15:26 08/03/2007

EU có thể sẽ cam kết cắt giảm 20% khí thải

Kiều Oanh

Cắt giảm 20% lượng khí thải sẽ trở thành chủ đề chính tại hội nghị thượng đỉnh EU về khí hậu khai mạc ngày 8/3 tại Brussel

Có thể nói, hiện nay, vấn đề thay đổi khí hậu và giải pháp đã trở thành tiêu điểm trong chương trình nghị sự của EU.
Có thể nói, hiện nay, vấn đề thay đổi khí hậu và giải pháp đã trở thành tiêu điểm trong chương trình nghị sự của EU.
Cắt giảm 20% lượng khí thải sẽ trở thành chủ đề chính tại hội nghị thượng đỉnh EU về khí hậu khai mạc ngày 8/3 tại Brussel.

Thủ tướng Đức Algela Merkel sẽ chủ trì hội nghị này. Theo bà, các nước châu Âu cần phải đi đầu trong cuộc chiến chống lại sự thay đổi khí hậu trái đất và nếu các nhà lãnh đạo châu lục này thông qua những mục tiêu tham vọng, các nước khác sẽ đi theo họ trong cuộc chiến này.

Các nhà lãnh đạo châu Âu tham gia kỳ họp này được kỳ vọng sẽ cam kết cắt giảm 20% lượng khí thải dioxide carbon từ mức của những năm 1990 trong khoảng thời gian từ nay đến năm 2020.

Có thể nói, hiện nay, vấn đề thay đổi khí hậu và giải pháp đã trở thành tiêu điểm trong chương trình nghị sự của EU. Tuy nhiên, việc chia sẻ gánh nặng này ra sao cũng như việc đặt mục tiêu cho các nguồn năng lượng tái sinh vẫn là một vấn đề phải thảo luận.

Các nhà lãnh đạo châu Âu đã và đang nhấn mạnh tính cấp thiết phải hành động, tuy nhiên, đã đến lúc họ phải biến lời nói của mình thành hành động cụ thể.

Bà Mergel cho biết thêm, nếu đạt được cam kết nói trên, tại hội nghị thượng đỉnh của khối G8 được tổ chức năm nay, bà sẽ yêu cầu Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ và các nước đang phát triển khác cần phải thực hiện việc này đưa ra những cam kết tương tự.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, các nhà lãnh đạo EU có thể sẽ đồng ý cắt giảm tới 30% lượng khí thải trong khoảng thời gian từ nay đến năm 2020 nếu các quốc gia phát triển và các quốc gia đang nổi lên khác, chủ yếu là Mỹ, Ấn Độ và Trung Quốc cũng tham gia.

Bà Merkel nói: “Đây không phải là một mục tiêu dễ dàng đạt được. Tuy nhiên, đó lại chính là lý do khiến EU nên đưa ra các cam kết ngay bây giờ và đi những bước tiên phong”.

Theo bà, sự cần thiết phải chống lại hiện tượng nóng lên toàn cầu và giảm lệ thuộc vào năng lượng song hành với việc Nghị định thư Kyoto sắp hết hạn vào năm 2012 đã trở thành một chủ đề gây sự quan tâm, chú ý lớn.

Các nước nghèo hơn ở khu vực Đông Âu vốn phụ thuộc nhiều hơn vào công nghiệp nặng và năng lượng từ than cho biết sẽ cố gắng đầu tư vào năng lượng gió và năng lượng mặt trời để có thể đạt được các mục tiêu cắt giảm khí thải nói trên.

Có nhiều khả năng một đề xuất của Uỷ ban châu Âu (EC) trong đó đề nghị thay thế 20% lượng tiêu thụ năng lượng của EU bằng năng lượng tái sinh có thể sẽ được thông qua tại hội nghị lần này.

Tuy nhiên, Pháp, nước phụ thuộc nhiều vào năng lượng nguyên tử phản đối đề xuất này, cho rằng năng lượng nguyên tử cũng là một nguồn năng lượng sạch.

Chính cựu Phó tổng thống Mỹ Al Gore, đồng thời cũng là một nhà hoạt động môi trường đã thúc giục EU đi đầu trong việc giải quyết sự nóng lên toàn cầu.

Ông nói: “Tôi đang cố gắng để thuyết phục Mỹ thay đổi chính sách về vấn đề này. Tuy nhiên, vào thời điểm hiện tại, châu Âu chính là chìa khoá để giúp thế giới tiến hành công tác này”.

Tại hội nghị lần này, các nhà lãnh đạo châu Âu cũng sẽ thảo luận về việc đảm bảo và đa dạng hoá nguồn cung cấp cũng như giảm nhu cầu năng lượng của châu lục này trong tương lai.