Gần 50% tập đoàn, tổng công ty có hiệu quả hoạt động thấp
Kết quả giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước
45,05% tổng số tập đoàn, tổng công ty Nhà nước có hiệu quả sản xuất, kinh doanh thấp, chưa phát huy tốt các lợi thế vượt trội từ sự quan tâm đầu tư và ưu đãi nhiều mặt của Nhà nước…
Đây là đánh giá của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước (tính từ năm 2006 đến 31/12/2008).
Báo cáo này vừa được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội để phục vụ cho cuộc giám sát tối cao về nội dung này vào thứ hai tuần sau (9/11).
Hiệu quả sử dụng vốn thấp
Kết quả giám sát cho thấy, đánh giá tổng quan, tổng vốn Nhà nước đầu tư vào các tập đoàn, tổng công ty được bảo tồn và phát triển, tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước.
Theo đó, doanh thu của các tập đoàn, tổng công ty tăng từ 523.169 tỷ đồng cuối năm 2006 lên 866.622 tỷ đồng cuối năm 2008. Lợi nhuận sau thuế tăng từ 60.804 tỷ đồng lên 69.311 tỷ đồng. Riêng 8 tập đoàn kinh tế có lợi nhuận sau thuế đến 31/12/2008 là 44.153 tỷ đồng, chiếm 63,7% tổng lợi nhuận sau thuế của các tập đoàn, tổng công ty đặc biệt.
Phân tích cụ thể hơn cho thấy, có 35/91 đơn vị có tỷ suất lợi nhuận trên 15%, 18/91 đơn vị dưới 5% và có 3 đơn vị thua lỗ. Có đến 45,5% các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước hoạt động hiệu quả thấp (tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu dưới 10%) làm ảnh hưởng đến hiệu quả chung của khu vực kinh tế Nhà nước, Ủy ban đánh giá.
Cũng theo bản báo cáo, nếu phân tích một cách chi tiết, bóc tách và so sánh với các loại hình doanh nghiệp khác như doanh nghiệp ngoài nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì hiệu quả sử dụng vốn Nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước nói chung, tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước nói riêng còn thấp. Hiệu quả này chưa tương xứng với quy mô, nguồn lực tài chính của Nhà nước, vị trí và vai trò trong nền kinh tế.
Trong những mặt hạn chế, báo cáo nêu, một số công ty không thực hiện được nhiệm vụ bảo tồn và phát triển vốn chủ sở hữu, vốn chủ sở hữu bị giảm trong giai đoạn 2006 - 2008. Thậm chí một số tổng công ty thất thoát toàn bộ vốn chủ sở hữu. Như Tổng công ty Xây dựng đường thủy, vốn chủ sở hữu năm 2008 là -464 tỷ đồng, Tổng công ty Dâu tằm tơ Việt Nam là -9 tỷ 928 triệu đồng.
Cuốn theo “bong bóng thị trường”
Liên quan đến đầu tư vào ngân hàng, chứng khoán… của các tập đoàn, vấn đề được nhiều đại biểu lo ngại, kết quả giám sát cho biết có 47 tập đoàn, tổng công ty đầu tư vào lĩnh vực tài chính với 21.164 tỷ đồng.
Trong đó, có 34 tập đoàn, tổng công ty đầu tư 2.039 tỷ đồng vào chứng khoán.
Ủy ban Thường vụ đánh giá, hiệu suất đầu tư tính gộp chung của cả 47 đơn vị nhìn chung thấp hơn so với đầu tư vào ngành kinh doanh chính của các đơn vị này, năm 2008 là 4,78%.
Nhiều đơn vị đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng vào chứng khoán và góp vốn vào quỹ đầu tư nhưng không phát sinh lợi nhuận như Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam…
Kết quả giám sát cũng chỉ ra một số tập đoàn, tổng công ty đầu tư số tiền lớn vào lĩnh vực tài chính trong khi đang thiếu nguồn lực để đầu tư phát triển các dự án quan trọng của Nhà nước. Điển hình năm 2008, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã đầu tư vào lĩnh vực tài chính khoảng 2.146 tỷ đồng. Trong khi tập đoàn này báo cáo còn thiếu 382.884 tỷ đồng để đảm bảo kế hoạch đầu tư xây dựng nguồn điện và lưới điện từ nay đến hết 2015.
Không ít trường hợp đầu tư vào lĩnh vực tài chính đã bị thua lỗ, thất thoát vốn Nhà nước, báo cáo nêu rõ.
Tại báo cáo này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng chỉ ra hiệu quả sử dụng tài sản là đất đai của các tập đoàn, tổng công ty hiện nay chưa cao. Theo báo cáo của 88 tập đoàn, tổng công ty quỹ đất đang được giao, thuê và đang trực tiếp, sử dụng lên đến 365.818ha.
Tuy nhiên, kết quả giám sát tại hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh đã phát hiện đến hàng triệu mét vuông đất dự án chưa sử dụng hoặc triển khai chậm.
Giảm tối đa độc quyền
Qua giám sát, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh một số kiến nghị, trong đó có chấn chỉnh hoạt động đầu tư tràn lan ở một số đơn vị. Nhất là việc sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào những lĩnh vực rủi ro khi không có bộ máy, nhân lực thích hợp, gây thất thoát vốn hoặc sử dụng không hiệu quả của một số tập đoàn, tổng công ty.
“Vốn Nhà nước phải được ưu tiên tập trung đầu tư thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao”, báo cáo nêu rõ. Theo Ủy ban, cần xây dựng những quy định cụ thể và điều kiện để các tập đoàn, tổng công ty được phép đầu tư ra ngoài ngành sản xuất, kinh doanh chính.
Một kiến nghị nữa là hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tổ chức và mô hình hoạt động của tập đoàn kinh tế, xây dựng thị trường kinh doanh lành mạnh theo nguyên tắc trước mắt giảm tối đa tính độc quyền của tập đoàn, tổng công ty. Theo đó, Nhà nước chỉ giữ 100% vốn hoặc cổ phần chi phối đối với một số ít tập đoàn, tổng công ty Nhà nước hoạt động trong những ngành, lĩnh vực then chốt.
Liên quan đến rà soát, đánh giá hoạt động của tập đoàn, tổng công ty, Ủy ban kiến nghị kiên quyết xử lý sớm, dứt điểm các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, thua lỗ kéo dài, làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân, không để vốn đầu tư của Nhà nước tiếp tục bị thất thoát.
Đối với những tập đoàn, tổng công ty có vai trò quan trọng trong nền kinh tế đang gặp khó khăn về tài chính, cũng cần làm rõ trách nhiệm của ban quản lý tập đoàn. Mặt khác cần cơ cấu lại để tập trung nguồn lực phục vụ sản xuất, kinh doanh theo nhiệm vụ được giao.
Đây là đánh giá của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước (tính từ năm 2006 đến 31/12/2008).
Báo cáo này vừa được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội để phục vụ cho cuộc giám sát tối cao về nội dung này vào thứ hai tuần sau (9/11).
Hiệu quả sử dụng vốn thấp
Kết quả giám sát cho thấy, đánh giá tổng quan, tổng vốn Nhà nước đầu tư vào các tập đoàn, tổng công ty được bảo tồn và phát triển, tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước.
Theo đó, doanh thu của các tập đoàn, tổng công ty tăng từ 523.169 tỷ đồng cuối năm 2006 lên 866.622 tỷ đồng cuối năm 2008. Lợi nhuận sau thuế tăng từ 60.804 tỷ đồng lên 69.311 tỷ đồng. Riêng 8 tập đoàn kinh tế có lợi nhuận sau thuế đến 31/12/2008 là 44.153 tỷ đồng, chiếm 63,7% tổng lợi nhuận sau thuế của các tập đoàn, tổng công ty đặc biệt.
Phân tích cụ thể hơn cho thấy, có 35/91 đơn vị có tỷ suất lợi nhuận trên 15%, 18/91 đơn vị dưới 5% và có 3 đơn vị thua lỗ. Có đến 45,5% các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước hoạt động hiệu quả thấp (tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu dưới 10%) làm ảnh hưởng đến hiệu quả chung của khu vực kinh tế Nhà nước, Ủy ban đánh giá.
Cũng theo bản báo cáo, nếu phân tích một cách chi tiết, bóc tách và so sánh với các loại hình doanh nghiệp khác như doanh nghiệp ngoài nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì hiệu quả sử dụng vốn Nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước nói chung, tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước nói riêng còn thấp. Hiệu quả này chưa tương xứng với quy mô, nguồn lực tài chính của Nhà nước, vị trí và vai trò trong nền kinh tế.
Trong những mặt hạn chế, báo cáo nêu, một số công ty không thực hiện được nhiệm vụ bảo tồn và phát triển vốn chủ sở hữu, vốn chủ sở hữu bị giảm trong giai đoạn 2006 - 2008. Thậm chí một số tổng công ty thất thoát toàn bộ vốn chủ sở hữu. Như Tổng công ty Xây dựng đường thủy, vốn chủ sở hữu năm 2008 là -464 tỷ đồng, Tổng công ty Dâu tằm tơ Việt Nam là -9 tỷ 928 triệu đồng.
Cuốn theo “bong bóng thị trường”
Liên quan đến đầu tư vào ngân hàng, chứng khoán… của các tập đoàn, vấn đề được nhiều đại biểu lo ngại, kết quả giám sát cho biết có 47 tập đoàn, tổng công ty đầu tư vào lĩnh vực tài chính với 21.164 tỷ đồng.
Trong đó, có 34 tập đoàn, tổng công ty đầu tư 2.039 tỷ đồng vào chứng khoán.
Ủy ban Thường vụ đánh giá, hiệu suất đầu tư tính gộp chung của cả 47 đơn vị nhìn chung thấp hơn so với đầu tư vào ngành kinh doanh chính của các đơn vị này, năm 2008 là 4,78%.
Nhiều đơn vị đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng vào chứng khoán và góp vốn vào quỹ đầu tư nhưng không phát sinh lợi nhuận như Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam…
Kết quả giám sát cũng chỉ ra một số tập đoàn, tổng công ty đầu tư số tiền lớn vào lĩnh vực tài chính trong khi đang thiếu nguồn lực để đầu tư phát triển các dự án quan trọng của Nhà nước. Điển hình năm 2008, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã đầu tư vào lĩnh vực tài chính khoảng 2.146 tỷ đồng. Trong khi tập đoàn này báo cáo còn thiếu 382.884 tỷ đồng để đảm bảo kế hoạch đầu tư xây dựng nguồn điện và lưới điện từ nay đến hết 2015.
Không ít trường hợp đầu tư vào lĩnh vực tài chính đã bị thua lỗ, thất thoát vốn Nhà nước, báo cáo nêu rõ.
Tại báo cáo này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng chỉ ra hiệu quả sử dụng tài sản là đất đai của các tập đoàn, tổng công ty hiện nay chưa cao. Theo báo cáo của 88 tập đoàn, tổng công ty quỹ đất đang được giao, thuê và đang trực tiếp, sử dụng lên đến 365.818ha.
Tuy nhiên, kết quả giám sát tại hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh đã phát hiện đến hàng triệu mét vuông đất dự án chưa sử dụng hoặc triển khai chậm.
Giảm tối đa độc quyền
Qua giám sát, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh một số kiến nghị, trong đó có chấn chỉnh hoạt động đầu tư tràn lan ở một số đơn vị. Nhất là việc sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào những lĩnh vực rủi ro khi không có bộ máy, nhân lực thích hợp, gây thất thoát vốn hoặc sử dụng không hiệu quả của một số tập đoàn, tổng công ty.
“Vốn Nhà nước phải được ưu tiên tập trung đầu tư thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao”, báo cáo nêu rõ. Theo Ủy ban, cần xây dựng những quy định cụ thể và điều kiện để các tập đoàn, tổng công ty được phép đầu tư ra ngoài ngành sản xuất, kinh doanh chính.
Một kiến nghị nữa là hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tổ chức và mô hình hoạt động của tập đoàn kinh tế, xây dựng thị trường kinh doanh lành mạnh theo nguyên tắc trước mắt giảm tối đa tính độc quyền của tập đoàn, tổng công ty. Theo đó, Nhà nước chỉ giữ 100% vốn hoặc cổ phần chi phối đối với một số ít tập đoàn, tổng công ty Nhà nước hoạt động trong những ngành, lĩnh vực then chốt.
Liên quan đến rà soát, đánh giá hoạt động của tập đoàn, tổng công ty, Ủy ban kiến nghị kiên quyết xử lý sớm, dứt điểm các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, thua lỗ kéo dài, làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân, không để vốn đầu tư của Nhà nước tiếp tục bị thất thoát.
Đối với những tập đoàn, tổng công ty có vai trò quan trọng trong nền kinh tế đang gặp khó khăn về tài chính, cũng cần làm rõ trách nhiệm của ban quản lý tập đoàn. Mặt khác cần cơ cấu lại để tập trung nguồn lực phục vụ sản xuất, kinh doanh theo nhiệm vụ được giao.