Fitch công bố loạt đánh giá tích cực về Việt Nam
Sau khi nâng triển vọng tín nhiệm quốc gia Việt Nam, Fitch tiếp tục nâng triển vọng tín nhiệm đối với Vietinbank và Agribank
Không chỉ nâng triển vọng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam, Fitch còn nâng triển vọng tính nhiệm của hai ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam là Vietinbank và Agribank.
Trong một báo cáo công bố mới đây, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm quốc gia, nhưng nâng triển vọng xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam. Theo đó, xếp hạng nhà phát hành nợ nội tệ và ngoại tệ dài hạn của Việt Nam duy trì ở ‘B+’. Trần xếp hạng tín nhiệm quốc gia và xếp hạng nhà phát hành ngoại tệ ngắn hạn cũng được giữ nguyên ở ‘B+’ và ‘B’.
Triển vọng tín nhiệm nhà phát hành nợ dài hạn của Việt Nam được nâng từ ‘ổn định’ lên ‘tích cực’, đồng nghĩa với việc Việt Nam có thể được Fitch nâng định hạng tín nhiệm nếu tiếp tục có sự cải thiện.
Fitch đã đưa ra một số lý do chính cho động thái nâng triển vọng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam, bao gồm kinh tế vĩ mô được cải thiện, cán cân thanh toán được củng cố, các chính sách tài khóa nới lỏng hơn…
Fitch nêu rõ, nền kinh tế Việt Nam đã bắt đầu hồi phục sau thời gian áp dụng những chính sách thắt chặt theo Nghị quyết 11 nhằm hạ nhiệt nền kinh tế tăng trưởng quá nóng. Tăng trưởng GDP thực năm 2013 đã đạt 5,4% khi nhu cầu cả trong và ngoài nước đều tăng. Fitch dự báo, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm nay sẽ lên mức 5,7% và 2014 lên 5,9%. Lạm phát cũng đã giảm tốc, xuống 6,6% nằm 2013, so với 9,1% năm 2012.
Theo ước tính của Fitch, thặng dư tài khoản vãng lai của Việt Nam đạt khoảng 5% GDP năm 2013. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng tăng lên 6,8% GDP năm ngoái thúc đẩy lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu.
Tuy nhiên, theo số liệu mà Fitch ước tính, dự trữ ngoại hối của Việt Nam vẫn dừng lại ở con số 28,6 tỷ USD cuối năm 2013. Đây không phải con số an toàn xét tới việc Việt Nam đã chứng kiến những đợt thoái vốn của các nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian gần đây.
Bên cạnh đó, Fitch cũng nhấn mạnh, lĩnh vực ngân hàng vẫn là điểm yếu của Việt Nam khi mức nợ xấu còn cao. Về tài khóa, Fitch ước tính thâm hụt ngân sách của Việt Nam tương dương khoảng 5,8% GDP trong năm 2013, cao hơn năm 2012. Nợ chính phủ của Việt Nam được Fitch cho là đã tăng lên 42,6% GDP cuối năm 2013.
Fitch cho biết có thể nâng xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam nếu việc cải cách ngành ngân hàng có tiến bộ rõ rệt, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, và tiến trình cải tổ doanh nghiệp nhà nước tiếp tục được đẩy mạnh.
Sau khi nâng triển vọng tín nhiệm quốc gia Việt Nam, Fitch tiếp tục nâng triển vọng tín nhiệm đối với hai ngân hàng là Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Vietinbank) và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank).
Theo đó, triển vọng tín nhiệm của các ngân hàng này được nâng lên mức ‘tích cực’ từ mức ‘ổn định’ trước đó. Định hạng tín nhiệm nhà phát hành nợ dài hạn của hai ngân hàng được Fitch duy trì ở mức ‘B’. Fitch cho biết, cơ sở của sự điều chỉnh đánh giá này là các điều kiện kinh tế vĩ mô và tài chính ở Việt Nam được cải thiện, tăng khả năng hỗ trợ của Chính phủ đối với các ngân hàng được đánh giá trong trường hợp cần thiết.
Lần gần đây nhất Agribank và Vietinbank được Fitch đưa ra đánh giá về tín nhiệm là vào tháng 7 năm ngoái, với điểm tín nhiệm và triển vọng tín nhiệm cùng được giữ nguyên so với lần đánh giá trước đó.
Trong một báo cáo công bố mới đây, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm quốc gia, nhưng nâng triển vọng xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam. Theo đó, xếp hạng nhà phát hành nợ nội tệ và ngoại tệ dài hạn của Việt Nam duy trì ở ‘B+’. Trần xếp hạng tín nhiệm quốc gia và xếp hạng nhà phát hành ngoại tệ ngắn hạn cũng được giữ nguyên ở ‘B+’ và ‘B’.
Triển vọng tín nhiệm nhà phát hành nợ dài hạn của Việt Nam được nâng từ ‘ổn định’ lên ‘tích cực’, đồng nghĩa với việc Việt Nam có thể được Fitch nâng định hạng tín nhiệm nếu tiếp tục có sự cải thiện.
Fitch đã đưa ra một số lý do chính cho động thái nâng triển vọng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam, bao gồm kinh tế vĩ mô được cải thiện, cán cân thanh toán được củng cố, các chính sách tài khóa nới lỏng hơn…
Fitch nêu rõ, nền kinh tế Việt Nam đã bắt đầu hồi phục sau thời gian áp dụng những chính sách thắt chặt theo Nghị quyết 11 nhằm hạ nhiệt nền kinh tế tăng trưởng quá nóng. Tăng trưởng GDP thực năm 2013 đã đạt 5,4% khi nhu cầu cả trong và ngoài nước đều tăng. Fitch dự báo, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm nay sẽ lên mức 5,7% và 2014 lên 5,9%. Lạm phát cũng đã giảm tốc, xuống 6,6% nằm 2013, so với 9,1% năm 2012.
Theo ước tính của Fitch, thặng dư tài khoản vãng lai của Việt Nam đạt khoảng 5% GDP năm 2013. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng tăng lên 6,8% GDP năm ngoái thúc đẩy lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu.
Tuy nhiên, theo số liệu mà Fitch ước tính, dự trữ ngoại hối của Việt Nam vẫn dừng lại ở con số 28,6 tỷ USD cuối năm 2013. Đây không phải con số an toàn xét tới việc Việt Nam đã chứng kiến những đợt thoái vốn của các nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian gần đây.
Bên cạnh đó, Fitch cũng nhấn mạnh, lĩnh vực ngân hàng vẫn là điểm yếu của Việt Nam khi mức nợ xấu còn cao. Về tài khóa, Fitch ước tính thâm hụt ngân sách của Việt Nam tương dương khoảng 5,8% GDP trong năm 2013, cao hơn năm 2012. Nợ chính phủ của Việt Nam được Fitch cho là đã tăng lên 42,6% GDP cuối năm 2013.
Fitch cho biết có thể nâng xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam nếu việc cải cách ngành ngân hàng có tiến bộ rõ rệt, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, và tiến trình cải tổ doanh nghiệp nhà nước tiếp tục được đẩy mạnh.
Sau khi nâng triển vọng tín nhiệm quốc gia Việt Nam, Fitch tiếp tục nâng triển vọng tín nhiệm đối với hai ngân hàng là Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Vietinbank) và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank).
Theo đó, triển vọng tín nhiệm của các ngân hàng này được nâng lên mức ‘tích cực’ từ mức ‘ổn định’ trước đó. Định hạng tín nhiệm nhà phát hành nợ dài hạn của hai ngân hàng được Fitch duy trì ở mức ‘B’. Fitch cho biết, cơ sở của sự điều chỉnh đánh giá này là các điều kiện kinh tế vĩ mô và tài chính ở Việt Nam được cải thiện, tăng khả năng hỗ trợ của Chính phủ đối với các ngân hàng được đánh giá trong trường hợp cần thiết.
Lần gần đây nhất Agribank và Vietinbank được Fitch đưa ra đánh giá về tín nhiệm là vào tháng 7 năm ngoái, với điểm tín nhiệm và triển vọng tín nhiệm cùng được giữ nguyên so với lần đánh giá trước đó.