“Giải mã” hiện tượng MB
MB trở thành hiện tượng trong hệ thống ngân hàng, xét theo kết quả kinh doanh năm 2012
Trên cơ sở kết quả kinh doanh sơ bộ năm 2012 bước đầu công bố, Ngân hàng Quân đội (MB) nổi bật ở các chỉ tiêu, tạo một “dấu hỏi” trong hệ thống.
Theo số liệu MB đưa ra, năm 2012, lần đầu tiên họ vượt lên dẫn đầu khối ngân hàng thương mại cổ phần (không tính các thành viên Nhà nước vẫn nắm tỷ lệ sở hữu chi phối). Đây cũng là chủ sở hữu của tỷ lệ tăng trưởng tín dụng cao nhất trong hệ thống, trong khi nợ xấu được kiểm soát ở mức thấp.
Cụ thể, năm 2012 MB đạt lợi nhuận trước thuế riêng hoạt động ngân hàng là 3.024 tỷ đồng, quy mô vốn điều lệ là 10.000 tỷ đồng; tổng tài sản 176.019 tỷ đồng (tăng 30% so với năm 2011); tăng trưởng tín dụng tới 25,6% (vượt xa bình quân hệ thống và so với với nhiều ngân hàng có mức cao khác); nợ xấu được kiểm soát ở mức 1,84% (cũng lưu ý là họ thực hiện phân loại nợ theo Điều 7 Quyết định 493, tiêu chí chặt chẽ hơn).
Vì sao MB đạt được kết quả khá tốt, thậm chí vượt trội so với tình hình chung của hệ thống? Câu hỏi này người viết nhận được từ lãnh đạo, nhân viên một số ngân hàng khác. Bởi lẽ, năm 2012 phần lớn các nhà băng đều sụt giảm lợi nhuận, thậm chí giảm mạnh; tín dụng tăng trưởng thấp, thậm chí âm, trong khi nợ xấu lại tăng cao; một số nhận định cho rằng, bối cảnh 2012 nếu càng tăng tín dụng, nợ xấu càng cao nữa (?).
Trao đổi với VnEconomy, bà Cao Thúy Nga, Phó tổng giám đốc MB, cũng thừa nhận: “Đúng là năm 2012 chúng tôi không nghĩ nó lại khó khăn như thế. Dự tính ban đầu là nền kinh tế sẽ phục hồi sau năm khó khăn 2011. Song kinh tế thế giới vẫn biến động; ba quý đầu năm tín dụng vẫn rất chậm; lãi suất vẫn phải theo các mức trần; rồi một số vụ việc ảnh hưởng đến niềm tin người dân… Nói chung là các ngân hàng phải gồng mình để vượt qua năm vừa rồi”.
Lợi nhuận của MB nổi bật trong hệ thống, dù không hoàn thành chỉ tiêu 3.500 tỷ đồng, nhưng “đạt mức kỳ vọng của Hội đồng Quản trị”. Điểm được chú ý là vì sao tăng trưởng tín dụng cao như vậy, vượt xa chỉ tiêu 17% đề ra đầu năm (theo phân nhóm của Ngân hàng Nhà nước), mà lợi nhuận lại không hoàn thành kế hoạch, vì đây vẫn là kênh chiếm tỷ trọng chủ yếu?
Bà Nga lý giải: thứ nhất, nửa cuối năm, sau khi Ngân hàng Nhà nước cho nới “room”, MB nắm cơ hội đẩy mạnh ngay tín dụng; thứ hai, tín dụng tăng khá mạnh nhưng lãi suất cho vay liên tiếp giảm, “tiên phong giảm”, nên lợi nhuận chia sẻ với khách hàng…
“Sau khi Ngân hàng Nhà nước mở “room”, MB đã nắm cơ hội và sẵn sàng tăng tốc tín dụng. Bởi vì chúng tôi đã có sẵn khách hàng, đã có một quá trình chuẩn bị gây dựng cơ sở khách hàng tốt trước đó”, bà Nga nói.
Một yếu tố quan trọng nữa, theo Phó tổng giám đốc MB, là ngân hàng này có được tính tuân thủ cao, kỷ luật chặt chẽ với đặc thù doanh nghiệp quân đội. Theo đó, đạo đức và kỷ luật tín dụng là lá chắn ưu thế trong môi trường nhiều rủi ro.
Bởi lẽ, thời gian qua, trong nhiều nguyên nhân, có một thực tế nổi lên là tâm lý e ngại cho vay từ chính ngân hàng, từ chính lãnh đạo đến cán bộ tín dụng. Họ e ngại rủi ro pháp lý, rủi ro trách nhiệm khi nợ xấu tăng lên; hạn chế cho vay cũng là để tự bảo vệ mình. Còn tại MB, với lá chắn trên, trở ngại đó không lớn.
Với nợ xấu, quan điểm mà vị đại diện lãnh đạo MB đưa ra là: “Đương nhiên! Kinh doanh tiền chắc chắn là có rủi ro, vấn đề là anh kiểm soát thế nào”.
“Chúng tôi phải kiểm soát từng mắt xích, từng mắt xách phải chịu trách nhiệm. Song, quan trọng hơn là phải sống cùng doanh nghiệp. Nói một cách hình ảnh là thở cùng hơi thở để nhận biết ngay nhiệt độ cơ thể của họ thay đổi thế nào. Lúc nào 37 độ thì bình thường, nhưng lên 38 độ là phải can thiệp ngay, hỗ trợ kịp thời, tránh trường hợp phải đi chữa bệnh rồi mới hỗ trợ. Họ ốm là khó trả nợ, phát sinh nợ xấu ngay. Nếu phát sinh thì phải tìm cách tháo gỡ, chứ không khăng khăng kiếm lợi”, bà Nga nói.
Và cũng như hướng vận động chung của hệ thống trong năm 2012, chính sách tín dụng của MB được tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên như xuất khẩu, sản xuất nông nghiệp - nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa… Theo đánh giá của vị lãnh đạo trên, chính nhiều doanh nghiệp nhỏ, thậm chí siêu nhỏ lại có có sức sống tốt và bền bỉ; trong khi các doanh nghiệp xuất khẩu nhìn chung vẫn hoạt động tốt trong năm qua.
Trở lại với câu hỏi trên đặt ra từ “người ngoài”, có sự dò đoán rằng: MB có đặc thù quân đội, liệu có phải phần lớn khách hàng là trong ngành và có độ an toàn cao hơn hay không, hay có lợi thế riêng tạo nên kết quả kinh doanh tốt hơn hay không?
Bà Nga cho biết, dĩ nhiên các doanh nghiệp trong ngành là một nhóm khách hàng, họ cũng được các chính sách ưu đãi tín dụng, dịch vụ như các khách hàng khác. Song, nếu nhìn vào cơ cấu khách hàng trong báo cáo tài chính, dễ nhận thấy đây là ngân hàng mở, hướng rộng về khối tư nhân và ngoài quốc doanh.
Đơn cử như ở tín dụng, theo báo cáo tài chính quý 3/2012, khối công ty TNHH nhà nước chỉ chiếm tỷ trọng 8,82% tổng dư nợ; khối công ty cổ phần nhà nước chỉ 3,38%; khối doanh nghiệp nhà nước trung ương chỉ 6,07% và ở địa phương 0,8%; còn khối công ty TNHH tư nhân chiếm tới 25,51%; khối các công ty cổ phần khác chiếm tới 39,76%; hay cho vay cá nhân cũng khá cao với tỷ trọng 12,61%...
Ngoài ra, năm 2012, MB cũng đã tạo được sự gia tăng nguồn thu từ dịch vụ với tổng thu thuần tăng 19% so với 2011; hoạt động bảo lãnh tăng 62%, đạt 130% kế hoạt năm…
Bên cạnh những lý giải trên, bà Nga cho biết, kết quả nói chung và lợi nhuận nói riêng đạt được khả quan trong năm 2012 còn do tiết kiệm. Trong năm, ngân hàng này tiết giảm chi phí hoạt động được hơn 14%.
“Toàn hệ thống quyết tâm tiết kiệm và tiết kiệm triệt để. Sẵn sàng thưởng ngay cho sáng kiến nào giảm thiểu được chi phí. Nhưng tiết kiệm không gây ảnh hưởng đến thu nhập của cán bộ nhân viên. Thu nhập phải làm sao để cao hơn năm trước. Như thế cũng để khuyến khích họ trách nhiệm hơn, nhiệt tính và máu lửa hơn”, bà Nga nói và dẫn chứng luôn ở chi tiết nhỏ - tập giấy dùng để ghi chép cho cuộc họp với nhân viên hồi sáng là đã in một mặt…
Theo số liệu MB đưa ra, năm 2012, lần đầu tiên họ vượt lên dẫn đầu khối ngân hàng thương mại cổ phần (không tính các thành viên Nhà nước vẫn nắm tỷ lệ sở hữu chi phối). Đây cũng là chủ sở hữu của tỷ lệ tăng trưởng tín dụng cao nhất trong hệ thống, trong khi nợ xấu được kiểm soát ở mức thấp.
Cụ thể, năm 2012 MB đạt lợi nhuận trước thuế riêng hoạt động ngân hàng là 3.024 tỷ đồng, quy mô vốn điều lệ là 10.000 tỷ đồng; tổng tài sản 176.019 tỷ đồng (tăng 30% so với năm 2011); tăng trưởng tín dụng tới 25,6% (vượt xa bình quân hệ thống và so với với nhiều ngân hàng có mức cao khác); nợ xấu được kiểm soát ở mức 1,84% (cũng lưu ý là họ thực hiện phân loại nợ theo Điều 7 Quyết định 493, tiêu chí chặt chẽ hơn).
Vì sao MB đạt được kết quả khá tốt, thậm chí vượt trội so với tình hình chung của hệ thống? Câu hỏi này người viết nhận được từ lãnh đạo, nhân viên một số ngân hàng khác. Bởi lẽ, năm 2012 phần lớn các nhà băng đều sụt giảm lợi nhuận, thậm chí giảm mạnh; tín dụng tăng trưởng thấp, thậm chí âm, trong khi nợ xấu lại tăng cao; một số nhận định cho rằng, bối cảnh 2012 nếu càng tăng tín dụng, nợ xấu càng cao nữa (?).
Trao đổi với VnEconomy, bà Cao Thúy Nga, Phó tổng giám đốc MB, cũng thừa nhận: “Đúng là năm 2012 chúng tôi không nghĩ nó lại khó khăn như thế. Dự tính ban đầu là nền kinh tế sẽ phục hồi sau năm khó khăn 2011. Song kinh tế thế giới vẫn biến động; ba quý đầu năm tín dụng vẫn rất chậm; lãi suất vẫn phải theo các mức trần; rồi một số vụ việc ảnh hưởng đến niềm tin người dân… Nói chung là các ngân hàng phải gồng mình để vượt qua năm vừa rồi”.
Lợi nhuận của MB nổi bật trong hệ thống, dù không hoàn thành chỉ tiêu 3.500 tỷ đồng, nhưng “đạt mức kỳ vọng của Hội đồng Quản trị”. Điểm được chú ý là vì sao tăng trưởng tín dụng cao như vậy, vượt xa chỉ tiêu 17% đề ra đầu năm (theo phân nhóm của Ngân hàng Nhà nước), mà lợi nhuận lại không hoàn thành kế hoạch, vì đây vẫn là kênh chiếm tỷ trọng chủ yếu?
Bà Nga lý giải: thứ nhất, nửa cuối năm, sau khi Ngân hàng Nhà nước cho nới “room”, MB nắm cơ hội đẩy mạnh ngay tín dụng; thứ hai, tín dụng tăng khá mạnh nhưng lãi suất cho vay liên tiếp giảm, “tiên phong giảm”, nên lợi nhuận chia sẻ với khách hàng…
“Sau khi Ngân hàng Nhà nước mở “room”, MB đã nắm cơ hội và sẵn sàng tăng tốc tín dụng. Bởi vì chúng tôi đã có sẵn khách hàng, đã có một quá trình chuẩn bị gây dựng cơ sở khách hàng tốt trước đó”, bà Nga nói.
Một yếu tố quan trọng nữa, theo Phó tổng giám đốc MB, là ngân hàng này có được tính tuân thủ cao, kỷ luật chặt chẽ với đặc thù doanh nghiệp quân đội. Theo đó, đạo đức và kỷ luật tín dụng là lá chắn ưu thế trong môi trường nhiều rủi ro.
Bởi lẽ, thời gian qua, trong nhiều nguyên nhân, có một thực tế nổi lên là tâm lý e ngại cho vay từ chính ngân hàng, từ chính lãnh đạo đến cán bộ tín dụng. Họ e ngại rủi ro pháp lý, rủi ro trách nhiệm khi nợ xấu tăng lên; hạn chế cho vay cũng là để tự bảo vệ mình. Còn tại MB, với lá chắn trên, trở ngại đó không lớn.
Với nợ xấu, quan điểm mà vị đại diện lãnh đạo MB đưa ra là: “Đương nhiên! Kinh doanh tiền chắc chắn là có rủi ro, vấn đề là anh kiểm soát thế nào”.
“Chúng tôi phải kiểm soát từng mắt xích, từng mắt xách phải chịu trách nhiệm. Song, quan trọng hơn là phải sống cùng doanh nghiệp. Nói một cách hình ảnh là thở cùng hơi thở để nhận biết ngay nhiệt độ cơ thể của họ thay đổi thế nào. Lúc nào 37 độ thì bình thường, nhưng lên 38 độ là phải can thiệp ngay, hỗ trợ kịp thời, tránh trường hợp phải đi chữa bệnh rồi mới hỗ trợ. Họ ốm là khó trả nợ, phát sinh nợ xấu ngay. Nếu phát sinh thì phải tìm cách tháo gỡ, chứ không khăng khăng kiếm lợi”, bà Nga nói.
Và cũng như hướng vận động chung của hệ thống trong năm 2012, chính sách tín dụng của MB được tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên như xuất khẩu, sản xuất nông nghiệp - nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa… Theo đánh giá của vị lãnh đạo trên, chính nhiều doanh nghiệp nhỏ, thậm chí siêu nhỏ lại có có sức sống tốt và bền bỉ; trong khi các doanh nghiệp xuất khẩu nhìn chung vẫn hoạt động tốt trong năm qua.
Trở lại với câu hỏi trên đặt ra từ “người ngoài”, có sự dò đoán rằng: MB có đặc thù quân đội, liệu có phải phần lớn khách hàng là trong ngành và có độ an toàn cao hơn hay không, hay có lợi thế riêng tạo nên kết quả kinh doanh tốt hơn hay không?
Bà Nga cho biết, dĩ nhiên các doanh nghiệp trong ngành là một nhóm khách hàng, họ cũng được các chính sách ưu đãi tín dụng, dịch vụ như các khách hàng khác. Song, nếu nhìn vào cơ cấu khách hàng trong báo cáo tài chính, dễ nhận thấy đây là ngân hàng mở, hướng rộng về khối tư nhân và ngoài quốc doanh.
Đơn cử như ở tín dụng, theo báo cáo tài chính quý 3/2012, khối công ty TNHH nhà nước chỉ chiếm tỷ trọng 8,82% tổng dư nợ; khối công ty cổ phần nhà nước chỉ 3,38%; khối doanh nghiệp nhà nước trung ương chỉ 6,07% và ở địa phương 0,8%; còn khối công ty TNHH tư nhân chiếm tới 25,51%; khối các công ty cổ phần khác chiếm tới 39,76%; hay cho vay cá nhân cũng khá cao với tỷ trọng 12,61%...
Ngoài ra, năm 2012, MB cũng đã tạo được sự gia tăng nguồn thu từ dịch vụ với tổng thu thuần tăng 19% so với 2011; hoạt động bảo lãnh tăng 62%, đạt 130% kế hoạt năm…
Bên cạnh những lý giải trên, bà Nga cho biết, kết quả nói chung và lợi nhuận nói riêng đạt được khả quan trong năm 2012 còn do tiết kiệm. Trong năm, ngân hàng này tiết giảm chi phí hoạt động được hơn 14%.
“Toàn hệ thống quyết tâm tiết kiệm và tiết kiệm triệt để. Sẵn sàng thưởng ngay cho sáng kiến nào giảm thiểu được chi phí. Nhưng tiết kiệm không gây ảnh hưởng đến thu nhập của cán bộ nhân viên. Thu nhập phải làm sao để cao hơn năm trước. Như thế cũng để khuyến khích họ trách nhiệm hơn, nhiệt tính và máu lửa hơn”, bà Nga nói và dẫn chứng luôn ở chi tiết nhỏ - tập giấy dùng để ghi chép cho cuộc họp với nhân viên hồi sáng là đã in một mặt…