Gần 100 ngân hàng Mỹ “sập tiệm” trong hơn 9 tháng
Mỹ giải thể thêm 3 ngân hàng trong ngày 2/10, nâng tổng số nhà băng đổ vỡ ở nước này từ đầu năm tới nay lên con số 98
Các nhà chức trách Mỹ làm thủ tục giải thể thêm 3 ngân hàng trong ngày 2/10, nâng tổng số nhà băng đổ vỡ ở nước này từ đầu năm tới nay lên con số 98. Những khoản nợ xấu và các rắc rối về thanh khoản tiếp tục đẩy hàng loạt ngân hàng ở Mỹ vào cảnh đường cùng.
Theo Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC), ngân hàng Warren Bank tại bang Michigan, với tài sản 538 triệu USD và quản lý 501 triệu USD tiền gửi của khách hàng, là nhà băng lớn nhất ngừng hoạt động trong đợt đóng cửa này. Toàn bộ tài khoản tiết kiệm của khách hàng tại Warren Bank sẽ được ngân hàng Huntington National Bank ở bang Ohio tiếp quản.
Ngân hàng thứ hai chung số phận với Warren Bank là Jennings State Bank ở bang Minnesota. Ngân hàng này chỉ có 56,3 triệu USD tài sản và quản lý số tài khoản tiết kiệm trị giá 52,4 triệu USD. Một ngân hàng ở cùng bang là Central Bank đã nhất trí tiếp nhận các tài khoản tiền gửi ở Jennings State Bank.
Ngân hàng thứ ba đổ vỡ trong ngày 2/10 là Southern Colorado National Bank có trụ sở ở bang Colorado. Đây là một ngân hàng có quy mô khiêm tốn hơn hai ngân hàng trên, với 39,5 triệu USD tài sản và 31,9 triệu USD tiền gửi của khách. Các tài khoản tiền gửi này sẽ do ngân hàng Legacy Bank ở cùng bang tiếp quản.
FDIC cho biết, ba vụ đổ vỡ ngân hàng này có thể sẽ khiến quỹ bảo hiểm tiền gửi của cơ quan này thiệt hại thêm 293 triệu USD. FDIC cảnh báo, số dư quỹ bảo hiểm tiền gửi chẳng bao lâu nữa sẽ trở thành một con số âm vì liên tục trong mấy tháng qua, tuần nào cơ quan này cũng phải giải quyết vài vụ giải thể ngân hàng.
Để khắc phục khó khăn về tài chính, mới đây FDIC đã đề xuất các ngân hàng thuộc diện bảo hiểm trả trước 3 năm phí bảo hiểm tiền gửi, với số tiền lên tới 45 tỷ USD. Tuy nhiên, FDIC còn một lựa chọn khác là vay tiền từ hạn ngạch tín dụng 500 tỷ USD mà Bộ Tài chính Mỹ cấp cho.
FDIC ước tính, trong thời gian 2009-2013, nước Mỹ sẽ phải chi 100 tỷ USD để giải quyết sự đổ vỡ của các ngân hàng thuộc diện bảo hiểm. Mức trần bảo hiểm tiền gửi mà FDIC đang áp dụng là 250.000 USD mỗi tài khoản.
Từ đầu năm tới nay, đã có 98 ngân hàng Mỹ sụp đổ, cao gần gấp 4 lần con số 25 ngân hàng đổ vỡ ở nước này trong năm ngoái. FDIC dự báo, số vụ “sập tiệm” ngân hàng tại Mỹ sẽ đạt đỉnh trong năm 2009-2010, và tình hình lợi nhuận của ngành ngân hàng nước này sẽ phục hồi vào năm 2011.
(Theo Reuters)
Theo Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC), ngân hàng Warren Bank tại bang Michigan, với tài sản 538 triệu USD và quản lý 501 triệu USD tiền gửi của khách hàng, là nhà băng lớn nhất ngừng hoạt động trong đợt đóng cửa này. Toàn bộ tài khoản tiết kiệm của khách hàng tại Warren Bank sẽ được ngân hàng Huntington National Bank ở bang Ohio tiếp quản.
Ngân hàng thứ hai chung số phận với Warren Bank là Jennings State Bank ở bang Minnesota. Ngân hàng này chỉ có 56,3 triệu USD tài sản và quản lý số tài khoản tiết kiệm trị giá 52,4 triệu USD. Một ngân hàng ở cùng bang là Central Bank đã nhất trí tiếp nhận các tài khoản tiền gửi ở Jennings State Bank.
Ngân hàng thứ ba đổ vỡ trong ngày 2/10 là Southern Colorado National Bank có trụ sở ở bang Colorado. Đây là một ngân hàng có quy mô khiêm tốn hơn hai ngân hàng trên, với 39,5 triệu USD tài sản và 31,9 triệu USD tiền gửi của khách. Các tài khoản tiền gửi này sẽ do ngân hàng Legacy Bank ở cùng bang tiếp quản.
FDIC cho biết, ba vụ đổ vỡ ngân hàng này có thể sẽ khiến quỹ bảo hiểm tiền gửi của cơ quan này thiệt hại thêm 293 triệu USD. FDIC cảnh báo, số dư quỹ bảo hiểm tiền gửi chẳng bao lâu nữa sẽ trở thành một con số âm vì liên tục trong mấy tháng qua, tuần nào cơ quan này cũng phải giải quyết vài vụ giải thể ngân hàng.
Để khắc phục khó khăn về tài chính, mới đây FDIC đã đề xuất các ngân hàng thuộc diện bảo hiểm trả trước 3 năm phí bảo hiểm tiền gửi, với số tiền lên tới 45 tỷ USD. Tuy nhiên, FDIC còn một lựa chọn khác là vay tiền từ hạn ngạch tín dụng 500 tỷ USD mà Bộ Tài chính Mỹ cấp cho.
FDIC ước tính, trong thời gian 2009-2013, nước Mỹ sẽ phải chi 100 tỷ USD để giải quyết sự đổ vỡ của các ngân hàng thuộc diện bảo hiểm. Mức trần bảo hiểm tiền gửi mà FDIC đang áp dụng là 250.000 USD mỗi tài khoản.
Từ đầu năm tới nay, đã có 98 ngân hàng Mỹ sụp đổ, cao gần gấp 4 lần con số 25 ngân hàng đổ vỡ ở nước này trong năm ngoái. FDIC dự báo, số vụ “sập tiệm” ngân hàng tại Mỹ sẽ đạt đỉnh trong năm 2009-2010, và tình hình lợi nhuận của ngành ngân hàng nước này sẽ phục hồi vào năm 2011.
(Theo Reuters)