Gần 1 tỷ USD vốn FDI “vắng chủ”
Cơ quan chức năng bắt đầu lo lắng trước tình trạng hàng loạt doanh nghiệp FDI “vắng chủ”
Mới đây, tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, một cuộc họp đặc biệt để thảo luận về giải pháp đối với các doanh nghiệp FDI vắng chủ đã được tổ chức.
Một báo cáo của cơ quan này được công bố tại cuộc họp ghi nhận rằng thời gian gần đây, tình trạng doanh nghiệp FDI bỏ trốn về nước hoặc không liên lạc được đã “có sự gia tăng đáng kể”.
Tính đến hết tháng 5/2013, đã có tổng cộng 518 doanh nghiệp FDI được xếp vào diện “vắng chủ” với tổng số vốn đầu tư đăng ký khoảng 903 triệu USD.
Các doanh nghiệp nêu trên chủ yếu tập trung trong lĩnh vực dịch vụ như quản lý doanh nghiệp, xây dựng, bất động sản, thương mại, phần mềm, nhà hàng… Số còn lại hoạt động trong lĩnh vực sản xuất. Phần lớn các doanh nghiệp này đến từ Hàn Quốc, Trung Quốc, có quy mô nhỏ dưới 500 ngàn USD và thuê lại nhà xưởng của các nhà đầu tư khác mà không có hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản.
Nguyên nhân chính của tình hình nêu trên là do các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, không trả được lương cho người lao động, không hoàn thành nghĩa vụ tài chính với nhà nước, không trả được nợ cho đối tác, khách hàng… nên phải đóng cửa, ngừng kinh doanh.
Mặt khác, do thủ tục chấm dứt hoạt động, thanh lý và giải thể doanh nghiệp thường mất nhiều thời gian và tốn chi phí nên nhiều nhà đầu tư đã bỏ về nước, không thực hiện các thủ tục này.
Thời gian gần đây, đã xuất hiện tình trạng một số doanh nghiệp FDI hoạt động kinh doanh không lành mạnh, nhằm mục đích trục lợi từ huy động vốn, đưa lao động vào Việt Nam và bỏ về nước sau khi đạt được mục đích.
Hệ quả của tình trạng “vắng chủ” là các cơ quan chức năng phải đối mặt với hàng loạt vấn đề mới không thể giải quyết được, chẳng hạn không thể thu hồi giấy chứng nhận đầu tư, thanh lý doanh nghiệp, thu hồi đất, xử lý tài sản, công nợ, giải quyết chế độ cho người lao động…
Hiện Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang tiến hành tổng hợp ý kiến các cơ quan liên quan để đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm giải quyết tình trạng này. Quan điểm của Bộ này là sẽ ban hành thêm các quy định bổ sung để có cơ sở xử lý các trường hợp doanh nghiệp “vắng chủ”, trong đó có những chế tài mạnh để hạn chế tình trạng này trong tương lai.
Một báo cáo của cơ quan này được công bố tại cuộc họp ghi nhận rằng thời gian gần đây, tình trạng doanh nghiệp FDI bỏ trốn về nước hoặc không liên lạc được đã “có sự gia tăng đáng kể”.
Tính đến hết tháng 5/2013, đã có tổng cộng 518 doanh nghiệp FDI được xếp vào diện “vắng chủ” với tổng số vốn đầu tư đăng ký khoảng 903 triệu USD.
Các doanh nghiệp nêu trên chủ yếu tập trung trong lĩnh vực dịch vụ như quản lý doanh nghiệp, xây dựng, bất động sản, thương mại, phần mềm, nhà hàng… Số còn lại hoạt động trong lĩnh vực sản xuất. Phần lớn các doanh nghiệp này đến từ Hàn Quốc, Trung Quốc, có quy mô nhỏ dưới 500 ngàn USD và thuê lại nhà xưởng của các nhà đầu tư khác mà không có hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản.
Nguyên nhân chính của tình hình nêu trên là do các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, không trả được lương cho người lao động, không hoàn thành nghĩa vụ tài chính với nhà nước, không trả được nợ cho đối tác, khách hàng… nên phải đóng cửa, ngừng kinh doanh.
Mặt khác, do thủ tục chấm dứt hoạt động, thanh lý và giải thể doanh nghiệp thường mất nhiều thời gian và tốn chi phí nên nhiều nhà đầu tư đã bỏ về nước, không thực hiện các thủ tục này.
Thời gian gần đây, đã xuất hiện tình trạng một số doanh nghiệp FDI hoạt động kinh doanh không lành mạnh, nhằm mục đích trục lợi từ huy động vốn, đưa lao động vào Việt Nam và bỏ về nước sau khi đạt được mục đích.
Hệ quả của tình trạng “vắng chủ” là các cơ quan chức năng phải đối mặt với hàng loạt vấn đề mới không thể giải quyết được, chẳng hạn không thể thu hồi giấy chứng nhận đầu tư, thanh lý doanh nghiệp, thu hồi đất, xử lý tài sản, công nợ, giải quyết chế độ cho người lao động…
Hiện Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang tiến hành tổng hợp ý kiến các cơ quan liên quan để đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm giải quyết tình trạng này. Quan điểm của Bộ này là sẽ ban hành thêm các quy định bổ sung để có cơ sở xử lý các trường hợp doanh nghiệp “vắng chủ”, trong đó có những chế tài mạnh để hạn chế tình trạng này trong tương lai.