Chính sách tiếp nhận lao động của Đài Loan đã minh bạch hơn
Nhiều lao động sang làm việc ở Đài Loan đã bị tăng chi phí khi phải nộp nhiều phụ phí không đáng có
Không chỉ có chính sách hỗ trợ lao động nước ngoài mất việc trước khủng hoảng kinh tế mà Đài Loan còn cam kết sẽ đổi mẫu khai trong “Bản cam kết về tiền lương và các chi phí của lao động nước ngoài sang Đài Loan làm việc” bắt đầu từ ngày 20/10/2009 nhằm minh bạch các khoản phí lao động phải nộp.
Theo Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Đài Loan, điểm mới trong Bản cam kết sửa đổi là, lao động nước ngoài đến Đài Loan làm việc phải cam kết toàn bộ các khoản chi phí mà lao động nước ngoài phải chi trả tại nước xuất khẩu lao động trước khi tới Đài Loan làm việc.
Cam kết chặt chẽ
Thực tế, có tình trạng, người lao động trước khi sang Đài Loan làm việc đã bị ép ký các khoản vay không có thật, sau đó công ty môi giới Đài Loan căn cứ vào đó thu tiền của lao động. Chính vì thế mà lao động đã bị tăng chi phí khi phải nộp nhiều phụ phí không đáng có.
Theo ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), Bản cam kết mà phía Đài Loan sửa đổi lần này sẽ có thêm mục bắt buộc ký tên và quy định rõ các khoản vay, mục đích vay, người cho vay, các chi phí liên quan và người chịu trách nhiệm. Các công ty môi giới Đài Loan không được phép nhận uỷ quyền của các công ty cung ứng lao động nước xuất khẩu lao động thu khoản tiền này, nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của Luật pháp Đài Loan.
Các bên sẽ phải ký vào Bản cam kết, gồm: cơ quan chủ quản của doanh nghiệp dịch vụ hoặc sở lao động, thương binh và xã hội các tỉnh, thành phố; người lao động; chủ sử dụng lao động, công ty cung ứng lao động Việt Nam và công ty môi giới Đài Loan.
Về nội dung Bản cam kết, trong đó có các mục ghi rõ khoản phí theo quy định người lao động phải nộp trước khi đi như: tiền môi giới (nếu có), tiền dịch vụ xuất khẩu lao động, lệ phí làm visa, hộ chiếu, khám sức khoẻ, lý lịch tư pháp và học phí học nghề (nếu có), học phí học ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức cần thiết, tiền tham gia Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước, phí bảo hiểm (nếu có).
Đặc biệt, các khoản phí người lao động phải nộp trong thời gian làm việc tại Đài Loan được ghi rất rõ, gồm: Phí dịch vụ nộp cho công ty môi giới Đài Loan (năm đầu: 1.800 Đài tệ/tháng; năm thứ hai: 1.700 Đài tệ/tháng; năm thứ ba: 1.500 Đài tệ/tháng).
Công ty môi giới Đài Loan không được thu trước phí dịch vụ trên quá 3 tháng; phí bảo hiểm y tế, bảo hiểm lao động, thẻ cư trú (bảo hiểm y tế: 236 Đài tệ/tháng; bảo hiểm lao động: 225 Đài tệ/tháng; thẻ cư trú: 1.000 Đài tệ/năm); thuế thu nhập: lao động cư trú dưới 183 ngày/năm, thu nhập trên 25.920 Đài tệ/tháng phải nộp 20%, thu nhập dưới 25.920 Đài tệ/tháng, nộp 6%; lao động cư trú trên 183 ngày/năm, thuế thu nhập bằng 0; lao động giúp việc gia đình và chăm sóc người bệnh tại gia đình tiền lương được trả theo thoả thuận, nhưng tối thiểu bằng: 15.840 Đài tệ/tháng.
Gia hạn thời gian chuyển chủ
Mới đây, Uỷ ban Lao động Đài Loan đã điều chỉnh thời gian chờ chuyển chủ của lao động nước ngoài làm việc tại Đài Loan đối với một số trường hợp đặc biệt.
Theo ông Đào Công Hải, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, đối tượng sẽ được gia hạn thời gian chờ chuyển chủ gồm: chủ sử dụng lao động bị tước một phần hoặc toàn bộ giấy phép tuyển mộ theo quy định tại Điều 72 Luật dịch vụ việc làm; người lao động nước ngoài bị chủ sử dụng lao động, đồng nghiệp, người quản lý hoặc người thân của chủ sử dụng lao động xâm hại hoặc người lao động chủ động tố cáo chủ sử dụng lao động vi phạm khoản 3 hoặc 4 Điều 57 Luật Dịch vụ việc làm (điều động người lao động đến làm việc tại nơi ngoài giấy phép, thay đổi địa điểm làm việc của người lao động khi chưa được phép của các cơ quan có thẩm quyền) và bị Ủy ban Lao động Đài Loan rút giấy phép thuê lao động do chấm dứt quan hệ lao động; lao động nước ngoài có thời gian làm việc tại Đài Loan chưa đủ 1 năm; chủ sử dụng lao động giải thể doanh nghiệp hoặc được cơ quan chủ quản địa phương nhận định doanh nghiệp thuộc tình trạng phải thu hẹp sản xuất; các trường hợp khác bị cơ quan chủ quản địa phương điều tra và xác nhận quyền lợi của người lao động nước ngoài bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Trong vòng 14 ngày trước khi hết thời hạn chờ chuyển chủ, có thể đề nghị Ủy ban Lao động gia hạn thêm 60 ngày và chỉ được phép gia hạn 1 lần. Riêng đối với những lao động là người bị hại trong các vụ án hình sự đang trong thời gian khởi tố thì không hạn chế số lần gia hạn, nhưng thời gian gia hạn không quá ngày cơ quan kiểm soát ra quyết định đình chỉ khởi tố hoặc ngày Toà án ra phán quyết cuối cùng.
Theo Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Đài Loan, điểm mới trong Bản cam kết sửa đổi là, lao động nước ngoài đến Đài Loan làm việc phải cam kết toàn bộ các khoản chi phí mà lao động nước ngoài phải chi trả tại nước xuất khẩu lao động trước khi tới Đài Loan làm việc.
Cam kết chặt chẽ
Thực tế, có tình trạng, người lao động trước khi sang Đài Loan làm việc đã bị ép ký các khoản vay không có thật, sau đó công ty môi giới Đài Loan căn cứ vào đó thu tiền của lao động. Chính vì thế mà lao động đã bị tăng chi phí khi phải nộp nhiều phụ phí không đáng có.
Theo ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), Bản cam kết mà phía Đài Loan sửa đổi lần này sẽ có thêm mục bắt buộc ký tên và quy định rõ các khoản vay, mục đích vay, người cho vay, các chi phí liên quan và người chịu trách nhiệm. Các công ty môi giới Đài Loan không được phép nhận uỷ quyền của các công ty cung ứng lao động nước xuất khẩu lao động thu khoản tiền này, nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của Luật pháp Đài Loan.
Các bên sẽ phải ký vào Bản cam kết, gồm: cơ quan chủ quản của doanh nghiệp dịch vụ hoặc sở lao động, thương binh và xã hội các tỉnh, thành phố; người lao động; chủ sử dụng lao động, công ty cung ứng lao động Việt Nam và công ty môi giới Đài Loan.
Về nội dung Bản cam kết, trong đó có các mục ghi rõ khoản phí theo quy định người lao động phải nộp trước khi đi như: tiền môi giới (nếu có), tiền dịch vụ xuất khẩu lao động, lệ phí làm visa, hộ chiếu, khám sức khoẻ, lý lịch tư pháp và học phí học nghề (nếu có), học phí học ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức cần thiết, tiền tham gia Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước, phí bảo hiểm (nếu có).
Đặc biệt, các khoản phí người lao động phải nộp trong thời gian làm việc tại Đài Loan được ghi rất rõ, gồm: Phí dịch vụ nộp cho công ty môi giới Đài Loan (năm đầu: 1.800 Đài tệ/tháng; năm thứ hai: 1.700 Đài tệ/tháng; năm thứ ba: 1.500 Đài tệ/tháng).
Công ty môi giới Đài Loan không được thu trước phí dịch vụ trên quá 3 tháng; phí bảo hiểm y tế, bảo hiểm lao động, thẻ cư trú (bảo hiểm y tế: 236 Đài tệ/tháng; bảo hiểm lao động: 225 Đài tệ/tháng; thẻ cư trú: 1.000 Đài tệ/năm); thuế thu nhập: lao động cư trú dưới 183 ngày/năm, thu nhập trên 25.920 Đài tệ/tháng phải nộp 20%, thu nhập dưới 25.920 Đài tệ/tháng, nộp 6%; lao động cư trú trên 183 ngày/năm, thuế thu nhập bằng 0; lao động giúp việc gia đình và chăm sóc người bệnh tại gia đình tiền lương được trả theo thoả thuận, nhưng tối thiểu bằng: 15.840 Đài tệ/tháng.
Gia hạn thời gian chuyển chủ
Mới đây, Uỷ ban Lao động Đài Loan đã điều chỉnh thời gian chờ chuyển chủ của lao động nước ngoài làm việc tại Đài Loan đối với một số trường hợp đặc biệt.
Theo ông Đào Công Hải, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, đối tượng sẽ được gia hạn thời gian chờ chuyển chủ gồm: chủ sử dụng lao động bị tước một phần hoặc toàn bộ giấy phép tuyển mộ theo quy định tại Điều 72 Luật dịch vụ việc làm; người lao động nước ngoài bị chủ sử dụng lao động, đồng nghiệp, người quản lý hoặc người thân của chủ sử dụng lao động xâm hại hoặc người lao động chủ động tố cáo chủ sử dụng lao động vi phạm khoản 3 hoặc 4 Điều 57 Luật Dịch vụ việc làm (điều động người lao động đến làm việc tại nơi ngoài giấy phép, thay đổi địa điểm làm việc của người lao động khi chưa được phép của các cơ quan có thẩm quyền) và bị Ủy ban Lao động Đài Loan rút giấy phép thuê lao động do chấm dứt quan hệ lao động; lao động nước ngoài có thời gian làm việc tại Đài Loan chưa đủ 1 năm; chủ sử dụng lao động giải thể doanh nghiệp hoặc được cơ quan chủ quản địa phương nhận định doanh nghiệp thuộc tình trạng phải thu hẹp sản xuất; các trường hợp khác bị cơ quan chủ quản địa phương điều tra và xác nhận quyền lợi của người lao động nước ngoài bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Trong vòng 14 ngày trước khi hết thời hạn chờ chuyển chủ, có thể đề nghị Ủy ban Lao động gia hạn thêm 60 ngày và chỉ được phép gia hạn 1 lần. Riêng đối với những lao động là người bị hại trong các vụ án hình sự đang trong thời gian khởi tố thì không hạn chế số lần gia hạn, nhưng thời gian gia hạn không quá ngày cơ quan kiểm soát ra quyết định đình chỉ khởi tố hoặc ngày Toà án ra phán quyết cuối cùng.