Giải cứu kinh tế, FED quyết định "ra tay"
FED sẽ duy trì lượng chứng khoán nắm giữ ở mức 2.054 tỷ USD, bằng cách mua trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn từ 2-10 năm
Theo hãng tin Reuters, hôm 10/8, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã tuyên bố sử dụng lượng tiền mặt từ số trái phiếu thế chấp đáo hạn để mua thêm trái phiếu Chính phủ Mỹ. Đây được coi là động thái quan trọng trong việc cứu vãn đà phục hồi của nền kinh tế đầu tàu.
Quyết định tái đầu tư khoản lợi nhuận từ gần 1.300 tỷ USD trái phiếu thế chấp mà FED mua vào trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế tài chính, nhằm hạ thấp chi phí vay mượn, thể hiện sự thay đổi chính sách quan trọng của FED.
FED sẽ duy trì lượng chứng khoán nắm giữ ở khoảng 2.054 tỷ USD, chủ yếu bằng cách mua trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn từ 2 - 10 năm. Bên cạnh đó, FED cũng quyết định giữ nguyên mức lãi suất cơ bản từ 0 - 0,25% và tái khẳng định duy trì mức lãi suất này trong một thời gian dài.
Quyết định của FED đã khiến giới đầu tư lấy làm lạ. Trước đó, nhiều nhà đầu tư dự đoán FED sẽ giữ nguyên chính sách, trong khi số khác lại tin rằng FED sẽ tiếp tục bơm tiền vào các chứng khoán thế chấp.
Giới phân tích cho rằng, động thái này của FED sẽ mở đầu cho các biện pháp nới lỏng tín dụng, thậm chí còn mạnh tay hơn trong thời gian tới, nếu kinh tế tiếp tục “yếu như sên”. “Nếu triển vọng kinh tế tiếp tục xấu đi, nhiều khả năng FED sẽ tiến hành một đợt mua tài sản mới”, Michael Gapen, chuyên gia kinh tế thuộc Barclays Capital, nhận xét.
Cũng trong tuyên bố ngày 10/8, FED cho biết, tốc độ phục hồi của sản lượng kinh tế và thị trường việc làm chậm lại trong các tháng qua. Dù vẫn hy vọng nền kinh tế sẽ tiếp tục tăng trưởng, nhưng theo đánh giá của cơ quan này, mức độ hồi phục trong ngắn hạn sẽ khiêm tốn hơn so với dự báo.
Trong khi đó, theo quỹ đầu tư trái phiếu lớn nhất thế giới Pimco, Mỹ đang đương đầu với rủi ro giảm phát ngày một lớn, giá trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ vì thế sẽ tăng lên còn giá bất động sản và cổ phiếu trên thị trường chứng khoán đi xuống.
“Kịch bản giảm phát sẽ có tác động lớn đối với giá trị tài sản. Rủi ro kinh tế Mỹ bước vào giai đoạn tăng trưởng trì trệ trong dài hạn kết hợp với khả năng giảm phát đang tăng lên, tương tự như Nhật Bản trong những năm 1990. 20 năm qua, Nhật Bản đã liên tục phải ứng phó với tình trạng giá nhà đất và cổ phiếu đi xuống”, Scott Mather, Trưởng nhóm đầu tư tại Pimco, nhận định.
Theo ông này, giảm phát mạnh sẽ diễn ra nếu nhiều lĩnh vực của nền kinh tế chịu áp lực sụt giá trong một thời gian dài và sau đó chuyển sang kỳ vọng giá sẽ đi xuống trên diện rộng. Ngược lại, giảm phát nhẹ sẽ chỉ xảy ra nếu giá cả hàng hóa trong một số lĩnh vực giảm và người tiêu dùng không kỳ vọng giá giảm trên nhiều lĩnh vực.
Quyết định tái đầu tư khoản lợi nhuận từ gần 1.300 tỷ USD trái phiếu thế chấp mà FED mua vào trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế tài chính, nhằm hạ thấp chi phí vay mượn, thể hiện sự thay đổi chính sách quan trọng của FED.
FED sẽ duy trì lượng chứng khoán nắm giữ ở khoảng 2.054 tỷ USD, chủ yếu bằng cách mua trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn từ 2 - 10 năm. Bên cạnh đó, FED cũng quyết định giữ nguyên mức lãi suất cơ bản từ 0 - 0,25% và tái khẳng định duy trì mức lãi suất này trong một thời gian dài.
Quyết định của FED đã khiến giới đầu tư lấy làm lạ. Trước đó, nhiều nhà đầu tư dự đoán FED sẽ giữ nguyên chính sách, trong khi số khác lại tin rằng FED sẽ tiếp tục bơm tiền vào các chứng khoán thế chấp.
Giới phân tích cho rằng, động thái này của FED sẽ mở đầu cho các biện pháp nới lỏng tín dụng, thậm chí còn mạnh tay hơn trong thời gian tới, nếu kinh tế tiếp tục “yếu như sên”. “Nếu triển vọng kinh tế tiếp tục xấu đi, nhiều khả năng FED sẽ tiến hành một đợt mua tài sản mới”, Michael Gapen, chuyên gia kinh tế thuộc Barclays Capital, nhận xét.
Cũng trong tuyên bố ngày 10/8, FED cho biết, tốc độ phục hồi của sản lượng kinh tế và thị trường việc làm chậm lại trong các tháng qua. Dù vẫn hy vọng nền kinh tế sẽ tiếp tục tăng trưởng, nhưng theo đánh giá của cơ quan này, mức độ hồi phục trong ngắn hạn sẽ khiêm tốn hơn so với dự báo.
Trong khi đó, theo quỹ đầu tư trái phiếu lớn nhất thế giới Pimco, Mỹ đang đương đầu với rủi ro giảm phát ngày một lớn, giá trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ vì thế sẽ tăng lên còn giá bất động sản và cổ phiếu trên thị trường chứng khoán đi xuống.
“Kịch bản giảm phát sẽ có tác động lớn đối với giá trị tài sản. Rủi ro kinh tế Mỹ bước vào giai đoạn tăng trưởng trì trệ trong dài hạn kết hợp với khả năng giảm phát đang tăng lên, tương tự như Nhật Bản trong những năm 1990. 20 năm qua, Nhật Bản đã liên tục phải ứng phó với tình trạng giá nhà đất và cổ phiếu đi xuống”, Scott Mather, Trưởng nhóm đầu tư tại Pimco, nhận định.
Theo ông này, giảm phát mạnh sẽ diễn ra nếu nhiều lĩnh vực của nền kinh tế chịu áp lực sụt giá trong một thời gian dài và sau đó chuyển sang kỳ vọng giá sẽ đi xuống trên diện rộng. Ngược lại, giảm phát nhẹ sẽ chỉ xảy ra nếu giá cả hàng hóa trong một số lĩnh vực giảm và người tiêu dùng không kỳ vọng giá giảm trên nhiều lĩnh vực.