FDI năm 2008 không chỉ có màu hồng
Tình hình thu hút vốn FDI đã tạo nên một góc “sáng” trong bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2008
Những siêu dự án, những kỷ lục về quy mô vốn liên tục được phá. Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã tạo nên một góc “sáng” trong bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2008, nếu nhìn trên các con số.
Trong hơn 20 năm kể từ khi Việt Nam bắt đầu nỗ lực thu hút FDI, 2008 có thể xem là điểm nhấn đánh dấu thành công lớn nhất.
Liên tiếp những kỷ lục...
Ngày 23/11/2008, sự kiện khởi động dự án Khu liên hợp Thép Cà Ná tại tỉnh Ninh Thuận, có công suất 14,42 triệu tấn thép/năm, tổng vốn đầu tư gần 9,8 tỷ USD, đã được báo chí dành cho sự quan tâm khá đặc biệt.
Bởi, số vốn đăng ký của riêng dự án này đã gần bằng tổng số vốn đăng ký của cả năm 2006 (trên 10 tỷ USD), và xấp xỉ một nửa con số của năm 2007 (20,3 tỷ USD).
Nhưng Thép Cà Ná không phải là cá biệt. Trong vòng một năm qua, rất nhiều siêu dự án FDI quy mô vốn hàng tỷ USD đã “đổ” vào Việt Nam, khiến cho tổng số vốn đăng ký tăng cao kỷ lục.
Ông Trần Đình Thiên, quyền Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, trong một hội thảo gần đây từng phát biểu rằng những dự án có vốn dưới 3 tỷ USD giờ đây dường như chỉ là “tý hon” bên cạnh những “người khổng lồ”.
Với nhiều dự án quy mô vốn đặc biệt lớn, FDI đăng ký cấp mới và tăng thêm tại Việt Nam năm 2008, tính đến 19/12, đã đạt 64,011 tỷ USD, tăng gấp 3 lần so với năm 2007, và gấp hơn hai lần so với con số của hai năm 2006 và 2007 cộng lại.
Chỉ tiêu này được coi là “sự nhìn nhận lạc quan của quốc tế đối với môi trường đầu tư tại Việt Nam trong dài hạn”, theo quan điểm của ông Phan Hữu Thắng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư).
Với một con số quan trọng hơn - vốn giải ngân, thì năm 2008 cũng xác lập kỷ lục. Năm qua, các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam đã giải ngân số vốn lên tới 11,5 tỷ USD, tăng 43,2% so với năm 2007.
Nếu trong giai đoạn 20 năm trước đó (1988-2007), vốn FDI thực hiện đạt 43 tỷ USD, tức là tính trung bình chỉ giải ngân được 2,15 tỷ USD/năm, thì giải ngân trong năm 2008 đã bằng 26,7% tổng số vốn giải ngân 20 năm trước đó.
Nhìn vào con số 6,23% của tốc độ tăng trưởng GDP năm nay, khối doanh nghiệp FDI có phải là một “cứu cánh” trong một năm sóng gió vừa qua? Cảm nhận có thể rõ ràng ở những con số về đóng góp của khối này cho nền kinh tế.
Tổng doanh thu của khối các doanh nghiệp FDI trong năm 2008 lên đến 50,55 tỷ USD, tăng 24,4% so với năm 2007. Trong đó, giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI năm 2008 đạt 24,465 tỷ USD, chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Một kỷ lục nữa liên quan đến FDI.
Năm 2008, khối doanh nghiệp FDI đã đóng góp vào ngân sách nhà nước 1,982 tỷ USD, tăng 25,8% so với năm 2007.
Cũng trong năm nay, khối doanh nghiệp này đã tạo ra trên 200 nghìn việc làm mới trong tổng số 1,615 triệu việc làm mới tạo được của cả nước, nâng tổng số lao động làm việc trong các dự án FDI lên 1,467 triệu người, góp phần giải quyết vấn đề công ăn việc làm vốn đang rất nóng bỏng của Việt Nam hiện nay.
... và "mặt trái" của tấm huy chương
Sự gia tăng mạnh mẽ của đầu tư nước ngoài vào Việt Nam với con số vốn đăng ký khổng lồ trên 64 tỷ USD đã cho mọi người cái “quyền” được đặt câu hỏi xung quanh sự bất thường này.
Có những băn khoăn rằng liệu Việt Nam có hấp thụ được lượng vốn này hay không? Liệu có những dự án bị thổi phồng về con số vốn đầu tư? Liệu có những cái “bánh vẽ” về viễn cảnh lợi nhuận của dự án?...
Đó là những băn khoăn chính đáng, và cần có lời giải đáp thỏa đáng. Bài viết không đi sâu vào chủ đề này, chỉ xin nêu một vài điều cần lưu ý, nhìn trên các con số thống kê FDI trong năm qua.
Thứ nhất, trong 60,271 tỷ USD vốn đăng ký cấp mới, số vốn điều lệ chỉ có 15,429 tỷ USD, bằng khoảng 25,6%. Phần vốn phải đi vay chắc hẳn là rất lớn.
Bà Phạm Chi Lan, một chuyên gia kinh tế cao cấp, cho rằng có những dự án mà nhà đầu tư chỉ dựa vào giấy phép hoặc đất được cấp để vay của các tổ chức tài chính, sau đó lẩn tránh hoặc không đủ “lực” thực hiện dự án, đã để lại hậu quả nặng nề cho các ngân hàng.
Vị chuyên gia này đã gọi tên những dự án đi vay nhiều hơn tiền bỏ ra đầu tư là kiểu “cướp ngân hàng”.
Thứ hai, là tỷ lệ giải ngân thấp dần trong những năm gần đây, đặc biệt là năm 2008.
Con số 11,5 tỷ USD vốn giải ngân trong năm nay, tuy đã tăng tới 43,2% so với năm 2007 về giá trị tuyệt đối, nhưng chỉ chiếm gần 18% so với tổng vốn đăng ký.
So với giai đoạn trước, tỷ lệ này của thời kỳ 1988-2005 là 50,3%, của năm 2006 còn 33%, và năm 2007 chỉ còn khoảng 23%.
Có những lập luận cho rằng dự án lớn, đầu tư lâu dài thì tỷ lệ giải ngân không thể đạt cao như mong đợi, nhưng những “nút thắt cổ chai” như thủ tục hành chính, công tác quy hoạch, cơ sở hạ tầng, giải phóng mặt bằng, đào tạo nguồn nhân lực... vẫn hiển hiện, không thể phủ nhận.
Thứ ba, khối doanh nghiệp FDI cũng chính là khối có kim ngạch nhập khẩu rất lớn và là một trong những nhóm doanh nghiệp đóng góp “tích cực” vào con số nhập siêu tăng rất cao trong năm nay.
Giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI năm 2008 đạt 24,465 tỷ USD, chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, nhưng khối doanh nghiệp này cũng nhập khẩu tới 28,458 tỷ USD.
Tổng nhập siêu xấp xỉ 4 tỷ USD của khối này đã chiếm gần 1/4 thâm hụt thương mại của Việt Nam năm 2008.
Thứ tư, cũng liên quan đến con số, trái với quan điểm rõ ràng của Việt Nam, mong muốn hướng đầu tư vào một số ngành, lĩnh vực để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mục tiêu, vốn FDI năm 2008 xem ra vẫn nặng về “bất động sản”.
Hồi đầu năm nay, nhiều chuyên gia kinh tế đã cảnh báo lượng vốn FDI vào Việt Nam đang có sự chuyển hướng sang lĩnh vực dịch vụ, bao gồm bất động sản. Trong năm 2008, lĩnh vực dịch vụ có 554 dự án với tổng vốn đăng ký 27,4 tỷ USD. Nếu xét về tỷ lệ đã chiếm 47,3% về số dự án và 45,4% về vốn đầu tư đăng ký. Một mức tăng khá mạnh mẽ so với thời gian trước đó.
Nhưng con số chưa hẳn đã dừng lại ở đó.
Trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, năm nay thu hút được 32,62 tỷ USD, chiếm 54,12% tổng vốn đầu tư đăng ký, nhưng nhìn vào nhiều dự án, phần bất động sản được “che đậy” không phải nhỏ.
Thứ năm, con số 267 triệu và trên 127 tỷ đồng là số tiền Công ty Vedan đã nộp phạt cho các hành vi vi phạm hành chính cũng như việc truy thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của công ty này.
Điều này phần nào minh họa cho một thực tế, đó là tại Việt Nam đang tồn tại những dự án FDI tồi, những dự án hủy hoại môi trường.
Có thể kể thêm những cái tên “đình đám” khác như vụ phát giác Công ty Miwon gây ô nhiễm môi trường nước, hay vụ bác đề nghị đầu tư vào vịnh Vân Phong của Tập đoàn Posco...
Mức độ nghiêm trọng của vấn đề đã khiến nhiều chuyên gia lên tiếng cảnh báo, Việt Nam cần kiểm soát chặt chẽ hơn về môi trường để tránh biến nước ta thành bãi chứa rác thải công nghệ.
Đặc biệt là không nên cấp phép cho những dự án sử dụng công nghệ lạc hậu, thiết bị thải loại gây ô nhiễm môi trường. Tránh những dự án chỉ muốn khai thác tài nguyên thiên nhiên, không có cam kết hoặc năng lực chắc chắn về chế biến, những dự án tạo dư thừa công suất lớn mà khó có triển vọng khai thác, sử dụng hiệu quả...
Thứ sáu, liên quan đến kỷ lục trên 64 tỷ USD vốn đăng ký trong năm nay, có một lo ngại khác là xu hướng vốn đăng ký vào Việt Nam đang giảm dần về cuối năm.
Trong 9 tháng đầu năm, cả nước đã thu hút được 57,12 tỷ USD vốn đầu tư đăng ký, bình quân gần 6,35 tỷ USD/tháng, thì tháng 10 “gọi” thêm được 2,19 tỷ USD, tháng 11 thêm 3,19 tỷ USD, và tháng cuối năm thêm được 1,51 tỷ USD.
Năm nay cũng chứng kiến sự sụt giảm số lượng dự án FDI vào Việt Nam. Trong năm 2008, cả nước đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 1.171 dự án, trong khi con số của năm 2007 là 1.406 dự án. Tương tự, số dự án tăng vốn là 311, so sánh với 361 lượt dự án tăng vốn của năm 2007.
Lẽ tất nhiên, đầu tư nước ngoài năm 2008 không phải tất cả đều “màu hồng”, và khi “nhà vô địch” FDI nhận tấm huy chương thì mặt sau còn lưu lại những ghi chú.
* Năm dự án có vốn đầu tư lớn nhất trong năm 2008:
- Dự án Công ty TNHH Thép Vinashin - Lion (Malaysia) có số vốn đăng ký 9,8 tỷ USD;
- Dự án Công ty Gang thép Hưng Nghiệp Formosa của Đài Loan 7,9 tỷ USD;
- Dự án Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa) của Nhật Bản và Kuwait liên doanh 6,2 tỷ USD;
- Dự án Công ty TNHH New City Việt Nam 4,3 tỷ USD;
- Dự án Hồ Tràm của Canada trên 4,2 tỷ USD.
* Chỉ tiêu kế hoạch năm 2008 được dự kiến từ đầu năm:
- Vốn thực hiện: đạt 10 tỷ USD vượt 25% năm 2007 (8 tỷ USD).
- Lao động: 160.000 người, tăng 6,7% so với năm 2007;
- Nộp ngân sách Nhà nước: 2 tỷ USD, tăng 29% so với năm 2007.
Trong hơn 20 năm kể từ khi Việt Nam bắt đầu nỗ lực thu hút FDI, 2008 có thể xem là điểm nhấn đánh dấu thành công lớn nhất.
Liên tiếp những kỷ lục...
Ngày 23/11/2008, sự kiện khởi động dự án Khu liên hợp Thép Cà Ná tại tỉnh Ninh Thuận, có công suất 14,42 triệu tấn thép/năm, tổng vốn đầu tư gần 9,8 tỷ USD, đã được báo chí dành cho sự quan tâm khá đặc biệt.
Bởi, số vốn đăng ký của riêng dự án này đã gần bằng tổng số vốn đăng ký của cả năm 2006 (trên 10 tỷ USD), và xấp xỉ một nửa con số của năm 2007 (20,3 tỷ USD).
Nhưng Thép Cà Ná không phải là cá biệt. Trong vòng một năm qua, rất nhiều siêu dự án FDI quy mô vốn hàng tỷ USD đã “đổ” vào Việt Nam, khiến cho tổng số vốn đăng ký tăng cao kỷ lục.
Ông Trần Đình Thiên, quyền Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, trong một hội thảo gần đây từng phát biểu rằng những dự án có vốn dưới 3 tỷ USD giờ đây dường như chỉ là “tý hon” bên cạnh những “người khổng lồ”.
Với nhiều dự án quy mô vốn đặc biệt lớn, FDI đăng ký cấp mới và tăng thêm tại Việt Nam năm 2008, tính đến 19/12, đã đạt 64,011 tỷ USD, tăng gấp 3 lần so với năm 2007, và gấp hơn hai lần so với con số của hai năm 2006 và 2007 cộng lại.
Chỉ tiêu này được coi là “sự nhìn nhận lạc quan của quốc tế đối với môi trường đầu tư tại Việt Nam trong dài hạn”, theo quan điểm của ông Phan Hữu Thắng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư).
Với một con số quan trọng hơn - vốn giải ngân, thì năm 2008 cũng xác lập kỷ lục. Năm qua, các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam đã giải ngân số vốn lên tới 11,5 tỷ USD, tăng 43,2% so với năm 2007.
Nếu trong giai đoạn 20 năm trước đó (1988-2007), vốn FDI thực hiện đạt 43 tỷ USD, tức là tính trung bình chỉ giải ngân được 2,15 tỷ USD/năm, thì giải ngân trong năm 2008 đã bằng 26,7% tổng số vốn giải ngân 20 năm trước đó.
Nhìn vào con số 6,23% của tốc độ tăng trưởng GDP năm nay, khối doanh nghiệp FDI có phải là một “cứu cánh” trong một năm sóng gió vừa qua? Cảm nhận có thể rõ ràng ở những con số về đóng góp của khối này cho nền kinh tế.
Tổng doanh thu của khối các doanh nghiệp FDI trong năm 2008 lên đến 50,55 tỷ USD, tăng 24,4% so với năm 2007. Trong đó, giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI năm 2008 đạt 24,465 tỷ USD, chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Một kỷ lục nữa liên quan đến FDI.
Năm 2008, khối doanh nghiệp FDI đã đóng góp vào ngân sách nhà nước 1,982 tỷ USD, tăng 25,8% so với năm 2007.
Cũng trong năm nay, khối doanh nghiệp này đã tạo ra trên 200 nghìn việc làm mới trong tổng số 1,615 triệu việc làm mới tạo được của cả nước, nâng tổng số lao động làm việc trong các dự án FDI lên 1,467 triệu người, góp phần giải quyết vấn đề công ăn việc làm vốn đang rất nóng bỏng của Việt Nam hiện nay.
Sự gia tăng mạnh mẽ của đầu tư nước ngoài vào Việt Nam với con số vốn đăng ký khổng lồ trên 64 tỷ USD đã cho mọi người cái “quyền” được đặt câu hỏi xung quanh sự bất thường này.
Có những băn khoăn rằng liệu Việt Nam có hấp thụ được lượng vốn này hay không? Liệu có những dự án bị thổi phồng về con số vốn đầu tư? Liệu có những cái “bánh vẽ” về viễn cảnh lợi nhuận của dự án?...
Đó là những băn khoăn chính đáng, và cần có lời giải đáp thỏa đáng. Bài viết không đi sâu vào chủ đề này, chỉ xin nêu một vài điều cần lưu ý, nhìn trên các con số thống kê FDI trong năm qua.
Thứ nhất, trong 60,271 tỷ USD vốn đăng ký cấp mới, số vốn điều lệ chỉ có 15,429 tỷ USD, bằng khoảng 25,6%. Phần vốn phải đi vay chắc hẳn là rất lớn.
Bà Phạm Chi Lan, một chuyên gia kinh tế cao cấp, cho rằng có những dự án mà nhà đầu tư chỉ dựa vào giấy phép hoặc đất được cấp để vay của các tổ chức tài chính, sau đó lẩn tránh hoặc không đủ “lực” thực hiện dự án, đã để lại hậu quả nặng nề cho các ngân hàng.
Vị chuyên gia này đã gọi tên những dự án đi vay nhiều hơn tiền bỏ ra đầu tư là kiểu “cướp ngân hàng”.
Thứ hai, là tỷ lệ giải ngân thấp dần trong những năm gần đây, đặc biệt là năm 2008.
Con số 11,5 tỷ USD vốn giải ngân trong năm nay, tuy đã tăng tới 43,2% so với năm 2007 về giá trị tuyệt đối, nhưng chỉ chiếm gần 18% so với tổng vốn đăng ký.
So với giai đoạn trước, tỷ lệ này của thời kỳ 1988-2005 là 50,3%, của năm 2006 còn 33%, và năm 2007 chỉ còn khoảng 23%.
Có những lập luận cho rằng dự án lớn, đầu tư lâu dài thì tỷ lệ giải ngân không thể đạt cao như mong đợi, nhưng những “nút thắt cổ chai” như thủ tục hành chính, công tác quy hoạch, cơ sở hạ tầng, giải phóng mặt bằng, đào tạo nguồn nhân lực... vẫn hiển hiện, không thể phủ nhận.
Thứ ba, khối doanh nghiệp FDI cũng chính là khối có kim ngạch nhập khẩu rất lớn và là một trong những nhóm doanh nghiệp đóng góp “tích cực” vào con số nhập siêu tăng rất cao trong năm nay.
Giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI năm 2008 đạt 24,465 tỷ USD, chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, nhưng khối doanh nghiệp này cũng nhập khẩu tới 28,458 tỷ USD.
Tổng nhập siêu xấp xỉ 4 tỷ USD của khối này đã chiếm gần 1/4 thâm hụt thương mại của Việt Nam năm 2008.
Thứ tư, cũng liên quan đến con số, trái với quan điểm rõ ràng của Việt Nam, mong muốn hướng đầu tư vào một số ngành, lĩnh vực để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mục tiêu, vốn FDI năm 2008 xem ra vẫn nặng về “bất động sản”.
Hồi đầu năm nay, nhiều chuyên gia kinh tế đã cảnh báo lượng vốn FDI vào Việt Nam đang có sự chuyển hướng sang lĩnh vực dịch vụ, bao gồm bất động sản. Trong năm 2008, lĩnh vực dịch vụ có 554 dự án với tổng vốn đăng ký 27,4 tỷ USD. Nếu xét về tỷ lệ đã chiếm 47,3% về số dự án và 45,4% về vốn đầu tư đăng ký. Một mức tăng khá mạnh mẽ so với thời gian trước đó.
Nhưng con số chưa hẳn đã dừng lại ở đó.
Trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, năm nay thu hút được 32,62 tỷ USD, chiếm 54,12% tổng vốn đầu tư đăng ký, nhưng nhìn vào nhiều dự án, phần bất động sản được “che đậy” không phải nhỏ.
Thứ năm, con số 267 triệu và trên 127 tỷ đồng là số tiền Công ty Vedan đã nộp phạt cho các hành vi vi phạm hành chính cũng như việc truy thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của công ty này.
Điều này phần nào minh họa cho một thực tế, đó là tại Việt Nam đang tồn tại những dự án FDI tồi, những dự án hủy hoại môi trường.
Có thể kể thêm những cái tên “đình đám” khác như vụ phát giác Công ty Miwon gây ô nhiễm môi trường nước, hay vụ bác đề nghị đầu tư vào vịnh Vân Phong của Tập đoàn Posco...
Mức độ nghiêm trọng của vấn đề đã khiến nhiều chuyên gia lên tiếng cảnh báo, Việt Nam cần kiểm soát chặt chẽ hơn về môi trường để tránh biến nước ta thành bãi chứa rác thải công nghệ.
Đặc biệt là không nên cấp phép cho những dự án sử dụng công nghệ lạc hậu, thiết bị thải loại gây ô nhiễm môi trường. Tránh những dự án chỉ muốn khai thác tài nguyên thiên nhiên, không có cam kết hoặc năng lực chắc chắn về chế biến, những dự án tạo dư thừa công suất lớn mà khó có triển vọng khai thác, sử dụng hiệu quả...
Thứ sáu, liên quan đến kỷ lục trên 64 tỷ USD vốn đăng ký trong năm nay, có một lo ngại khác là xu hướng vốn đăng ký vào Việt Nam đang giảm dần về cuối năm.
Trong 9 tháng đầu năm, cả nước đã thu hút được 57,12 tỷ USD vốn đầu tư đăng ký, bình quân gần 6,35 tỷ USD/tháng, thì tháng 10 “gọi” thêm được 2,19 tỷ USD, tháng 11 thêm 3,19 tỷ USD, và tháng cuối năm thêm được 1,51 tỷ USD.
Năm nay cũng chứng kiến sự sụt giảm số lượng dự án FDI vào Việt Nam. Trong năm 2008, cả nước đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 1.171 dự án, trong khi con số của năm 2007 là 1.406 dự án. Tương tự, số dự án tăng vốn là 311, so sánh với 361 lượt dự án tăng vốn của năm 2007.
Lẽ tất nhiên, đầu tư nước ngoài năm 2008 không phải tất cả đều “màu hồng”, và khi “nhà vô địch” FDI nhận tấm huy chương thì mặt sau còn lưu lại những ghi chú.
* Năm dự án có vốn đầu tư lớn nhất trong năm 2008:
- Dự án Công ty TNHH Thép Vinashin - Lion (Malaysia) có số vốn đăng ký 9,8 tỷ USD;
- Dự án Công ty Gang thép Hưng Nghiệp Formosa của Đài Loan 7,9 tỷ USD;
- Dự án Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa) của Nhật Bản và Kuwait liên doanh 6,2 tỷ USD;
- Dự án Công ty TNHH New City Việt Nam 4,3 tỷ USD;
- Dự án Hồ Tràm của Canada trên 4,2 tỷ USD.
* Chỉ tiêu kế hoạch năm 2008 được dự kiến từ đầu năm:
- Vốn thực hiện: đạt 10 tỷ USD vượt 25% năm 2007 (8 tỷ USD).
- Lao động: 160.000 người, tăng 6,7% so với năm 2007;
- Nộp ngân sách Nhà nước: 2 tỷ USD, tăng 29% so với năm 2007.