Gần nửa ngàn tỷ đồng để soạn lại sách giáo khoa
Ngành giáo dục sẽ cần tới 462 tỷ đồng để biên soạn bộ sách giáo khoa mới
Theo đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo soạn thảo và được Bộ trưởng Phạm Vũ Luận trình bày tại Quốc hội hôm 20/10, ngân sách đề xuất cho công việc này là 462 tỷ đồng.
Cụ thể, với ngân sách này, ngành giáo dục sẽ tiến hành các công việc như tập huấn cho đội ngũ biên soạn, thẩm định chương trình, sách giáo khoa; xây dựng, thẩm định chương trình; biên soạn bộ tài liệu hướng dẫn dạy học theo chương trình mới; thẩm định sách giáo khoa; nghiên cứu mô hình sách giáo khoa điện tử để từng bước biên soạn, thực nghiệm và sử dụng ở những nơi có đủ điều kiện; đánh giá, điều chỉnh, hoàn thiện chương trình…
Khoản chi lớn nhất sẽ dành cho việc biên soạn một bộ sách giáo khoa với 321,6 tỷ đồng, trong đó việc biên soạn bộ đề cương sách giáo khoa là 34 tỷ đồng và việc biên soạn 1 bộ sách giáo khoa đầy đủ là 287,6 tỷ đồng.
Theo Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa hiện hành được xây dựng, biên soạn theo Nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 09/12/2000 của Quốc hội khoá X về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và đã được thực hiện trên phạm vi toàn quốc từ năm học 2002 - 2003 đến nay.
Tuy nhiên, tại Đại hội Đảng lần thứ 11 và trong các nghị quyết được ban hành sau đó, vấn đề đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã được xem là một nội dung then chốt trong kế hoạch tổng thể về cải cách giáo dục.
Tới đây, sẽ thực hiện chủ trương một chương trình nhiều sách giáo khoa, theo đó các tổ chức, cá nhân biên soạn các bộ sách giáo khoa hoặc một số cuốn sách giáo khoa; đồng thời Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình và tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa.
Do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn, sau khi bộ sách giáo khoa này được hội đồng quốc gia thẩm định đủ điều kiện sử dụng, sẽ tổ chức bán đấu giá bản quyền cho các nhà xuất bản để phát hành bộ sách giáo khoa này, kinh phí thu được từ bán bản quyền nộp ngân sách nhà nước.
Theo báo cáo thẩm tra dự thảo nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông do Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Đào Trọng Thi trình bày, khoản kinh phí được đề xuất là “tương đối cụ thể, hợp lý và có tính khả thi”.
“Đề án của Chính phủ đã liệt kê khá chi tiết các nội dung, hạng mục thuộc các khâu trong quy trình biên soạn chương trình, sách giáo khoa phổ thông và tách riêng nguồn tài chính chi qua ngân sách trung ương với nguồn tài chính chi qua ngân sách địa phương và nguồn tài chính xã hội hóa từ các cá nhân, tổ chức khác. Khái toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ ở trung ương tương đối cụ thể, hợp lý và có tính khả thi”, báo cáo viết.
Tuy nhiên, theo ông Đào Trọng Thi, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh thiếu niên và Nhi đồng đã đề nghị ban soạn thảo bổ sung thêm phần khái toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ của các địa phương để có khái toán tổng thể kinh phí cho đề án quan trọng này.
Cụ thể, với ngân sách này, ngành giáo dục sẽ tiến hành các công việc như tập huấn cho đội ngũ biên soạn, thẩm định chương trình, sách giáo khoa; xây dựng, thẩm định chương trình; biên soạn bộ tài liệu hướng dẫn dạy học theo chương trình mới; thẩm định sách giáo khoa; nghiên cứu mô hình sách giáo khoa điện tử để từng bước biên soạn, thực nghiệm và sử dụng ở những nơi có đủ điều kiện; đánh giá, điều chỉnh, hoàn thiện chương trình…
Khoản chi lớn nhất sẽ dành cho việc biên soạn một bộ sách giáo khoa với 321,6 tỷ đồng, trong đó việc biên soạn bộ đề cương sách giáo khoa là 34 tỷ đồng và việc biên soạn 1 bộ sách giáo khoa đầy đủ là 287,6 tỷ đồng.
Theo Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa hiện hành được xây dựng, biên soạn theo Nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 09/12/2000 của Quốc hội khoá X về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và đã được thực hiện trên phạm vi toàn quốc từ năm học 2002 - 2003 đến nay.
Tuy nhiên, tại Đại hội Đảng lần thứ 11 và trong các nghị quyết được ban hành sau đó, vấn đề đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã được xem là một nội dung then chốt trong kế hoạch tổng thể về cải cách giáo dục.
Tới đây, sẽ thực hiện chủ trương một chương trình nhiều sách giáo khoa, theo đó các tổ chức, cá nhân biên soạn các bộ sách giáo khoa hoặc một số cuốn sách giáo khoa; đồng thời Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình và tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa.
Do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn, sau khi bộ sách giáo khoa này được hội đồng quốc gia thẩm định đủ điều kiện sử dụng, sẽ tổ chức bán đấu giá bản quyền cho các nhà xuất bản để phát hành bộ sách giáo khoa này, kinh phí thu được từ bán bản quyền nộp ngân sách nhà nước.
Theo báo cáo thẩm tra dự thảo nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông do Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Đào Trọng Thi trình bày, khoản kinh phí được đề xuất là “tương đối cụ thể, hợp lý và có tính khả thi”.
“Đề án của Chính phủ đã liệt kê khá chi tiết các nội dung, hạng mục thuộc các khâu trong quy trình biên soạn chương trình, sách giáo khoa phổ thông và tách riêng nguồn tài chính chi qua ngân sách trung ương với nguồn tài chính chi qua ngân sách địa phương và nguồn tài chính xã hội hóa từ các cá nhân, tổ chức khác. Khái toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ ở trung ương tương đối cụ thể, hợp lý và có tính khả thi”, báo cáo viết.
Tuy nhiên, theo ông Đào Trọng Thi, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh thiếu niên và Nhi đồng đã đề nghị ban soạn thảo bổ sung thêm phần khái toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ của các địa phương để có khái toán tổng thể kinh phí cho đề án quan trọng này.