Duyệt kế hoạch nắm giữ, bán vốn doanh nghiệp của SCIC
Phương án sắp xếp, phân loại doanh nghiệp của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước đến năm 2020
Phó thủ tướng Vương Đình Huệ vừa ký Quyết định 1001/QĐ-TTg phê duyệt phương án sắp xếp, phân loại doanh nghiệp của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đến năm 2020.
Cụ thể, theo phương án phân loại, sắp xếp doanh nghiệp của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đến năm 2020, có 5 doanh nghiệp SCIC thực hiện cổ phần hóa và bán vốn: Công ty TNHH Một thành viên Khai thác và Chế biến Đá An Giang, Công ty TNHH Hai thành viên Đầu tư Thương mại Tràng Tiền, Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư và Phát triển HPI, Công ty TNHH Một thành viên In và phát hành biểu mẫu thống kê, Công ty TNHH Một thành viên In thống kê Tp.HCM.
Hai doanh nghiệp SCIC tiếp tục đầu tư nắm giữ là Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư SCIC (SIC), Công ty Cổ phần Viễn thông FPT.
132 doanh nghiệp thực hiện bán vốn nhà nước trong giai đoạn 2017 - 2020. Ngoài ra, có 3 doanh nghiệp xử lý theo phương thức đặc thù: Công ty Cổ phần Nuôi và Dịch vụ thủy đặc sản Thừa Thiên Huế, Công ty Cổ phần Dịch vụ thương mại công nghiệp và Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Vĩnh Lợi.
4 doanh nghiệp SCIC chủ động bán vốn trong giai đoạn 2017 - 2020 là Công ty Cổ phần Đầu tư Việt Nam - Oman, Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và Đầu tư Việt Nam, Công ty Cổ phần Đầu tư tháp truyền hình Việt Nam, Công ty Cổ phần Đầu tư Bảo Việt SCIC.
Theo lãnh đạo Chính phủ, việc sắp xếp, phân loại doanh nghiệp của SCIC nhằm tái cơ cấu và đẩy nhanh tiến độ bán vốn nhà nước tại các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ nhằm đưa Tổng công ty thực sự trở thành một công cụ, kênh truyền vốn nhà nước; thúc đẩy quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước để tập trung vào những khâu, công đoạn then chốt của nền kinh tế; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp.
Cụ thể, theo phương án phân loại, sắp xếp doanh nghiệp của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đến năm 2020, có 5 doanh nghiệp SCIC thực hiện cổ phần hóa và bán vốn: Công ty TNHH Một thành viên Khai thác và Chế biến Đá An Giang, Công ty TNHH Hai thành viên Đầu tư Thương mại Tràng Tiền, Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư và Phát triển HPI, Công ty TNHH Một thành viên In và phát hành biểu mẫu thống kê, Công ty TNHH Một thành viên In thống kê Tp.HCM.
Hai doanh nghiệp SCIC tiếp tục đầu tư nắm giữ là Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư SCIC (SIC), Công ty Cổ phần Viễn thông FPT.
132 doanh nghiệp thực hiện bán vốn nhà nước trong giai đoạn 2017 - 2020. Ngoài ra, có 3 doanh nghiệp xử lý theo phương thức đặc thù: Công ty Cổ phần Nuôi và Dịch vụ thủy đặc sản Thừa Thiên Huế, Công ty Cổ phần Dịch vụ thương mại công nghiệp và Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Vĩnh Lợi.
4 doanh nghiệp SCIC chủ động bán vốn trong giai đoạn 2017 - 2020 là Công ty Cổ phần Đầu tư Việt Nam - Oman, Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và Đầu tư Việt Nam, Công ty Cổ phần Đầu tư tháp truyền hình Việt Nam, Công ty Cổ phần Đầu tư Bảo Việt SCIC.
Theo lãnh đạo Chính phủ, việc sắp xếp, phân loại doanh nghiệp của SCIC nhằm tái cơ cấu và đẩy nhanh tiến độ bán vốn nhà nước tại các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ nhằm đưa Tổng công ty thực sự trở thành một công cụ, kênh truyền vốn nhà nước; thúc đẩy quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước để tập trung vào những khâu, công đoạn then chốt của nền kinh tế; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp.