Giá dầu cao, kinh tế châu Phi được lợi
Trong khi kinh tế Mỹ, châu Á và nhiều nước châu Âu khốn đốn vì giá dầu cao, thì kinh tế châu Phi đang cất cánh
Trong khi kinh tế Mỹ, châu Á và nhiều nước châu Âu khốn đốn vì giá dầu cao, thì kinh tế châu Phi đang cất cánh, với tốc độ tăng trưởng bình quân 5% trong 5 năm qua. Giá dầu và một số nguyên liệu tăng vọt cùng một số yếu tố khác đã giúp kinh tế “lục địa đen” phát triển mạnh mẽ.
Theo nhận định của IMF mới đây, châu Phi đang ở giai đoạn tốt nhất của phát triển bền vững và lạm phát thấp. Số liệu mới được công bố của các nước châu Phi cũng cho thấy, kinh tế châu Phi đang ở thời kỳ tốt đẹp.
Châu Phi sẽ trở thành nhà cung cấp năng lượng lớn
Bốn nền kinh tế: Nam Phi, Angeria, Nigeria và Ai Cập chiếm tới 50% tổng GDP của châu Phi và đóng góp lớn trong thành tích tăng trưởng chung của cả châu lục. Một trong những yếu tố quan trọng khiến kinh tế châu Phi tăng trưởng mạnh trong những năm qua là giá dầu và các tài nguyên khác như vàng, bạch kim, quặng sắt... tăng vọt.
Trong khi kinh tế châu Á, châu Âu luôn gặp khó khăn vì khan hiếm và giá nguyên, nhiên liệu tăng cao, thì châu Phi được lợi vì họ xuất khẩu nguyên liệu thô. Nhờ thu nhập lớn từ những mặt hàng nguyên liệu kể trên, các nước châu Phi đã có thêm vốn đầu tư, tăng tốc phát triển kinh tế.
Bộ trưởng Năng lượng và Khoáng sản Nam Phi Lindiwe Hendricks cho rằng, châu Phi-nơi chiếm khoảng 8% sản lượng dầu mỏ và khí đốt toàn cầu, trong thời gian tới, sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng của thế giới.
Với các mỏ dầu mới được phát hiện tại Cộng hòa Chad, Cameroon, Gabon cũng như trữ lượng dầu khổng lồ tại Nigeria, châu Phi sẽ trở thành nguồn cung cấp dầu mỏ chủ chốt trên thế giới.
Hiện tại, 85% sản lượng dầu của châu Phi được khai thác tại Algeri, Angola, Ai Cập, Lybia, Nigeria, Sao Tome và Principe. Ngành công nghiệp dầu mỏ của châu Phi đang đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới, mở ra nhiều tiềm năng cho châu lục này.
Châu Phi đang nằm trong chiến lược của Mỹ để giảm bớt sự lệ thuộc vào nguồn dầu mỏ Trung Đông. Theo dự kiến, đến năm 2015, châu Phi sẽ đáp ứng 25% nhu cầu nhập khẩu dầu mỏ của Mỹ. Tuy nhiên, các nước châu Phi vẫn chưa thể tự thăm dò và khai thác dầu, mà vẫn phải phụ thuộc vào nước ngoài.
Xã hội ổn định, môi trường kinh doanh được cải thiện
Ngoài ra, một loạt yếu tố khác cũng giúp châu Phi có điều kiện thuận lợi tăng trưởng kinh tế. Châu lục này đã ổn định chính trị hơn trong thời gian gần đây. Ngày càng có nhiều nước châu Phi chấm dứt xung đột và đẩy mạnh phát triển hoà bình.
Trừ một vài điểm nóng ở Somali, Sudan, xu hướng chủ đạo ở các nước châu Phi hiện nay là tập trung thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội. Đây cũng là lý do khiến ngày càng có nhiều nước chú trọng đầu tư vào châu phi. Các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ... đang cạnh tranh để giành ảnh hưởng ở châu Phi.
Trong hai năm gần đây, các nước châu Phi đứng đầu thế giới về tốc độ cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Tanzania, Gana là hai đại diện của châu Phi nằm trong nhóm 10 quốc gia có môi trường thương mại cải thiện nhiều nhất.
Các nước châu Phi đã chứng tỏ hiệu quả thu hút đầu tư nước ngoài qua các chính sách, biện pháp linh hoạt như: nới lỏng kiểm soát ngoại hối; giảm thuế và chi phí cho thuê đất; thử nghiệm các hình thức hợp tác mới...
Cùng với việc chú trọng mở cửa phát triển kinh tế, trình độ quản lý kinh tế vĩ mô của các chính phủ châu Phi cũng được nâng cao. Chính phủ nhiều nước châu Phi đã kiểm soát được tình hình tài chính, tạo điều kiện kiềm chế lạm phát và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Các nhà phân tích cũng chỉ ra rằng, kinh tế châu Phi cũng đối mặt không ít khó khăn. Nền kinh tế châu lục này từ lâu vẫn phụ thuộc vào xuất khẩu nguyên liệu thô, do đó, dễ bị tổn thương trước áp lực cạnh tranh và những biến động giá cả của thế giới.
Giá dầu cao có lợi cho một số nước, song cũng bất lợi đối với một số quốc gia nhập khẩu dầu. Nợ nước ngoài của các nước châu Phi lớn, vì thế họ không có điều kiện đầu tư nhiều cho kinh tế tư nhân vốn năng động, do đó hạn chế tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, đánh giá về triển vọng kinh tế châu Phi năm 2008, các nhà phân tích đều lạc quan cho rằng kinh tế châu lục này vẫn duy trì đà tăng trưởng mạnh, do nhu cầu của thế giới đối với các mặt hàng nguyên liệu của châu lục này vẫn cao.
Các dự án viện trợ, các chương trình cắt giảm nợ cho châu Phi vẫn được duy trì...cũng sẽ tạo điều kiện cho kinh tế châu Phi phát triển.
Theo nhận định của IMF mới đây, châu Phi đang ở giai đoạn tốt nhất của phát triển bền vững và lạm phát thấp. Số liệu mới được công bố của các nước châu Phi cũng cho thấy, kinh tế châu Phi đang ở thời kỳ tốt đẹp.
Châu Phi sẽ trở thành nhà cung cấp năng lượng lớn
Bốn nền kinh tế: Nam Phi, Angeria, Nigeria và Ai Cập chiếm tới 50% tổng GDP của châu Phi và đóng góp lớn trong thành tích tăng trưởng chung của cả châu lục. Một trong những yếu tố quan trọng khiến kinh tế châu Phi tăng trưởng mạnh trong những năm qua là giá dầu và các tài nguyên khác như vàng, bạch kim, quặng sắt... tăng vọt.
Trong khi kinh tế châu Á, châu Âu luôn gặp khó khăn vì khan hiếm và giá nguyên, nhiên liệu tăng cao, thì châu Phi được lợi vì họ xuất khẩu nguyên liệu thô. Nhờ thu nhập lớn từ những mặt hàng nguyên liệu kể trên, các nước châu Phi đã có thêm vốn đầu tư, tăng tốc phát triển kinh tế.
Bộ trưởng Năng lượng và Khoáng sản Nam Phi Lindiwe Hendricks cho rằng, châu Phi-nơi chiếm khoảng 8% sản lượng dầu mỏ và khí đốt toàn cầu, trong thời gian tới, sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng của thế giới.
Với các mỏ dầu mới được phát hiện tại Cộng hòa Chad, Cameroon, Gabon cũng như trữ lượng dầu khổng lồ tại Nigeria, châu Phi sẽ trở thành nguồn cung cấp dầu mỏ chủ chốt trên thế giới.
Hiện tại, 85% sản lượng dầu của châu Phi được khai thác tại Algeri, Angola, Ai Cập, Lybia, Nigeria, Sao Tome và Principe. Ngành công nghiệp dầu mỏ của châu Phi đang đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới, mở ra nhiều tiềm năng cho châu lục này.
Châu Phi đang nằm trong chiến lược của Mỹ để giảm bớt sự lệ thuộc vào nguồn dầu mỏ Trung Đông. Theo dự kiến, đến năm 2015, châu Phi sẽ đáp ứng 25% nhu cầu nhập khẩu dầu mỏ của Mỹ. Tuy nhiên, các nước châu Phi vẫn chưa thể tự thăm dò và khai thác dầu, mà vẫn phải phụ thuộc vào nước ngoài.
Xã hội ổn định, môi trường kinh doanh được cải thiện
Ngoài ra, một loạt yếu tố khác cũng giúp châu Phi có điều kiện thuận lợi tăng trưởng kinh tế. Châu lục này đã ổn định chính trị hơn trong thời gian gần đây. Ngày càng có nhiều nước châu Phi chấm dứt xung đột và đẩy mạnh phát triển hoà bình.
Trừ một vài điểm nóng ở Somali, Sudan, xu hướng chủ đạo ở các nước châu Phi hiện nay là tập trung thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội. Đây cũng là lý do khiến ngày càng có nhiều nước chú trọng đầu tư vào châu phi. Các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ... đang cạnh tranh để giành ảnh hưởng ở châu Phi.
Trong hai năm gần đây, các nước châu Phi đứng đầu thế giới về tốc độ cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Tanzania, Gana là hai đại diện của châu Phi nằm trong nhóm 10 quốc gia có môi trường thương mại cải thiện nhiều nhất.
Các nước châu Phi đã chứng tỏ hiệu quả thu hút đầu tư nước ngoài qua các chính sách, biện pháp linh hoạt như: nới lỏng kiểm soát ngoại hối; giảm thuế và chi phí cho thuê đất; thử nghiệm các hình thức hợp tác mới...
Cùng với việc chú trọng mở cửa phát triển kinh tế, trình độ quản lý kinh tế vĩ mô của các chính phủ châu Phi cũng được nâng cao. Chính phủ nhiều nước châu Phi đã kiểm soát được tình hình tài chính, tạo điều kiện kiềm chế lạm phát và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Các nhà phân tích cũng chỉ ra rằng, kinh tế châu Phi cũng đối mặt không ít khó khăn. Nền kinh tế châu lục này từ lâu vẫn phụ thuộc vào xuất khẩu nguyên liệu thô, do đó, dễ bị tổn thương trước áp lực cạnh tranh và những biến động giá cả của thế giới.
Giá dầu cao có lợi cho một số nước, song cũng bất lợi đối với một số quốc gia nhập khẩu dầu. Nợ nước ngoài của các nước châu Phi lớn, vì thế họ không có điều kiện đầu tư nhiều cho kinh tế tư nhân vốn năng động, do đó hạn chế tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, đánh giá về triển vọng kinh tế châu Phi năm 2008, các nhà phân tích đều lạc quan cho rằng kinh tế châu lục này vẫn duy trì đà tăng trưởng mạnh, do nhu cầu của thế giới đối với các mặt hàng nguyên liệu của châu lục này vẫn cao.
Các dự án viện trợ, các chương trình cắt giảm nợ cho châu Phi vẫn được duy trì...cũng sẽ tạo điều kiện cho kinh tế châu Phi phát triển.