Dung Quất phù hợp với mô hình thành phố công nghiệp?
Nhiều chuyên gia cho rằng thành phố công nghiệp là mô hình phù hợp nhất trong điều kiện hiện nay của Dung Quất
Nhiều chuyên gia cho rằng đã đến lúc cần chuyển đổi Khu kinh tế Dung Quất thành thành phố công nghiệp (trực thuộc tỉnh Quảng Ngãi) để có thể tạo nên cơ chế quản lý, chính sách phát triển, từ đó tạo nên động lực mới trong việc thu hút dòng vốn đầu tư FDI mạnh mẽ hơn.
Tính đến tháng 8/2009, tại Khu kinh tế Dung Quất đã có 147 dự án được chấp thuận đầu tư, với tổng vốn đăng ký khoảng 10 tỷ USD; trong đó có 113 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 7,6 tỷ USD; số vốn đã thực hiện khoảng hơn 4,1 tỷ USD.
Chiếc áo cũ đã quá chật
Hiện nay, Dung Quất được đánh giá là khu kinh tế thành công nhất trong cả nước. Chỉ trong 3 năm qua (2006-2008) Dung Quất đã đóng góp gần 50% tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, và đưa Quảng Ngãi từ một tỉnh có thu nhập thấp kể từ năm 2005 trở về trước (500 tỷ đồng năm 2005) trở thành thành viên của “Câu lạc bộ 1.000 tỷ” vào năm 2006. Năm 2008 thu ngân sách đạt 1.610 tỷ và dự kiến năm 2009 đạt 6.220 tỷ đồng.
Sự phát triển ban đầu của khu kinh tế Dung Quất đã làm thay đổi cơ bản cơ cấu GDP của tỉnh theo hướng tăng mạnh tỷ trọng công nghiệp, với giá trị tổng sản lượng công nghiệp năm 2008 là 2.600 tỷ (nguyên giá). Dự kiến năm 2009 khi nhà máy lọc dầu hoạt động ở công suất thấp (khoảng 2,5 triệu tấn) thì sản lượng công nghiệp của tỉnh Quảng Ngãi sẽ đạt khoảng 30.000 tỷ đồng, chưa kể giá trị sản lượng của 2 nhà máy quy mô lớn khác là Nhà máy đóng tàu Vinashin và Nhà máy công nghiệp nặng Doosan Vina.
Theo chỉ đạo của Bộ Chính trị và Chính phủ, Tập đoàn dầu khí Quốc gia đang nghiên cứu phương án mở rộng nhà máy lọc dầu, nâng công suất lên 8-10 triệu tấn/năm, kéo theo đó là việc hình thành tổ hợp hóa dầu. Bên cạnh đó là việc mở rộng khu kinh tế Dung Quất gắn với việc hình thành thêm một cảng nước sâu tại cửa Mỹ Hàn (đáp ứng cho tầu cỡ 250-300 ngàn DWT) đã và sẽ thu hút các dự án quy mô lớn.
Tại khu vực dự kiến mở rộng, hiện đã có dự án tổ hợp luyện cán thép khoảng 5 tỷ USD (đã được Thủ tướng Chính phủ nhất trí và nhà đầu tư đang lập Báo cáo tiền khả thi). Dự kiến tới năm 2015, khu kinh tế Dung Quất sẽ thu hút được khoảng 15 tỷ USD vốn đầu tư và đến năm 2020 đạt khoảng 20 tỷ USD, trong đó vốn thực hiện đạt khoảng 70%.
Sẽ là thành phố công nghiệp?
Tại Dung Quất hiện nay đã hình thành hai nhân tố cơ bản cho việc hình thành thành phố công nghiệp, đó là: nhân tố công nghiệp, với các nhà máy, xí nghiệp kèm theo đó là hơn 15.000 công nhân lao động; và yếu tố nông nghiệp, nông thôn với 8 xã hiện có 72 ngàn dân cư; chưa kể khu đô thị mới Vạn Tường có diện tích 3.828 ha đang hình thành. Khi mở rộng thì Dung Quất sẽ có 24 xã, 1 thị trấn và khoảng 225.000 dân cư.
Theo nhiều chuyên gia, việc chuyển đổi khu kinh tế Dung Quất thành thành phố công nghiệp trực thuộc tỉnh Quảng Ngãi, với bộ máy quản lý mạnh, đủ thẩm quyền với cơ chế quản lý thông thoáng để giải quyết có hiệu lực, hiệu quả; bảo đảm sự gắn kết và thống nhất về quản lý kinh tế với quản lý xã hội; giữa cấp phép, theo dõi, quản lý chung với các biện pháp chế tài nhờ cơ quan quản lý là chính quyền thành phố thay vì ban quản lý sẽ là bước đột phá, chuyển mình cho Dung Quất phát triển, với sản xuất công nghiệp làm trọng tâm, phát triển đô thị mới với phát triển dịch vụ-du lịch làm nhân tố hỗ trợ, thúc đẩy nhau cùng phát triển.
Các chuyên gia cũng thừa nhận rằng thành phố công nghiệp là mô hình phù hợp nhất trong điều kiện hiện nay của Dung Quất, so với mô hình đặc khu kinh tế . Bởi hình thành đặc khu kinh tế đòi hỏi phải có luật, có khung pháp lý riêng, như vậy sẽ mất thời gian, mất thời cơ.
Còn nếu hình thành một thành phố công nghiệp thì chỉ cần Chính phủ ban hành một Nghị định là đủ cơ sở pháp lý cho việc vận hành thành phố công nghiệp của chính quyền thành phố, trong đó cho phép chính quyền thành phố công nghiệp được thực hiện một số thẩm quyền quản lý kinh tế tương đương với thẩm quyền của UBND tỉnh hoặc thực hiện các thẩm quyền này theo cơ chế trao quyền, ủy quyền. Việc vận hành thành phố công nghiệp về cơ bản sẽ áp dụng hệ thống pháp luật hiện hành, trong đó có Luật tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân...
Tính đến tháng 8/2009, tại Khu kinh tế Dung Quất đã có 147 dự án được chấp thuận đầu tư, với tổng vốn đăng ký khoảng 10 tỷ USD; trong đó có 113 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 7,6 tỷ USD; số vốn đã thực hiện khoảng hơn 4,1 tỷ USD.
Chiếc áo cũ đã quá chật
Hiện nay, Dung Quất được đánh giá là khu kinh tế thành công nhất trong cả nước. Chỉ trong 3 năm qua (2006-2008) Dung Quất đã đóng góp gần 50% tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, và đưa Quảng Ngãi từ một tỉnh có thu nhập thấp kể từ năm 2005 trở về trước (500 tỷ đồng năm 2005) trở thành thành viên của “Câu lạc bộ 1.000 tỷ” vào năm 2006. Năm 2008 thu ngân sách đạt 1.610 tỷ và dự kiến năm 2009 đạt 6.220 tỷ đồng.
Sự phát triển ban đầu của khu kinh tế Dung Quất đã làm thay đổi cơ bản cơ cấu GDP của tỉnh theo hướng tăng mạnh tỷ trọng công nghiệp, với giá trị tổng sản lượng công nghiệp năm 2008 là 2.600 tỷ (nguyên giá). Dự kiến năm 2009 khi nhà máy lọc dầu hoạt động ở công suất thấp (khoảng 2,5 triệu tấn) thì sản lượng công nghiệp của tỉnh Quảng Ngãi sẽ đạt khoảng 30.000 tỷ đồng, chưa kể giá trị sản lượng của 2 nhà máy quy mô lớn khác là Nhà máy đóng tàu Vinashin và Nhà máy công nghiệp nặng Doosan Vina.
Theo chỉ đạo của Bộ Chính trị và Chính phủ, Tập đoàn dầu khí Quốc gia đang nghiên cứu phương án mở rộng nhà máy lọc dầu, nâng công suất lên 8-10 triệu tấn/năm, kéo theo đó là việc hình thành tổ hợp hóa dầu. Bên cạnh đó là việc mở rộng khu kinh tế Dung Quất gắn với việc hình thành thêm một cảng nước sâu tại cửa Mỹ Hàn (đáp ứng cho tầu cỡ 250-300 ngàn DWT) đã và sẽ thu hút các dự án quy mô lớn.
Tại khu vực dự kiến mở rộng, hiện đã có dự án tổ hợp luyện cán thép khoảng 5 tỷ USD (đã được Thủ tướng Chính phủ nhất trí và nhà đầu tư đang lập Báo cáo tiền khả thi). Dự kiến tới năm 2015, khu kinh tế Dung Quất sẽ thu hút được khoảng 15 tỷ USD vốn đầu tư và đến năm 2020 đạt khoảng 20 tỷ USD, trong đó vốn thực hiện đạt khoảng 70%.
Sẽ là thành phố công nghiệp?
Tại Dung Quất hiện nay đã hình thành hai nhân tố cơ bản cho việc hình thành thành phố công nghiệp, đó là: nhân tố công nghiệp, với các nhà máy, xí nghiệp kèm theo đó là hơn 15.000 công nhân lao động; và yếu tố nông nghiệp, nông thôn với 8 xã hiện có 72 ngàn dân cư; chưa kể khu đô thị mới Vạn Tường có diện tích 3.828 ha đang hình thành. Khi mở rộng thì Dung Quất sẽ có 24 xã, 1 thị trấn và khoảng 225.000 dân cư.
Theo nhiều chuyên gia, việc chuyển đổi khu kinh tế Dung Quất thành thành phố công nghiệp trực thuộc tỉnh Quảng Ngãi, với bộ máy quản lý mạnh, đủ thẩm quyền với cơ chế quản lý thông thoáng để giải quyết có hiệu lực, hiệu quả; bảo đảm sự gắn kết và thống nhất về quản lý kinh tế với quản lý xã hội; giữa cấp phép, theo dõi, quản lý chung với các biện pháp chế tài nhờ cơ quan quản lý là chính quyền thành phố thay vì ban quản lý sẽ là bước đột phá, chuyển mình cho Dung Quất phát triển, với sản xuất công nghiệp làm trọng tâm, phát triển đô thị mới với phát triển dịch vụ-du lịch làm nhân tố hỗ trợ, thúc đẩy nhau cùng phát triển.
Các chuyên gia cũng thừa nhận rằng thành phố công nghiệp là mô hình phù hợp nhất trong điều kiện hiện nay của Dung Quất, so với mô hình đặc khu kinh tế . Bởi hình thành đặc khu kinh tế đòi hỏi phải có luật, có khung pháp lý riêng, như vậy sẽ mất thời gian, mất thời cơ.
Còn nếu hình thành một thành phố công nghiệp thì chỉ cần Chính phủ ban hành một Nghị định là đủ cơ sở pháp lý cho việc vận hành thành phố công nghiệp của chính quyền thành phố, trong đó cho phép chính quyền thành phố công nghiệp được thực hiện một số thẩm quyền quản lý kinh tế tương đương với thẩm quyền của UBND tỉnh hoặc thực hiện các thẩm quyền này theo cơ chế trao quyền, ủy quyền. Việc vận hành thành phố công nghiệp về cơ bản sẽ áp dụng hệ thống pháp luật hiện hành, trong đó có Luật tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân...