng số 52 triệu lượt khách du lịch tăng lên trong năm qua so với 2006, châu Âu tiếp nhận 19 triệu lượt người và châu Á-TBD tiếp nhận 17 triệu lượt người. Số khách du lịch tới châu Mỹ trong năm qua tăng khoảng 6 triệu lượt người, trong khi con số này của Trung Đông là 5 triệu và châu Phi là 3 triệu.
Số khách du lịch tới các khu vực đều tăng cao hơn mức trung bình nhiều năm, trong đó Trung Đông dẫn đầu với mức tăng 13%; tiếp theo là châu Á-Thái Bình Dương 10%; châu Phi 8%; châu Mỹ 5% và châu Âu 4%. Châu Á-TBD thu hút 185 triệu lượt khách du lịch quốc tế trong năm qua, trong đó số khách du lịch tăng mạnh nhất là tới Nhật Bản (14%), tiếp theo là Malaysia (20%), Campuchia (19%), Việt Nam (16%), Indonesia (15%), Ấn Độ (13%) và Trung Quốc (10%).
UNWTO cho rằng triển vọng của ngành du lịch trong năm 2008 là tích cực nhờ kinh tế thế giới giữ vững đà tăng trưởng và các nền kinh tế đang nổi lên phát triển mạnh mẽ. Bất chấp cuộc khủng hoảng trên thị trường thứ cấp Mỹ và triển vọng kinh tế khó khăn hơn ở một vài khu vực, UNWTO tin rằng nhịp độ tăng của ngành du lịch thế giới ít có khả năng bị chững lại trong năm 2008.
Triển vọng tích cực trong năm 2008
Nhiều cường quốc du lịch đang có kế hoạch phát triển mạnh ngành này trong năm 2008 và những năm tới. Sự kiện Thế vận hội 2008 diễn ra tại Bắc Kinh năm nay dự kiến sẽ giúp Trung Quốc có một năm bùng nổ về doanh thu của ngành du lịch.
Từ khi Trung Quốc giành quyền đăng cai tổ chức Thế vận hội năm 2008 đến nay, số lượng du khách nước ngoài đến Trung Quốc đã tăng trung bình 7% mỗi năm. Theo các chuyên gia, Olympic Bắc Kinh 2008 sẽ mang lại nhiều lợi nhuận lớn cho ngành du lịch của Trung Quốc không chỉ trong năm nay, mà còn kéo dài trong những năm sau. Thế vận hội 2008 còn giúp thúc đẩy du lịch ở các nước láng giềng của Trung Quốc.
Xứ sở hoa anh đào-Nhật Bản cũng đã đạt thành tựu lớn về du lịch trong năm qua. Tổ chức du lịch quốc gia Nhật Bản cho biết khách du lịch nước ngoài đến Nhật Bản năm 2007 đạt hơn 8,3 triệu lượt người. Với xu hướng trên, ngành du lịch Nhật Bản đặt mục tiêu thu hút 10 triệu lượt khách du lịch nước ngoài vào năm 2010.
Trong khi đó, Pháp-một trung tâm du lịch lớn của châu Âu cũng đặt quyết tâm trở thành quốc gia hàng đầu thế giới về du lịch vào năm 2020. "Pháp, điểm đến của năm 2020" là kế hoạch mà ngành du lịch đang phối hợp với Bộ Kinh tế Pháp xây dựng và thực hiện nhằm đưa nước này trở thành quốc gia châu Âu hàng đầu về du lịch.
Quốc vụ khanh phụ trách Tiêu dùng và Du lịch Pháp, Luc Chatel vừa cho biết, với con số kỷ lục đón 82 triệu lượt khách năm 2007, ngành du lịch Pháp đã đóng góp 6,3% tổng thu nhập quốc dân và tạo việc làm cho hơn 2 triệu người Pháp. Xét về mặt số lượng khách, Pháp đứng hàng đầu. Tuy nhiên, xét về mặt doanh thu và mức tiêu xài của khách du lịch thì nước này chỉ đứng hàng thứ 3 thế giới, sau Mỹ và Tây Ban Nha.
Để đưa nước Pháp trở thành điểm đến hàng đầu trên thế giới cả về số lượng khách du lịch và doanh thu, ngành du lịch nước này sẽ khởi động chương trình "Pháp, điểm đến của năm 2020" với nhiều sự đổi mới cả về nội dung và hình thức quảng bá, cũng như chất lượng dịch vụ du lịch.