Gia tăng tình trạng lao động bỏ trốn tại Đài Loan?
Lao động bỏ trốn sẽ ảnh hưởng lớn tới việc khai thác thị trường được đánh giá là số 1 trong lĩnh vực xuất khẩu lao động Việt Nam
Nhiều doanh nghiệp khai thác thị trường xuất khẩu lao động Đài Loan cho biết, tình trạng lao động bỏ trốn khỏi nơi làm việc tại thị trường này đang có chiều hướng gia tăng.
Theo ông Hoàng Khải Minh, Tổng Giám đốc Tập đoàn Forward, Việt Nam đang mất nhiều đơn hàng từ thị trường Đài Loan vì tình trạng lao động bỏ trốn.
Một cán bộ quản lý thị trường Đài Loan của Công ty cổ phần Simco Sông Đà cũng cho rằng, so với những năm 2006, 2007, hiện tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn tại thị trường này chỉ chiếm khoảng 4 - 5%. Tuy nhiên, đây đang là thời gian khó khăn của công tác xuất khẩu lao động nên con số trên cũng ảnh hưởng đáng kể đến việc đưa lao động sang thị trường này.
Trao đổi với VnEconomy, ông Nguyễn Xuân An, Phó chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam cho biết, thực tế nhu cầu tiếp nhận lao động nhập cư đang gia tăng trở lại tại nhiều thị trường, đặc biệt là Đài Loan. Song, khó khăn lớn nhất hiện nay là vấn đề xin cấp giấy phép làm việc, visa cho người lao động.
Tại Đài Loan, do thực hiện chính sách bảo hộ việc làm cho lao động bản địa nên chính quyền sở tại nước này quy định chỉ khi nào chủ sử dụng lao động chứng minh đã dành 5 chỗ làm việc cho lao động bản địa thì mới cấp visa cho một lao động nước ngoài.
Trong khi việc xin visa khó khăn thì việc người lao động bỏ trốn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp sở tại, vì rất khó để có lao động thay thế. Vì thế, chủ sử dụng lao động sẽ thận trọng hơn trong việc tiếp nhận lao động nhập cư và trong trường hợp này thì lao động của những nước có tỷ lệ trốn thấp sẽ là lựa chọn tất yếu để tránh rủi ro.
Được biết, 11 tháng của năm 2009, cả nước có gần 66.000 người đi xuất khẩu lao động, chỉ đạt 73,1% kế hoạch năm Tuy nhiên, thị trường Đài Loan vẫn đang là thị trường tiếp nhận nhiều lao động nhất với gần 20.000 người.
Trước đó, đầu năm 2005, hiện tượng lao động bỏ trốn cũng là nguyên nhân chính khiến cho phía Đài Loan thực hiện chính sách “đóng cửa” đối với lao động giúp việc gia đình của Việt Nam.
Theo ông Hoàng Khải Minh, Tổng Giám đốc Tập đoàn Forward, Việt Nam đang mất nhiều đơn hàng từ thị trường Đài Loan vì tình trạng lao động bỏ trốn.
Một cán bộ quản lý thị trường Đài Loan của Công ty cổ phần Simco Sông Đà cũng cho rằng, so với những năm 2006, 2007, hiện tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn tại thị trường này chỉ chiếm khoảng 4 - 5%. Tuy nhiên, đây đang là thời gian khó khăn của công tác xuất khẩu lao động nên con số trên cũng ảnh hưởng đáng kể đến việc đưa lao động sang thị trường này.
Trao đổi với VnEconomy, ông Nguyễn Xuân An, Phó chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam cho biết, thực tế nhu cầu tiếp nhận lao động nhập cư đang gia tăng trở lại tại nhiều thị trường, đặc biệt là Đài Loan. Song, khó khăn lớn nhất hiện nay là vấn đề xin cấp giấy phép làm việc, visa cho người lao động.
Tại Đài Loan, do thực hiện chính sách bảo hộ việc làm cho lao động bản địa nên chính quyền sở tại nước này quy định chỉ khi nào chủ sử dụng lao động chứng minh đã dành 5 chỗ làm việc cho lao động bản địa thì mới cấp visa cho một lao động nước ngoài.
Trong khi việc xin visa khó khăn thì việc người lao động bỏ trốn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp sở tại, vì rất khó để có lao động thay thế. Vì thế, chủ sử dụng lao động sẽ thận trọng hơn trong việc tiếp nhận lao động nhập cư và trong trường hợp này thì lao động của những nước có tỷ lệ trốn thấp sẽ là lựa chọn tất yếu để tránh rủi ro.
Được biết, 11 tháng của năm 2009, cả nước có gần 66.000 người đi xuất khẩu lao động, chỉ đạt 73,1% kế hoạch năm Tuy nhiên, thị trường Đài Loan vẫn đang là thị trường tiếp nhận nhiều lao động nhất với gần 20.000 người.
Trước đó, đầu năm 2005, hiện tượng lao động bỏ trốn cũng là nguyên nhân chính khiến cho phía Đài Loan thực hiện chính sách “đóng cửa” đối với lao động giúp việc gia đình của Việt Nam.