Eximbank trước “luật chơi” khắc nghiệt
Một đại hội lộn xộn và chuyện phải trả hội trường đã khiến hình ảnh Eximbank mất uy và mất điểm
Sau 5 giờ đồng hồ với tranh cãi và lộn xộn, đại hội đồng cổ đông thường niên 2016 lần thứ hai Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) vừa qua đã không thành công. Dự kiến sẽ tổ chức lần ba.
Lý do không thành, có lẽ cũng chỉ có ở Việt Nam: mất quá nhiều thời gian để ổn định trật tự, rồi đại hội phải ngừng để trả hội trường, do khách sạn đã chốt lịch phục vụ đoàn khách trong chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Tp.HCM đã quá chật chội để Eximbank chủ động tìm địa điểm khác thay thế, vì lịch trả hội trường đã được báo trước nhiều ngày, hay ban tổ chức đã không lường được tình huống đại hội sẽ phải kéo dài?
Dù sao, một đại hội lộn xộn và chuyện phải trả hội trường dẫn đến không thành công đã khiến hình ảnh Eximbank, bao gồm cả Hội đồng Quản trị, mất uy và mất điểm.
Tưởng đó chỉ là chuyện bên lề, nhưng những chi tiết trên đều gắn với thực trạng nội bộ của Eximbank hiện nay: xáo trộn, nhưng, xáo trộn trong khuôn khổ pháp luật cho phép.
“Luật chơi” khắc nghiệt
Thời gian qua và hiện nay có những góc nhìn khác nhau về diễn biến tại Eximbank.
Có góc nhìn về hệ lụy quá khứ để lại khiến ngân hàng lộn xộn và khó khăn; góc nhìn về đấu tranh quyền lực giữa các nhóm cổ đông; góc nhìn về ảnh hưởng của nhà đầu tư nước ngoài và Công ty Âu Lạc; góc nhìn về sự xáo trộn quá lớn và quá nhiều mà vẫn chưa dứt điểm được ở thượng tầng quản lý điều hành khiến hoạt động kinh doanh sa sút; góc nhìn về yêu cầu ổn định tình hình đối với cơ quan quản lý nhà nước…
Dù ở góc nhìn nào, mọi dòng chảy và hành động của các chủ thể trên thị trường đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Mọi đấu tranh, xáo trộn, thậm chí “tranh giành quyền lực”… đều phải làm đúng theo quy định. Ở đây, tại Eximbank, đang là một luật chơi khắc nghiệt.
Không phải bây giờ, từ những năm trước, một số thành viên trong Hội đồng Quản trị cũ đã nhận thấy áp lực đấu tranh quyền lực tiềm ẩn.
Eximbank là một công ty đại chúng, cơ chế mở về sở hữu. Nhà đầu tư mua, gom cổ phần, liên kết tạo thành nhóm là bình thường. Sự liên kết và sở hữu đó đến một mức độ cho phép, trở thành sức mạnh để được quyền đòi hỏi quyền lợi. Đó là cử đại diện vào tham gia quản lý điều hành. Luật đã định.
Đó cũng là môi trường tạo nên những thay đổi, miễn sao quá trình thay đổi diễn ra minh bạch và tuân thủ các quy định pháp luật.
Như trên, những năm trước, một số thành viên Hội đồng Quản trị cũ nhận thấy áp lực đấu tranh từ nhóm cổ đông mới lớn dần. Phản ứng tự vệ tài chính hình thành. Để củng cố sức mạnh và vị thế trong cuộc đấu tranh này, gia tăng tỷ lệ sở hữu là cách làm gần như duy nhất.
Tương tự, những nhà đầu tư mới muốn tạo được thay đổi, muốn nằm được quyền lực cũng tăng cường củng cố sức mạnh đó.
Vấn đề còn lại là nguồn tiền từ đâu để hai bên tăng cường mà thôi.
Nguồn tiền không phải vô tận. Khi đấu tranh căng thẳng và quyết liệt, hoạt động vay mượn phát sinh, rồi cả cầm cố, ủy quyền… Và đây mới chính là điểm Ngân hàng Nhà nước vào cuộc.
Kết luận thanh tra được thông tin trong năm 2015 cũng đã gợi mở. Nguồn tiền chính là một điểm được chỉ ra để xử lý, thậm chí cả yêu cầu bắt buộc phải ủy quyền vô điều kiện và vô thời hạn cho Ngân hàng Nhà nước.
Cũng chính xét về yếu tố nguồn tiền mà Eximbank có thể bị tổn thương. Nhà đầu tư vay mượn, cổ phần đá qua chuyển lại, thậm chí thế chấp rồi ủy quyền…, cốt sao để củng cố sức mạnh đấu tranh thì có phải là những người thực sự tâm huyết, gắn bó và dồn sức cống hiến cho ngân hàng không, có đến với ngân hàng với sức mạnh thực có hay không?
Câu hỏi đó, dù cảm tính, nhưng nó góp phần lý giải vì sao thượng tầng Eximbank không yên ổn những năm qua để tập trung chèo lái, thúc đẩy ngân hàng mạnh hơn, hiệu quả hơn nữa trong kinh doanh. Thay vào đó là sự phân tâm, xáo trộn lớn và liên tục xáo trộn khiến nền tảng là cán bộ nhân viên có thể mất phương hướng và mất động lực.
Đó cũng là một lý do chính cần nhìn đến khi lý giải kết quả kinh doanh của Eximbank, bên cạnh dẫn chiếu hệ quả quá khứ. Bởi đây vẫn là một ngân hàng tiềm lực tài chính mạnh, uy tín và vị thế cạnh tranh cao trên thị trường, cùng đội ngũ cán bộ nhân viên mà hẳn nhiều ngân hàng khác mong muốn có.
Xáo trộn nhiều và liên tục ở thượng tầng là một phần nguyên do chính khiến Eximbank khó khăn. Nhưng đây là luật chơi khắc nghiệt của một công ty đại chúng, cơ chế mở về sở hữu luôn tiềm ẩn xung đột và đấu tranh giữa các nhóm cổ đông.
Ngân hàng Nhà nước cũng không thể can thiệp trực tiếp những xáo trộn nội bộ đó, trừ phi có biểu hiện sai phạm các quy định, hoặc ngân hàng bị rơi vào rủi ro có nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn hệ thống mà tự thân các cổ đông không thể khắc phục được.
Số bé “che” hụt lớn?
Dự kiến 2016 sẽ là năm nối tiếp Eximbank không có cổ tức để trả cho cổ đông. Hội đồng Quản trị lý giải vì phải tiếp tục khắc phục khoản lỗ lũy kế 817 tỷ đồng, thực hiện hồi tố khoản “lợi nhuận ảo” do hạch toán lại tài sản đã ghi nhận những năm 2010-2013.
Quy mô liên quan được thanh tra Ngân hàng Nhà nước xác định là 1.116,66 tỷ đồng, đã từng được dùng để nộp thuế, trích lập quỹ và chia cổ tức cho cổ đông những năm nói trên.
So với quy mô lợi nhuận lên tới 10.113 tỷ đồng những năm 2010-2013, con số “lợi nhuận ảo” phải hồi tố đó là nhỏ.
Thế nhưng, đến nay, con số nhỏ này dường như đang được xem là gánh nặng điển hình của quá khứ để “che” đi bước hụt lớn thực sự của Eximbank trong khả năng kinh doanh những năm gần đây và cả hiện nay.
Mức độ tạo lãi bình quân hơn 2.500 tỷ đồng/năm giai đoạn 2010-2013 đã biến mất. Từ 2014 cho đến hết quý 1/2016, lợi nhuận gộp lại chưa đầy 500 tỷ. Cùng đó, tổng tài sản sụt giảm nghiêm trọng, từ khoảng 180 nghìn tỷ xuống dưới 130 nghìn tỷ; cả thị phần huy động và cho vay đều mất dần đi qua các tốc độ tăng trưởng âm.
Hệ lụy quá khứ để lại có đủ để lý giải cho toàn bộ bước hụt quá lớn của Eximbank ba năm qua và hiện nay?
Trong khi đó, như trên, nhiều xáo trộn và liên tục xáo trộn ở thượng tầng đã khiến Eximbank phân tâm; nền tảng cán bộ nhân viên có thể mất phương hướng và mất động lực.
Thực tế, chỉ trong vòng ba năm qua, cán bộ nhân viên ngân hàng này đã phải trải qua hai đợt quy mô lớn về sa thải và hạ cấp nhân sự, và vẫn đang tiếp tục cho đến nay; trong đó có nhiều cán bộ chủ chốt, đã từng gắn bó và cống hiến trên dưới 20 năm…
Eximbank, theo đó, vẫn chưa được bình yên. Mà phía trước, cuộc đấu tranh giữa các nhóm cổ đông lớn có thể vẫn chưa dứt…
Lý do không thành, có lẽ cũng chỉ có ở Việt Nam: mất quá nhiều thời gian để ổn định trật tự, rồi đại hội phải ngừng để trả hội trường, do khách sạn đã chốt lịch phục vụ đoàn khách trong chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Tp.HCM đã quá chật chội để Eximbank chủ động tìm địa điểm khác thay thế, vì lịch trả hội trường đã được báo trước nhiều ngày, hay ban tổ chức đã không lường được tình huống đại hội sẽ phải kéo dài?
Dù sao, một đại hội lộn xộn và chuyện phải trả hội trường dẫn đến không thành công đã khiến hình ảnh Eximbank, bao gồm cả Hội đồng Quản trị, mất uy và mất điểm.
Tưởng đó chỉ là chuyện bên lề, nhưng những chi tiết trên đều gắn với thực trạng nội bộ của Eximbank hiện nay: xáo trộn, nhưng, xáo trộn trong khuôn khổ pháp luật cho phép.
“Luật chơi” khắc nghiệt
Thời gian qua và hiện nay có những góc nhìn khác nhau về diễn biến tại Eximbank.
Có góc nhìn về hệ lụy quá khứ để lại khiến ngân hàng lộn xộn và khó khăn; góc nhìn về đấu tranh quyền lực giữa các nhóm cổ đông; góc nhìn về ảnh hưởng của nhà đầu tư nước ngoài và Công ty Âu Lạc; góc nhìn về sự xáo trộn quá lớn và quá nhiều mà vẫn chưa dứt điểm được ở thượng tầng quản lý điều hành khiến hoạt động kinh doanh sa sút; góc nhìn về yêu cầu ổn định tình hình đối với cơ quan quản lý nhà nước…
Dù ở góc nhìn nào, mọi dòng chảy và hành động của các chủ thể trên thị trường đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Mọi đấu tranh, xáo trộn, thậm chí “tranh giành quyền lực”… đều phải làm đúng theo quy định. Ở đây, tại Eximbank, đang là một luật chơi khắc nghiệt.
Không phải bây giờ, từ những năm trước, một số thành viên trong Hội đồng Quản trị cũ đã nhận thấy áp lực đấu tranh quyền lực tiềm ẩn.
Eximbank là một công ty đại chúng, cơ chế mở về sở hữu. Nhà đầu tư mua, gom cổ phần, liên kết tạo thành nhóm là bình thường. Sự liên kết và sở hữu đó đến một mức độ cho phép, trở thành sức mạnh để được quyền đòi hỏi quyền lợi. Đó là cử đại diện vào tham gia quản lý điều hành. Luật đã định.
Đó cũng là môi trường tạo nên những thay đổi, miễn sao quá trình thay đổi diễn ra minh bạch và tuân thủ các quy định pháp luật.
Như trên, những năm trước, một số thành viên Hội đồng Quản trị cũ nhận thấy áp lực đấu tranh từ nhóm cổ đông mới lớn dần. Phản ứng tự vệ tài chính hình thành. Để củng cố sức mạnh và vị thế trong cuộc đấu tranh này, gia tăng tỷ lệ sở hữu là cách làm gần như duy nhất.
Tương tự, những nhà đầu tư mới muốn tạo được thay đổi, muốn nằm được quyền lực cũng tăng cường củng cố sức mạnh đó.
Vấn đề còn lại là nguồn tiền từ đâu để hai bên tăng cường mà thôi.
Nguồn tiền không phải vô tận. Khi đấu tranh căng thẳng và quyết liệt, hoạt động vay mượn phát sinh, rồi cả cầm cố, ủy quyền… Và đây mới chính là điểm Ngân hàng Nhà nước vào cuộc.
Kết luận thanh tra được thông tin trong năm 2015 cũng đã gợi mở. Nguồn tiền chính là một điểm được chỉ ra để xử lý, thậm chí cả yêu cầu bắt buộc phải ủy quyền vô điều kiện và vô thời hạn cho Ngân hàng Nhà nước.
Cũng chính xét về yếu tố nguồn tiền mà Eximbank có thể bị tổn thương. Nhà đầu tư vay mượn, cổ phần đá qua chuyển lại, thậm chí thế chấp rồi ủy quyền…, cốt sao để củng cố sức mạnh đấu tranh thì có phải là những người thực sự tâm huyết, gắn bó và dồn sức cống hiến cho ngân hàng không, có đến với ngân hàng với sức mạnh thực có hay không?
Câu hỏi đó, dù cảm tính, nhưng nó góp phần lý giải vì sao thượng tầng Eximbank không yên ổn những năm qua để tập trung chèo lái, thúc đẩy ngân hàng mạnh hơn, hiệu quả hơn nữa trong kinh doanh. Thay vào đó là sự phân tâm, xáo trộn lớn và liên tục xáo trộn khiến nền tảng là cán bộ nhân viên có thể mất phương hướng và mất động lực.
Đó cũng là một lý do chính cần nhìn đến khi lý giải kết quả kinh doanh của Eximbank, bên cạnh dẫn chiếu hệ quả quá khứ. Bởi đây vẫn là một ngân hàng tiềm lực tài chính mạnh, uy tín và vị thế cạnh tranh cao trên thị trường, cùng đội ngũ cán bộ nhân viên mà hẳn nhiều ngân hàng khác mong muốn có.
Xáo trộn nhiều và liên tục ở thượng tầng là một phần nguyên do chính khiến Eximbank khó khăn. Nhưng đây là luật chơi khắc nghiệt của một công ty đại chúng, cơ chế mở về sở hữu luôn tiềm ẩn xung đột và đấu tranh giữa các nhóm cổ đông.
Ngân hàng Nhà nước cũng không thể can thiệp trực tiếp những xáo trộn nội bộ đó, trừ phi có biểu hiện sai phạm các quy định, hoặc ngân hàng bị rơi vào rủi ro có nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn hệ thống mà tự thân các cổ đông không thể khắc phục được.
Số bé “che” hụt lớn?
Dự kiến 2016 sẽ là năm nối tiếp Eximbank không có cổ tức để trả cho cổ đông. Hội đồng Quản trị lý giải vì phải tiếp tục khắc phục khoản lỗ lũy kế 817 tỷ đồng, thực hiện hồi tố khoản “lợi nhuận ảo” do hạch toán lại tài sản đã ghi nhận những năm 2010-2013.
Quy mô liên quan được thanh tra Ngân hàng Nhà nước xác định là 1.116,66 tỷ đồng, đã từng được dùng để nộp thuế, trích lập quỹ và chia cổ tức cho cổ đông những năm nói trên.
So với quy mô lợi nhuận lên tới 10.113 tỷ đồng những năm 2010-2013, con số “lợi nhuận ảo” phải hồi tố đó là nhỏ.
Thế nhưng, đến nay, con số nhỏ này dường như đang được xem là gánh nặng điển hình của quá khứ để “che” đi bước hụt lớn thực sự của Eximbank trong khả năng kinh doanh những năm gần đây và cả hiện nay.
Mức độ tạo lãi bình quân hơn 2.500 tỷ đồng/năm giai đoạn 2010-2013 đã biến mất. Từ 2014 cho đến hết quý 1/2016, lợi nhuận gộp lại chưa đầy 500 tỷ. Cùng đó, tổng tài sản sụt giảm nghiêm trọng, từ khoảng 180 nghìn tỷ xuống dưới 130 nghìn tỷ; cả thị phần huy động và cho vay đều mất dần đi qua các tốc độ tăng trưởng âm.
Hệ lụy quá khứ để lại có đủ để lý giải cho toàn bộ bước hụt quá lớn của Eximbank ba năm qua và hiện nay?
Trong khi đó, như trên, nhiều xáo trộn và liên tục xáo trộn ở thượng tầng đã khiến Eximbank phân tâm; nền tảng cán bộ nhân viên có thể mất phương hướng và mất động lực.
Thực tế, chỉ trong vòng ba năm qua, cán bộ nhân viên ngân hàng này đã phải trải qua hai đợt quy mô lớn về sa thải và hạ cấp nhân sự, và vẫn đang tiếp tục cho đến nay; trong đó có nhiều cán bộ chủ chốt, đã từng gắn bó và cống hiến trên dưới 20 năm…
Eximbank, theo đó, vẫn chưa được bình yên. Mà phía trước, cuộc đấu tranh giữa các nhóm cổ đông lớn có thể vẫn chưa dứt…