FDI tháng 3 và “ẩn số” từ nhà đầu tư Nhật Bản
Cục diện thu hút vốn FDI chốt ở tháng 3/2012 đã có nhiều thay đổi, trong đó “nhân tố” Nhật Bản là rất đáng chú ý
Cục diện thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chốt ở tháng 3/2012 đã có nhiều thay đổi, trong đó “nhân tố” Nhật Bản là rất đáng chú ý. Từ cơ hội đón vốn Nhật Bản được nói nhiều ở các tháng trước, nay đã thể hiện trên các con số cụ thể.
Với con số quan trọng nhất, vốn FDI thực hiện, các dự án đầu tư nước ngoài đã giải ngân được 2,52 tỷ USD trong 3 tháng đầu năm 2012, bằng 99,2% với cùng kỳ năm 2011.
Dù còn kém năm ngoái, nhưng so với con số 1 tỷ USD được công bố cuối tháng trước, mức giải ngân trong tháng này là khá đột biến. Xét theo tháng, hơn 1,5 tỷ USD giải ngân trong tháng 3 là mức rất cao từ trước đến nay. Trước đó, tháng 1 chỉ đạt 400 triệu USD, tháng 2 có thêm 600 triệu USD.
Không có tổng vốn giải ngân của từng nhà đầu tư trong 3 tháng qua, nhưng xét số vốn thực hiện lũy kế đến gần đây đều thể hiện Nhật Bản ở vị trí đầu, có thể cho rằng các dự án của nhà đầu tư này đang tiếp tục đưa vốn lớn vào Việt Nam.
Về thu hút vốn đăng ký, tính đến ngày 20/3, cả nước đã có 120 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 2,26 tỷ USD, bằng 77,2% so với cùng kỳ năm 2011.
Tổng hợp đến nay đã có 29 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm 368 triệu USD, bằng 30,4% so với cùng kỳ năm 2011. Như vậy, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm 3 tháng đầu năm nay là 2,63 tỷ USD, bằng 63,6% so với cùng kỳ năm 2011.
Nhưng đáng chú ý là những dự án có vốn lớn nhất cũng đều “gắn mác” Nhật Bản. Chẳng hạn, dự án khu đô thị Tokyu Bình Dương có tổng vốn đầu tư đăng ký 1,2 tỷ USD; dự án Công ty TNHH Sản xuất lốp xe Bridgestone Việt Nam tại Hải Phòng với 574,8 triệu USD; dự án Công ty TNHH Oshima Shipbuilding Việt Nam 180 triệu USD tại tỉnh Khánh Hoà...
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, trong 3 tháng đầu năm 2012, Nhật Bản dẫn đầu trong số 26 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,3 tỷ USD, chiếm 88,8% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.
Đứng kế tiếp là Hà Lan đứng với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 46,1 triệu USD; Đài Loan thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 42,9 triệu USD...
Cũng do dự án khu đô thị Tokyu Bình Dương của nhà đầu tư Nhật Bản vừa được cấp giấy chứng nhận đầu tư trong tháng này, bất động sản đột ngột nhảy lên vị trí đứng đầu trong các lĩnh vực thu hút vốn FDI lớn nhất, từ vị trí bét bảng tháng trước.
Tính trong 3 tháng đầu năm 2012, ngành địa ốc có tổng vốn FDI đăng ký lớn nhất tới hơn 1,2 tỷ USD, chiếm 45,5% tổng vốn đăng ký, nhưng chỉ có 2 dự án.
Ngược lại, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo lùi lại thứ nhì nhưng có 51 dự án đầu tư đăng ký mới và 25 dự án tăng vốn với tổng vốn cấp mới và tăng thêm 1,17 tỷ USD, chiếm 44,6% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực vận tải kho bãi đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 180 triệu USD, chiếm 6,8%.
Xét về địa phương, cũng nhờ dự án Nhật Bản kể trên mà Bình Dương từ vị trí thứ 3 trong tháng trước lên dẫn đầu ở tháng này, vượt qua 20 tỉnh, thành phố khác có dự án FDI đổ vào, tính từ đầu năm. Số vốn mà tỉnh này thu thú được đến nay là 1,36 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm, chiếm 51,7% tổng vốn đầu tư.
Hải Phòng bị đẩy xuống vị trí thứ 2 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 605 triệu USD, chiếm 23%; Khánh Hòa đứng thứ 3 với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm 180 triệu USD.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI cũng có nhiều thuận lợi, nếu xét ở mức tăng kim ngạch xuất, nhập khẩu.
Nếu kể cả dầu khí, kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI trong 3 tháng đầu năm nay ước đạt 15,5 tỷ USD, tăng 43,1% so với cùng kỳ năm 2011 và chiếm 63,4% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Tương tự, kim ngạch nhập khẩu của khu vực này đạt 13,03 tỷ USD, tăng 30,3% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 52,6% kim ngạch nhập khẩu cả nước. Tính chung 3 tháng đầu năm 2012, khu vực FDI xuất siêu 1,38 tỷ USD.
Với con số quan trọng nhất, vốn FDI thực hiện, các dự án đầu tư nước ngoài đã giải ngân được 2,52 tỷ USD trong 3 tháng đầu năm 2012, bằng 99,2% với cùng kỳ năm 2011.
Dù còn kém năm ngoái, nhưng so với con số 1 tỷ USD được công bố cuối tháng trước, mức giải ngân trong tháng này là khá đột biến. Xét theo tháng, hơn 1,5 tỷ USD giải ngân trong tháng 3 là mức rất cao từ trước đến nay. Trước đó, tháng 1 chỉ đạt 400 triệu USD, tháng 2 có thêm 600 triệu USD.
Không có tổng vốn giải ngân của từng nhà đầu tư trong 3 tháng qua, nhưng xét số vốn thực hiện lũy kế đến gần đây đều thể hiện Nhật Bản ở vị trí đầu, có thể cho rằng các dự án của nhà đầu tư này đang tiếp tục đưa vốn lớn vào Việt Nam.
Về thu hút vốn đăng ký, tính đến ngày 20/3, cả nước đã có 120 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 2,26 tỷ USD, bằng 77,2% so với cùng kỳ năm 2011.
Tổng hợp đến nay đã có 29 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm 368 triệu USD, bằng 30,4% so với cùng kỳ năm 2011. Như vậy, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm 3 tháng đầu năm nay là 2,63 tỷ USD, bằng 63,6% so với cùng kỳ năm 2011.
Nhưng đáng chú ý là những dự án có vốn lớn nhất cũng đều “gắn mác” Nhật Bản. Chẳng hạn, dự án khu đô thị Tokyu Bình Dương có tổng vốn đầu tư đăng ký 1,2 tỷ USD; dự án Công ty TNHH Sản xuất lốp xe Bridgestone Việt Nam tại Hải Phòng với 574,8 triệu USD; dự án Công ty TNHH Oshima Shipbuilding Việt Nam 180 triệu USD tại tỉnh Khánh Hoà...
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, trong 3 tháng đầu năm 2012, Nhật Bản dẫn đầu trong số 26 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,3 tỷ USD, chiếm 88,8% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.
Đứng kế tiếp là Hà Lan đứng với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 46,1 triệu USD; Đài Loan thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 42,9 triệu USD...
Cũng do dự án khu đô thị Tokyu Bình Dương của nhà đầu tư Nhật Bản vừa được cấp giấy chứng nhận đầu tư trong tháng này, bất động sản đột ngột nhảy lên vị trí đứng đầu trong các lĩnh vực thu hút vốn FDI lớn nhất, từ vị trí bét bảng tháng trước.
Tính trong 3 tháng đầu năm 2012, ngành địa ốc có tổng vốn FDI đăng ký lớn nhất tới hơn 1,2 tỷ USD, chiếm 45,5% tổng vốn đăng ký, nhưng chỉ có 2 dự án.
Ngược lại, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo lùi lại thứ nhì nhưng có 51 dự án đầu tư đăng ký mới và 25 dự án tăng vốn với tổng vốn cấp mới và tăng thêm 1,17 tỷ USD, chiếm 44,6% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực vận tải kho bãi đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 180 triệu USD, chiếm 6,8%.
Xét về địa phương, cũng nhờ dự án Nhật Bản kể trên mà Bình Dương từ vị trí thứ 3 trong tháng trước lên dẫn đầu ở tháng này, vượt qua 20 tỉnh, thành phố khác có dự án FDI đổ vào, tính từ đầu năm. Số vốn mà tỉnh này thu thú được đến nay là 1,36 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm, chiếm 51,7% tổng vốn đầu tư.
Hải Phòng bị đẩy xuống vị trí thứ 2 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 605 triệu USD, chiếm 23%; Khánh Hòa đứng thứ 3 với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm 180 triệu USD.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI cũng có nhiều thuận lợi, nếu xét ở mức tăng kim ngạch xuất, nhập khẩu.
Nếu kể cả dầu khí, kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI trong 3 tháng đầu năm nay ước đạt 15,5 tỷ USD, tăng 43,1% so với cùng kỳ năm 2011 và chiếm 63,4% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Tương tự, kim ngạch nhập khẩu của khu vực này đạt 13,03 tỷ USD, tăng 30,3% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 52,6% kim ngạch nhập khẩu cả nước. Tính chung 3 tháng đầu năm 2012, khu vực FDI xuất siêu 1,38 tỷ USD.