Giá thép tăng: Lợi bất cập hại
VSA khuyến cáo các doanh nghiệp không nên nâng giá thép cuộn lên cao để tạo điều kiện cho thép ngoại tràn vào Việt Nam
Thị trường thép đã có dấu hiệu phục hồi. Chỉ trong một thời gian ngắn các doanh nghiệp đã liên tục tăng giá bán thép. Tuy nhiên, việc đẩy giá thép lên cao sẽ là cơ hội để thép ngoại giá rẻ tràn vào cạnh tranh với các sản phẩm thép xây dựng sản xuất trong nước.
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), đến ngày 15/6, cả nước nhập khoảng gần 200.000 tấn thép cuộn, thép từ ASEAN chiếm trên 70%. Thép cuộn từ ASEAN nhập vào với mức thuế nhập khẩu 0%, giá bán thấp hơn thép trong nước từ 500.000-700.000 đồng/tấn, trong khi giá thép xuất xưởng của các doanh nghiệp trong nước chỉ ở mức 10,3-10,8 triệu đồng/tấn (chưa có VAT).
Giá càng tăng, càng bất lợi
Giải thích về nguyên nhân tình trạng thép ngoại tràn vào thị trường Việt Nam, VSA cho biết, do giá thép trong nước thời gian qua liên tục tăng cao đã tạo cơ hội cho thép Trung Quốc và thép từ các nước ASEAN giá rẻ xâm nhập vào thị trường nội địa. Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, biện pháp kích thích kinh tế của Chính phủ bắt đầu tác động tích cực đến lĩnh vực xây dựng, với hàng loạt các dự án được khởi động đã làm cho nhu cầu thép tăng mạnh.
Các doanh nghiệp trong nước đã nâng giá bán lên, tạo cơ hội để thép ngoại tràn vào. Một số doanh nghiệp thương mại đã không quan tâm đến lợi ích chung, chỉ quan tâm lợi nhuận của mình, nhập khẩu thép ngoại ồ ạt về bán rẻ, đẩy các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước vào tình thế khó khăn.
Bên cạnh đó, các nước đều có những biện pháp bảo hộ hàng hóa trong nước, cho phép thoái thu thuế VAT để xuất khẩu sản phẩm, nên giá bán thấp hơn. Theo Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSteel), đã có những lúc thép cuộn nhập khẩu thấp hơn giá thành của Công ty tới 200.000 - 300.000 đồng /tấn.
Trong 3 tháng đầu năm 2009, giá thép xây dựng ở mức khá ổn định với mức thép cuộn phi 6 - phi 8 giá từ 10,2-10,3 triệu đồng/tấn (chưa có VAT), thép cây từ 10,3-10, 8 triệu đồng/tấn. Từ đầu tháng 4 đến nay, giá phôi thép nhập khẩu tăng 20-30 USD/tấn, giá thép phế nhập khẩu tăng từ 15-20 USD/tấn, thuế nhập khẩu phôi tăng thêm 3%, tỷ giá USD (thị trường tự do) tăng trên 18.000 VND/USD, cùng với tình hình tiêu thụ thép xây dựng trong nước có chiều hướng phục hồi, nên thép đã tăng giá. Cụ thể, thép cuộn phi 6 - phi 8 được nâng lên tới 10,6-10,8 triệu đồng/tấn; thép cây tăng tới 10,9-11,3 triệu đồng/tấn.
Làm gì để giữ thị trường?
Đã thành thông lệ, cứ khi nào giá phôi thép có biến động là các doanh nghiệp thép không ngần ngại đưa ra những lý do để lý giải cho sự cần thiết phải tăng giá bán thép.
Nếu như những năm trước đây, ngành thép Việt Nam phải phụ thuộc tới 60-70% phôi thép nhập khẩu thì việc tăng giá thành phẩm còn có thể chấp nhận được. Nhưng từ năm 2008 do nhiều lò điện xây dựng trong nước đi vào sản xuất nên tỷ lệ phôi trong nước đã chiếm khoảng 50%. Năm 2009, tỷ lệ này đạt trên 60% nhờ vậy sẽ bớt sự phụ thuộc vào biến động của phôi thép nhập khẩu.
Nhưng giá phôi thép chào bán trên thế giới mới rục rịch tăng mà các doanh nghiệp thép đã vội đẩy giá bán sản phẩm lên, tạo cơ hội cho thép nhập khẩu tranh thủ tràn vào thị trường trong nước, sẽ gây thất thoát nguồn kinh phí từ gói kích thích kinh tế của Chính phủ, thì quả là khó hiểu.
Việc nhập khẩu thép cuộn ồ ạt từ các nước ASEAN trong thời gian gần đây với giá thấp hơn giá trong nước khiến việc sản xuất, tiêu thụ thép của doanh nghiệp sản xuất thép trong nước gặp nhiều khó khăn. Hiện VSA đang khuyến cáo các doanh nghiệp không nên nâng giá thép cuộn lên cao nữa, như vậy sẽ tạo điều kiện cho thép ASEAN nhập vào Việt Nam càng nhiều hơn.
Ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch VSA cho rằng, cơ quan chức năng cần kiểm tra chặt chẽ các lô hàng về xuất xứ hàng hóa thép khi nhập khẩu, phải đạt mức nội địa hóa 40% trở lên; đủ công nghệ hai bước mới được hưởng thuế ưu đãi. Nếu thép cuộn nhập khẩu ồ ạt làm đình trệ sản xuất trong nước, VSA sẽ cân nhắc tới việc đề nghị các cơ quan chức năng xem xét. Theo đó, tăng cường kiểm soát, chỉ cho nhập khẩu số lượng thép cuộn theo hạn ngạch nhất định và vẫn có thể áp mức thuế cao hơn khi sản xuất thép trong nước bị đe dọa.
Theo quy định của luật pháp quốc tế, nếu việc nhập khẩu một sản phẩm tăng đột biến với sản lượng lớn từ một nước khác, dẫn đến gây đình trệ cho sản xuất trong nước thì được phép dùng các biện pháp tự vệ, ông Cường nói.
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), đến ngày 15/6, cả nước nhập khoảng gần 200.000 tấn thép cuộn, thép từ ASEAN chiếm trên 70%. Thép cuộn từ ASEAN nhập vào với mức thuế nhập khẩu 0%, giá bán thấp hơn thép trong nước từ 500.000-700.000 đồng/tấn, trong khi giá thép xuất xưởng của các doanh nghiệp trong nước chỉ ở mức 10,3-10,8 triệu đồng/tấn (chưa có VAT).
Giá càng tăng, càng bất lợi
Giải thích về nguyên nhân tình trạng thép ngoại tràn vào thị trường Việt Nam, VSA cho biết, do giá thép trong nước thời gian qua liên tục tăng cao đã tạo cơ hội cho thép Trung Quốc và thép từ các nước ASEAN giá rẻ xâm nhập vào thị trường nội địa. Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, biện pháp kích thích kinh tế của Chính phủ bắt đầu tác động tích cực đến lĩnh vực xây dựng, với hàng loạt các dự án được khởi động đã làm cho nhu cầu thép tăng mạnh.
Các doanh nghiệp trong nước đã nâng giá bán lên, tạo cơ hội để thép ngoại tràn vào. Một số doanh nghiệp thương mại đã không quan tâm đến lợi ích chung, chỉ quan tâm lợi nhuận của mình, nhập khẩu thép ngoại ồ ạt về bán rẻ, đẩy các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước vào tình thế khó khăn.
Bên cạnh đó, các nước đều có những biện pháp bảo hộ hàng hóa trong nước, cho phép thoái thu thuế VAT để xuất khẩu sản phẩm, nên giá bán thấp hơn. Theo Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSteel), đã có những lúc thép cuộn nhập khẩu thấp hơn giá thành của Công ty tới 200.000 - 300.000 đồng /tấn.
Trong 3 tháng đầu năm 2009, giá thép xây dựng ở mức khá ổn định với mức thép cuộn phi 6 - phi 8 giá từ 10,2-10,3 triệu đồng/tấn (chưa có VAT), thép cây từ 10,3-10, 8 triệu đồng/tấn. Từ đầu tháng 4 đến nay, giá phôi thép nhập khẩu tăng 20-30 USD/tấn, giá thép phế nhập khẩu tăng từ 15-20 USD/tấn, thuế nhập khẩu phôi tăng thêm 3%, tỷ giá USD (thị trường tự do) tăng trên 18.000 VND/USD, cùng với tình hình tiêu thụ thép xây dựng trong nước có chiều hướng phục hồi, nên thép đã tăng giá. Cụ thể, thép cuộn phi 6 - phi 8 được nâng lên tới 10,6-10,8 triệu đồng/tấn; thép cây tăng tới 10,9-11,3 triệu đồng/tấn.
Làm gì để giữ thị trường?
Đã thành thông lệ, cứ khi nào giá phôi thép có biến động là các doanh nghiệp thép không ngần ngại đưa ra những lý do để lý giải cho sự cần thiết phải tăng giá bán thép.
Nếu như những năm trước đây, ngành thép Việt Nam phải phụ thuộc tới 60-70% phôi thép nhập khẩu thì việc tăng giá thành phẩm còn có thể chấp nhận được. Nhưng từ năm 2008 do nhiều lò điện xây dựng trong nước đi vào sản xuất nên tỷ lệ phôi trong nước đã chiếm khoảng 50%. Năm 2009, tỷ lệ này đạt trên 60% nhờ vậy sẽ bớt sự phụ thuộc vào biến động của phôi thép nhập khẩu.
Nhưng giá phôi thép chào bán trên thế giới mới rục rịch tăng mà các doanh nghiệp thép đã vội đẩy giá bán sản phẩm lên, tạo cơ hội cho thép nhập khẩu tranh thủ tràn vào thị trường trong nước, sẽ gây thất thoát nguồn kinh phí từ gói kích thích kinh tế của Chính phủ, thì quả là khó hiểu.
Việc nhập khẩu thép cuộn ồ ạt từ các nước ASEAN trong thời gian gần đây với giá thấp hơn giá trong nước khiến việc sản xuất, tiêu thụ thép của doanh nghiệp sản xuất thép trong nước gặp nhiều khó khăn. Hiện VSA đang khuyến cáo các doanh nghiệp không nên nâng giá thép cuộn lên cao nữa, như vậy sẽ tạo điều kiện cho thép ASEAN nhập vào Việt Nam càng nhiều hơn.
Ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch VSA cho rằng, cơ quan chức năng cần kiểm tra chặt chẽ các lô hàng về xuất xứ hàng hóa thép khi nhập khẩu, phải đạt mức nội địa hóa 40% trở lên; đủ công nghệ hai bước mới được hưởng thuế ưu đãi. Nếu thép cuộn nhập khẩu ồ ạt làm đình trệ sản xuất trong nước, VSA sẽ cân nhắc tới việc đề nghị các cơ quan chức năng xem xét. Theo đó, tăng cường kiểm soát, chỉ cho nhập khẩu số lượng thép cuộn theo hạn ngạch nhất định và vẫn có thể áp mức thuế cao hơn khi sản xuất thép trong nước bị đe dọa.
Theo quy định của luật pháp quốc tế, nếu việc nhập khẩu một sản phẩm tăng đột biến với sản lượng lớn từ một nước khác, dẫn đến gây đình trệ cho sản xuất trong nước thì được phép dùng các biện pháp tự vệ, ông Cường nói.