FAO tăng ngân sách hoạt động
Lần đầu tiên sau 14 năm liên tiếp bị cắt giảm, ngân sách cho các chương trình hoạt động thường kỳ của Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc đã tăng
Lần đầu tiên sau 14 năm liên tiếp bị cắt giảm, ngân sách cho các chương trình hoạt động thường kỳ của Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO) đã tăng lên 867,6 triệu USD cho hoạt động trong hai năm 2008-2009.
Hôm 26/11, FAO cho biết, hội nghị lần thứ 34 của tổ chức này đã thông qua ngân sách mới cao hơn mức 756,7 triệu USD trong hai năm 2006-2007, chủ yếu do giá lương thực tăng cao.
Chấm dứt tình trạng ngân sách không tương xứng
Giá lương thực liên tiếp tăng cao và số người thiếu đói không giảm ở nhiều khu vực trên thế giới đã khiến FAO lo ngại. Theo nhận định của FAO, nhiều nước sẽ phải chi nhiều hơn cho nhập khẩu lương thực. Giá gia cầm đã tăng ít nhất 10% trong năm nay do giá lương thực tăng đã làm tăng chi phí chăn nuôi khiến giá các loại thực phẩm, đặc biệt là thịt và các sản phẩm sữa, tăng theo.
Trong Báo cáo "Triển vọng lương thực" vừa công bố, FAO cho rằng, giá lương thực trên thế giới sẽ vẫn ở mức cao trong năm 2008, chủ yếu do sản lượng lương thực của các nước xuất khẩu năm nay đạt thấp. Trong khi đó, hiện thế giới có 34 quốc gia đang phải đối mặt các vấn đề khẩn cấp về lương thực. 26 trong số 34 nước này ở châu Phi, còn lại ở châu Á và các vùng khác. Nguyên nhân chính của sự thiếu đói là do yếu tố thời tiết tác động đến sản xuất lương thực.
Ông Jacques Diouf, Tổng giám đốc của FAO cho rằng, ngân sách này sẽ tạo điều kiện cho FAO ổn định hoạt động và cân bằng hơn cùng với quỹ tín thác tự nguyện của tổ chức trên. Jacques Diouf nói, với 122 phiếu thuận và 4 phiếu chống, các quốc gia thành viên đã nhận thức được nhu cầu phải chấm dứt tình trạng ngân sách không tương xứng của FAO. Ông cũng cam kết hợp tác chặt chẽ với các quốc gia thành viên trong nỗ lực cải tổ FAO để tổ chức này đối phó hiệu quả hơn với những thách thức mới.
Cải cách để nâng cao hiệu quả hoạt động
FAO đã quyết định thành lập Uỷ ban xem xét kiến nghị cải tổ FAO của Uỷ ban đánh giá độc lập bên ngoài (IEE) trong những tháng tới. Uỷ ban này sẽ soạn thảo kế hoạch hành động, đề cập tới ý tưởng và các chương trình ưu tiên của FAO, cải cách hệ thống hành chính và quản lý, thay đổi lề lối làm việc và các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của FAO. Kế hoạch này sẽ được đưa ra tại phiên họp đặc biệt của FAO vào tháng 11/2008.
Một trong những vấn đề cấp bách hiện nay của FAO là kêu gọi các nước hành động để giảm tác hại của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp. Riêng lĩnh vực chăn nuôi gây ra 18% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, trong khi nạn phá rừng cũng là thủ phạm tạo ra 18% khí CO2.
Trong quá trình tương tác, sự biến đổi khí hậu đã làm giảm sản lượng lúa gạo, vốn là nguồn lương thực chủ yếu của hơn nửa dân số thế giới. Giải pháp cho vấn đề này, theo khuyến nghị của FAO, là cần tăng cường trồng các giống lúa có khả năng chịu được đất và nước nhiễm mặn. Quá trình chuyển đổi sang sử dụng nhiên liệu sinh học có thể giúp làm giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và đây phải là công tác ưu tiên.
Đồng quan điểm với FAO, trong báo cáo công bố ngày 27/11, Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) cũng bày tỏ lo ngại biến đổi khí hậu dẫn đến sản xuất nông nghiệp ở các nước nghèo sa sút.
Theo UNDP để ngăn chặn biến đổi khí hậu gây hậu quả nghiêm trọng với người nghèo, đòi hỏi phải cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính với chi phí tương đương 1,6% GDP của thế giới mỗi năm. FAO cho biết, tổ chức này đang hành động tích cực trợ giúp các nước thành viên.
Hôm 26/11, FAO cho biết, hội nghị lần thứ 34 của tổ chức này đã thông qua ngân sách mới cao hơn mức 756,7 triệu USD trong hai năm 2006-2007, chủ yếu do giá lương thực tăng cao.
Chấm dứt tình trạng ngân sách không tương xứng
Giá lương thực liên tiếp tăng cao và số người thiếu đói không giảm ở nhiều khu vực trên thế giới đã khiến FAO lo ngại. Theo nhận định của FAO, nhiều nước sẽ phải chi nhiều hơn cho nhập khẩu lương thực. Giá gia cầm đã tăng ít nhất 10% trong năm nay do giá lương thực tăng đã làm tăng chi phí chăn nuôi khiến giá các loại thực phẩm, đặc biệt là thịt và các sản phẩm sữa, tăng theo.
Trong Báo cáo "Triển vọng lương thực" vừa công bố, FAO cho rằng, giá lương thực trên thế giới sẽ vẫn ở mức cao trong năm 2008, chủ yếu do sản lượng lương thực của các nước xuất khẩu năm nay đạt thấp. Trong khi đó, hiện thế giới có 34 quốc gia đang phải đối mặt các vấn đề khẩn cấp về lương thực. 26 trong số 34 nước này ở châu Phi, còn lại ở châu Á và các vùng khác. Nguyên nhân chính của sự thiếu đói là do yếu tố thời tiết tác động đến sản xuất lương thực.
Ông Jacques Diouf, Tổng giám đốc của FAO cho rằng, ngân sách này sẽ tạo điều kiện cho FAO ổn định hoạt động và cân bằng hơn cùng với quỹ tín thác tự nguyện của tổ chức trên. Jacques Diouf nói, với 122 phiếu thuận và 4 phiếu chống, các quốc gia thành viên đã nhận thức được nhu cầu phải chấm dứt tình trạng ngân sách không tương xứng của FAO. Ông cũng cam kết hợp tác chặt chẽ với các quốc gia thành viên trong nỗ lực cải tổ FAO để tổ chức này đối phó hiệu quả hơn với những thách thức mới.
Cải cách để nâng cao hiệu quả hoạt động
FAO đã quyết định thành lập Uỷ ban xem xét kiến nghị cải tổ FAO của Uỷ ban đánh giá độc lập bên ngoài (IEE) trong những tháng tới. Uỷ ban này sẽ soạn thảo kế hoạch hành động, đề cập tới ý tưởng và các chương trình ưu tiên của FAO, cải cách hệ thống hành chính và quản lý, thay đổi lề lối làm việc và các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của FAO. Kế hoạch này sẽ được đưa ra tại phiên họp đặc biệt của FAO vào tháng 11/2008.
Một trong những vấn đề cấp bách hiện nay của FAO là kêu gọi các nước hành động để giảm tác hại của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp. Riêng lĩnh vực chăn nuôi gây ra 18% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, trong khi nạn phá rừng cũng là thủ phạm tạo ra 18% khí CO2.
Trong quá trình tương tác, sự biến đổi khí hậu đã làm giảm sản lượng lúa gạo, vốn là nguồn lương thực chủ yếu của hơn nửa dân số thế giới. Giải pháp cho vấn đề này, theo khuyến nghị của FAO, là cần tăng cường trồng các giống lúa có khả năng chịu được đất và nước nhiễm mặn. Quá trình chuyển đổi sang sử dụng nhiên liệu sinh học có thể giúp làm giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và đây phải là công tác ưu tiên.
Đồng quan điểm với FAO, trong báo cáo công bố ngày 27/11, Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) cũng bày tỏ lo ngại biến đổi khí hậu dẫn đến sản xuất nông nghiệp ở các nước nghèo sa sút.
Theo UNDP để ngăn chặn biến đổi khí hậu gây hậu quả nghiêm trọng với người nghèo, đòi hỏi phải cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính với chi phí tương đương 1,6% GDP của thế giới mỗi năm. FAO cho biết, tổ chức này đang hành động tích cực trợ giúp các nước thành viên.