Gây thua lỗ, lãnh đạo EVN sẽ mất chức
Nội dung đáng chú ý trong dự thảo nghị định về điều lệ hoạt động của EVN
Trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng Thành viên EVN thiếu trách nhiệm, không thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình khiến tập đoàn bị lỗ hoặc mất vốn thì bị miễn nhiệm và phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Đó là nội dung đáng chú ý trong dự thảo nghị định về điều lệ hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa được Bộ Công Thương trình Chính phủ.
EVN lỗ, lãnh đạo phải bồi thường
Theo dự thảo, Chủ tịch Hội đồng Thành viên EVN sẽ là người thay mặt Hội đồng Thành viên EVN ký nhận vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do chủ sở hữu nhà nước đầu tư cho EVN; quản lý EVN theo nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên. Chủ tịch Hội đồng thành viên EVN không được kiêm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc EVN.
Đáng chú ý, dự thảo quy định, khi vi phạm một trong các trường hợp như: để EVN lỗ, mất vốn nhà nước, quyết định dự án đầu tư không hiệu quả, để xảy ra các sai phạm về quản lý vốn, tài sản, không đảm bảo tiền lương và các chết độ khác cho người lao động nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không chứng minh được lý do khách quan, thì Chủ tịch Hội đồng thành viên EVN, các thành viên Hội đồng thành viên EVN và Tổng giám đốc EVN không được thưởng, không được nâng lương và bị xử lý kỷ luật tùy theo mức độ vi phạm.
Trường hợp để EVN lâm vào tình lỗ hai năm liên tiếp, không đạt chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trong hai năm liên tiếp hoặc ở trong tình trạng lỗ, lãi đan xen nhau nhưng không khắc phục được…thì tùy theo mức độ vi phạm và hậu quả, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc EVN bị kỷ luật, miễn nhiệm hoặc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, đồng thời phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Đối với vị trí Tổng giám đốc EVN, cá nhân này có trách nhiệm điều hành hoạt động hàng ngày của EVN theo mục tiêu, kế hoạch và các nghị quyết, quyết định của Hội đồng Thành viên tập đoàn, phù hợp với điều lệ tổ chức và hoạt động của EVN; chịu trách nhiệm trước Hội đồng Thành viên EVN và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
Bộ Công Thương sẽ quyết định việc miễn nhiệm, chấm dứt hợp đồng trước thời hạn với Tổng giám đốc EVN nếu để EVN lỗ hai năm liên tiếp hoặc không đạt chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu do chủ sở hữu giao trong hai năm liên tiếp hoặc ở trong tình trạng lỗ, lãi đan xen nhau nhưng không khắc phục được, trừ các trường hợp lỗ hoặc giảm tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt…
Bên cạnh đó, nếu để EVN lâm vào tình trạng phá sản nhưng không nộp đơn yêu cầu phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản; hoặc không hoàn thành các nhiệm vụ hoặc chỉ tiêu do Hội đồng thành viên EVN giao…thì cũng bị miễn nhiệm.
Mới đây, Chính phủ và Bộ Công Thương đã có quyết định miễn nhiệm và kỷ luật đối với 2 chức vụ Chủ tịch EVN Đào Văn Hưng và Tổng giám đốc Phạm Lê Thanh vì đã có vi phạm trong việc để Công ty Viễn thông Điện lực (EVN Telecom) kinh doanh thua lỗ gây hậu quả nghiêm trọng.
Tuy nhiên, đây là trường hợp để thua lỗ khi đầu tư ngoài ngành chính của EVN. Còn trên thực tế, EVN vẫn để xảy ra thua lỗ do sản xuất, kinh doanh điện trong nhiều năm liền với với số nợ lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng, song lãnh đạo EVN vẫn không bị nhắc nhở, kỷ luật.
Còn theo quy định của dự thảo, bất luận trong trường hợp nào, nếu không chứng minh được lý do khách quan mà để EVN thua lỗ trong 2 năm liền thì Chủ tịch và Tổng giám đốc EVN đều phải nhận hình thức kỷ luật.
Lãnh đạo chỉ được ứng 70% lương
Ngoài quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ đối với lãnh đạo EVN, dự thảo cũng nêu rõ thù lao, tiền lương và các lợi ích khác của Chủ tịch Hội đồng Thành viên, thành viên Hội đồng, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc và Kế toán trưởng EVN, trong đó mức tiền lương và thưởng tương ứng với kết quả, hiệu quả kinh doanh của EVN và kết quả hoạt động quản lý, điều hành.
Đáng chú ý, chế độ chi trả tiền lương, tiền thưởng cho các chức danh nói trên sẽ được thực hiện theo phương thức tạm ứng 70% của số tiền lương tạm tính cho tháng đó; số 30% còn lại chỉ được quyết toán và chi trả vào cuối năm. 30% tiền lương và tiền thưởng còn lại được chi trả cho các đối tượng tương ứng nêu trên căn cứ vào quy chế quản lý tài chính của EVN và quy chế giám sát, đánh giá đối với các thành viên Hội đồng Thành viên, Tổng giám đốc, các phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng EVN.
Hàng năm, các thành viên Hội đồng Thành viên, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng EVN được tạm ứng 70% tổng số tiền thưởng của năm; số 30% còn lại được quyết toán và chi trả sau khi kết thúc nhiệm kỳ.
Trường hợp kết quả xếp loại doanh nghiệp và kết quả đánh giá về quản lý, điều hành của Hội đồng Thành viên và từng thành viên Hội đồng, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng EVN không đáp ứng yêu cầu thì những cá nhân này sẽ không được quyết toán 30% số tiền lương năm (đối với các đối tượng hưởng lương) và không được hưởng 30% số tiền thưởng còn lại của nhiệm kỳ.
Đó là nội dung đáng chú ý trong dự thảo nghị định về điều lệ hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa được Bộ Công Thương trình Chính phủ.
EVN lỗ, lãnh đạo phải bồi thường
Theo dự thảo, Chủ tịch Hội đồng Thành viên EVN sẽ là người thay mặt Hội đồng Thành viên EVN ký nhận vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do chủ sở hữu nhà nước đầu tư cho EVN; quản lý EVN theo nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên. Chủ tịch Hội đồng thành viên EVN không được kiêm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc EVN.
Đáng chú ý, dự thảo quy định, khi vi phạm một trong các trường hợp như: để EVN lỗ, mất vốn nhà nước, quyết định dự án đầu tư không hiệu quả, để xảy ra các sai phạm về quản lý vốn, tài sản, không đảm bảo tiền lương và các chết độ khác cho người lao động nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không chứng minh được lý do khách quan, thì Chủ tịch Hội đồng thành viên EVN, các thành viên Hội đồng thành viên EVN và Tổng giám đốc EVN không được thưởng, không được nâng lương và bị xử lý kỷ luật tùy theo mức độ vi phạm.
Trường hợp để EVN lâm vào tình lỗ hai năm liên tiếp, không đạt chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trong hai năm liên tiếp hoặc ở trong tình trạng lỗ, lãi đan xen nhau nhưng không khắc phục được…thì tùy theo mức độ vi phạm và hậu quả, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc EVN bị kỷ luật, miễn nhiệm hoặc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, đồng thời phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Đối với vị trí Tổng giám đốc EVN, cá nhân này có trách nhiệm điều hành hoạt động hàng ngày của EVN theo mục tiêu, kế hoạch và các nghị quyết, quyết định của Hội đồng Thành viên tập đoàn, phù hợp với điều lệ tổ chức và hoạt động của EVN; chịu trách nhiệm trước Hội đồng Thành viên EVN và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
Bộ Công Thương sẽ quyết định việc miễn nhiệm, chấm dứt hợp đồng trước thời hạn với Tổng giám đốc EVN nếu để EVN lỗ hai năm liên tiếp hoặc không đạt chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu do chủ sở hữu giao trong hai năm liên tiếp hoặc ở trong tình trạng lỗ, lãi đan xen nhau nhưng không khắc phục được, trừ các trường hợp lỗ hoặc giảm tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt…
Bên cạnh đó, nếu để EVN lâm vào tình trạng phá sản nhưng không nộp đơn yêu cầu phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản; hoặc không hoàn thành các nhiệm vụ hoặc chỉ tiêu do Hội đồng thành viên EVN giao…thì cũng bị miễn nhiệm.
Mới đây, Chính phủ và Bộ Công Thương đã có quyết định miễn nhiệm và kỷ luật đối với 2 chức vụ Chủ tịch EVN Đào Văn Hưng và Tổng giám đốc Phạm Lê Thanh vì đã có vi phạm trong việc để Công ty Viễn thông Điện lực (EVN Telecom) kinh doanh thua lỗ gây hậu quả nghiêm trọng.
Tuy nhiên, đây là trường hợp để thua lỗ khi đầu tư ngoài ngành chính của EVN. Còn trên thực tế, EVN vẫn để xảy ra thua lỗ do sản xuất, kinh doanh điện trong nhiều năm liền với với số nợ lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng, song lãnh đạo EVN vẫn không bị nhắc nhở, kỷ luật.
Còn theo quy định của dự thảo, bất luận trong trường hợp nào, nếu không chứng minh được lý do khách quan mà để EVN thua lỗ trong 2 năm liền thì Chủ tịch và Tổng giám đốc EVN đều phải nhận hình thức kỷ luật.
Lãnh đạo chỉ được ứng 70% lương
Ngoài quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ đối với lãnh đạo EVN, dự thảo cũng nêu rõ thù lao, tiền lương và các lợi ích khác của Chủ tịch Hội đồng Thành viên, thành viên Hội đồng, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc và Kế toán trưởng EVN, trong đó mức tiền lương và thưởng tương ứng với kết quả, hiệu quả kinh doanh của EVN và kết quả hoạt động quản lý, điều hành.
Đáng chú ý, chế độ chi trả tiền lương, tiền thưởng cho các chức danh nói trên sẽ được thực hiện theo phương thức tạm ứng 70% của số tiền lương tạm tính cho tháng đó; số 30% còn lại chỉ được quyết toán và chi trả vào cuối năm. 30% tiền lương và tiền thưởng còn lại được chi trả cho các đối tượng tương ứng nêu trên căn cứ vào quy chế quản lý tài chính của EVN và quy chế giám sát, đánh giá đối với các thành viên Hội đồng Thành viên, Tổng giám đốc, các phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng EVN.
Hàng năm, các thành viên Hội đồng Thành viên, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng EVN được tạm ứng 70% tổng số tiền thưởng của năm; số 30% còn lại được quyết toán và chi trả sau khi kết thúc nhiệm kỳ.
Trường hợp kết quả xếp loại doanh nghiệp và kết quả đánh giá về quản lý, điều hành của Hội đồng Thành viên và từng thành viên Hội đồng, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng EVN không đáp ứng yêu cầu thì những cá nhân này sẽ không được quyết toán 30% số tiền lương năm (đối với các đối tượng hưởng lương) và không được hưởng 30% số tiền thưởng còn lại của nhiệm kỳ.