Giảm lãi suất, ngân hàng được và mất gì?
Sau cuộc họp cuối tuần qua, các ngân hàng lớn đã bắt đầu công bố chính sách lãi suất cho vay mới
Sau cuộc họp cuối tuần qua, các ngân hàng lớn đã bắt đầu công bố chính sách lãi suất cho vay mới.
Điểm nhiều người quan tâm lúc này là các nhà băng liệu đã có đủ các điều kiện để giảm lãi suất, cũng như có sẵn sàng chia sẻ lợi nhuận và chịu những áp lực gì?
VnEconomy vừa có cuộc trao đổi với bà Cao Thị Thúy Nga, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Quân đội (MB), xoay quanh những nội dung trên.
Sẽ khó khăn hơn, nhưng...
Theo đồng thuận đạt được cuối tuần qua, MB sẽ thực hiện giảm lãi suất cho vay trong thời gian tới như thế nào, thưa bà?
Thực tế MB đã hạ lãi suất cho vay từ tháng 5, cho vay ngắn hạn bằng VND thấp nhất đã là 12,8%/năm đối với các doanh nghiệp tốt theo đánh giá của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ; với các doanh nghiệp vừa và nhỏ là 13,5%/năm, cũng như với các doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp có quan hệ truyền thống với ngân hàng.
Bắt đầu từ tháng 7 này, chúng tôi tiếp tục thực hiện hạ lãi suất cho vay xuống 12,5%/năm đối với các khoản vay ngắn hạn, áp dụng cho các đối tượng khách hàng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp truyền thống tốt. Các khoản vay trung dài hạn cũng sẽ giảm dần.
Chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ, Hiệp hội Ngân hàng vận động, còn thực tế các ngân hàng đã đủ điều kiện để hạ lãi suất chưa?
Như đã nói là MB đã hạ từ tháng 5. Tự thân ngân hàng cũng muốn đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng so với đầu năm, sử dụng nguồn vốn huy động được một cách hiệu quả nhất, bên cạnh đảm bảo điều kiện về vốn khả dụng và thanh khoản.
Tất nhiên, bên cạnh việc ủng hộ chủ trương của Chính phủ, giảm lãi suất thì ngân hàng có thể hoạt động sẽ khó khăn hơn, hiệu quả kinh doanh từ tín dụng có thể thấp hơn, nhưng đổi lại ngân hàng sẽ đẩy mạnh tín dụng, mở rộng thị phần và khách hàng.
Dĩ nhiên là khi giảm lãi suất như vậy thì ngân hàng cũng phải tính đến yêu cầu đảm bảo có lãi, nhưng lợi nhuận sẽ không cao, vì chi phí vốn chưa thể giảm ngay và hiện cũng ở mức cao.
Như vậy, lãi suất giảm, các ngân hàng kỳ vọng và dự kiến sẽ đẩy mạnh được tăng trưởng tín dụng trong thời gian tới?
Phải nói rằng tăng trưởng tín dụng không chỉ dựa vào yếu tố lãi suất, mà còn dựa vào khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam, vào nhu cầu của thị trường, hay như sự phụ thuộc vào hoạt động xuất khẩu và các thị trường xuất khẩu… Những yếu tố đó diễn biến tốt lên thì nhu cầu tín dụng trong nước tăng lên. Thực tế, có những thời điểm trước đây lãi suất ngân hàng cho vay lên tới 20%/năm nhưng cầu lớn và tín dụng vẫn tăng. Ngược lại, nếu không có cầu thì lãi suất có 12% hay 10% thì chưa hẳn tăng trưởng tín dụng đã mạnh.
Như bà nói, lãi suất giảm thì lợi nhuận ngân hàng bị ảnh hưởng. Ở đây các ngân hàng cổ phần chịu áp lực từ các cổ đông như thế nào, hay áp lực thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận đã đề ra?
Thực tế, nếu cổ đông theo dõi tình hình trong năm nay thì thấy ngân hàng cũng phải chịu một áp lực lớn trong bối cảnh nền kinh tế mới dần hồi phục. Với chính sách điều hành thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thì các ngân hàng phải đồng hành, chính vì thế các cổ đông cũng sẽ có sự ủng hộ tích cực. Còn về lợi nhuận, với MB, chúng tôi vẫn đảm bảo mục tiêu kế hoạch kinh doanh đề ra, cũng như kế hoạch cổ tức; hiện đã hoàn thành mức lợi nhuận kế hoạch của 6 tháng đầu năm.
Năm nay, theo tôi, nếu các ngân hàng hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận thì chắc chắn không chỉ dựa vào tín dụng. Vì tốc độ tăng trưởng tín dụng từ đầu năm đến nay thấp, hai tháng gần đây bắt đầu có cải thiện. Với MB thì tăng trưởng tín dụng đã đạt 16% tính từ đầu năm, dự kiến năm nay phấn đấu khoảng 30%.
Với lãi suất hiện nay và định hướng giảm trong thời gian tới thì lợi nhuận từ lãi của các ngân hàng sẽ khó khăn. Nhưng khó khăn này không mới, nó đã có từ cuối năm 2009 đến nay rồi. Theo đó, các ngân hàng cũng đã chủ động mở rộng các hoạt động khác.
Tăng trưởng tín dụng ngoại tệ có thể sẽ chậm lại
Nếu loại trừ sự vận động và định hướng chính sách, trong điều kiện hiện nay theo bà đâu là mức lãi suất cho vay tương đối hợp lý?
Theo tôi, mức lãi suất cho vay VND ở thời điểm này hợp lý là khoảng 13%/năm. Còn từ nay đến cuối năm, hưởng ứng chủ trương của Chính phủ, các ngân hàng sẽ tiếp tục hạ lãi suất xuống, cả lãi suất huy động nhưng lãi suất huy động sẽ chậm hơn.
Thực tế thời gian qua tăng trưởng tín dụng chủ yếu là bằng ngoại tệ, trong khi bằng VND là rất thấp. Bà có thể nói gì về điều này?
Điều này thì cũng dễ hiểu.
Sau khi dừng chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay VND, các doanh nghiệp hướng sang loại tín dụng có lãi suất thấp hơn. Với tỷ giá ổn định thì việc vay bằng ngoại tệ tốt hơn. Theo đó, việc dịch chuyển là điều bình thường. Đó là chưa kể đến trường hợp doanh nghiệp đi đường vòng bằng cách vay ngoại tệ, bán ra lấy VND rồi lại gửi VND vào ngân hàng với lãi suất cao hơn. Để có hiệu quả, doanh nghiệp có thể tìm các cách để làm như vậy.
Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có những chính sách kịp thời về hạn chế tín dụng bằng ngoại tệ ở những danh mục cụ thể, và các ngân hàng chấp hành. Theo đó tăng trưởng tín dụng thời gian tới có thể sẽ chậm lại.
Lãi suất cho vay giảm và định hướng tiếp tục giảm. Theo đó, lãi suất huy động cũng sẽ điều chỉnh để cân đối. Vậy bà nói gì về lợi ích của người gửi tiền?
Với lạm phát hiện nay, theo tôi mức lãi suất huy động khoảng 10%/năm thì lợi ích của người gửi tiền vẫn đảm bảo.
Điểm nhiều người quan tâm lúc này là các nhà băng liệu đã có đủ các điều kiện để giảm lãi suất, cũng như có sẵn sàng chia sẻ lợi nhuận và chịu những áp lực gì?
VnEconomy vừa có cuộc trao đổi với bà Cao Thị Thúy Nga, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Quân đội (MB), xoay quanh những nội dung trên.
Sẽ khó khăn hơn, nhưng...
Theo đồng thuận đạt được cuối tuần qua, MB sẽ thực hiện giảm lãi suất cho vay trong thời gian tới như thế nào, thưa bà?
Thực tế MB đã hạ lãi suất cho vay từ tháng 5, cho vay ngắn hạn bằng VND thấp nhất đã là 12,8%/năm đối với các doanh nghiệp tốt theo đánh giá của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ; với các doanh nghiệp vừa và nhỏ là 13,5%/năm, cũng như với các doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp có quan hệ truyền thống với ngân hàng.
Bắt đầu từ tháng 7 này, chúng tôi tiếp tục thực hiện hạ lãi suất cho vay xuống 12,5%/năm đối với các khoản vay ngắn hạn, áp dụng cho các đối tượng khách hàng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp truyền thống tốt. Các khoản vay trung dài hạn cũng sẽ giảm dần.
Chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ, Hiệp hội Ngân hàng vận động, còn thực tế các ngân hàng đã đủ điều kiện để hạ lãi suất chưa?
Như đã nói là MB đã hạ từ tháng 5. Tự thân ngân hàng cũng muốn đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng so với đầu năm, sử dụng nguồn vốn huy động được một cách hiệu quả nhất, bên cạnh đảm bảo điều kiện về vốn khả dụng và thanh khoản.
Tất nhiên, bên cạnh việc ủng hộ chủ trương của Chính phủ, giảm lãi suất thì ngân hàng có thể hoạt động sẽ khó khăn hơn, hiệu quả kinh doanh từ tín dụng có thể thấp hơn, nhưng đổi lại ngân hàng sẽ đẩy mạnh tín dụng, mở rộng thị phần và khách hàng.
Dĩ nhiên là khi giảm lãi suất như vậy thì ngân hàng cũng phải tính đến yêu cầu đảm bảo có lãi, nhưng lợi nhuận sẽ không cao, vì chi phí vốn chưa thể giảm ngay và hiện cũng ở mức cao.
Như vậy, lãi suất giảm, các ngân hàng kỳ vọng và dự kiến sẽ đẩy mạnh được tăng trưởng tín dụng trong thời gian tới?
Phải nói rằng tăng trưởng tín dụng không chỉ dựa vào yếu tố lãi suất, mà còn dựa vào khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam, vào nhu cầu của thị trường, hay như sự phụ thuộc vào hoạt động xuất khẩu và các thị trường xuất khẩu… Những yếu tố đó diễn biến tốt lên thì nhu cầu tín dụng trong nước tăng lên. Thực tế, có những thời điểm trước đây lãi suất ngân hàng cho vay lên tới 20%/năm nhưng cầu lớn và tín dụng vẫn tăng. Ngược lại, nếu không có cầu thì lãi suất có 12% hay 10% thì chưa hẳn tăng trưởng tín dụng đã mạnh.
Như bà nói, lãi suất giảm thì lợi nhuận ngân hàng bị ảnh hưởng. Ở đây các ngân hàng cổ phần chịu áp lực từ các cổ đông như thế nào, hay áp lực thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận đã đề ra?
Thực tế, nếu cổ đông theo dõi tình hình trong năm nay thì thấy ngân hàng cũng phải chịu một áp lực lớn trong bối cảnh nền kinh tế mới dần hồi phục. Với chính sách điều hành thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thì các ngân hàng phải đồng hành, chính vì thế các cổ đông cũng sẽ có sự ủng hộ tích cực. Còn về lợi nhuận, với MB, chúng tôi vẫn đảm bảo mục tiêu kế hoạch kinh doanh đề ra, cũng như kế hoạch cổ tức; hiện đã hoàn thành mức lợi nhuận kế hoạch của 6 tháng đầu năm.
Năm nay, theo tôi, nếu các ngân hàng hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận thì chắc chắn không chỉ dựa vào tín dụng. Vì tốc độ tăng trưởng tín dụng từ đầu năm đến nay thấp, hai tháng gần đây bắt đầu có cải thiện. Với MB thì tăng trưởng tín dụng đã đạt 16% tính từ đầu năm, dự kiến năm nay phấn đấu khoảng 30%.
Với lãi suất hiện nay và định hướng giảm trong thời gian tới thì lợi nhuận từ lãi của các ngân hàng sẽ khó khăn. Nhưng khó khăn này không mới, nó đã có từ cuối năm 2009 đến nay rồi. Theo đó, các ngân hàng cũng đã chủ động mở rộng các hoạt động khác.
Tăng trưởng tín dụng ngoại tệ có thể sẽ chậm lại
Nếu loại trừ sự vận động và định hướng chính sách, trong điều kiện hiện nay theo bà đâu là mức lãi suất cho vay tương đối hợp lý?
Theo tôi, mức lãi suất cho vay VND ở thời điểm này hợp lý là khoảng 13%/năm. Còn từ nay đến cuối năm, hưởng ứng chủ trương của Chính phủ, các ngân hàng sẽ tiếp tục hạ lãi suất xuống, cả lãi suất huy động nhưng lãi suất huy động sẽ chậm hơn.
Thực tế thời gian qua tăng trưởng tín dụng chủ yếu là bằng ngoại tệ, trong khi bằng VND là rất thấp. Bà có thể nói gì về điều này?
Điều này thì cũng dễ hiểu.
Sau khi dừng chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay VND, các doanh nghiệp hướng sang loại tín dụng có lãi suất thấp hơn. Với tỷ giá ổn định thì việc vay bằng ngoại tệ tốt hơn. Theo đó, việc dịch chuyển là điều bình thường. Đó là chưa kể đến trường hợp doanh nghiệp đi đường vòng bằng cách vay ngoại tệ, bán ra lấy VND rồi lại gửi VND vào ngân hàng với lãi suất cao hơn. Để có hiệu quả, doanh nghiệp có thể tìm các cách để làm như vậy.
Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có những chính sách kịp thời về hạn chế tín dụng bằng ngoại tệ ở những danh mục cụ thể, và các ngân hàng chấp hành. Theo đó tăng trưởng tín dụng thời gian tới có thể sẽ chậm lại.
Lãi suất cho vay giảm và định hướng tiếp tục giảm. Theo đó, lãi suất huy động cũng sẽ điều chỉnh để cân đối. Vậy bà nói gì về lợi ích của người gửi tiền?
Với lạm phát hiện nay, theo tôi mức lãi suất huy động khoảng 10%/năm thì lợi ích của người gửi tiền vẫn đảm bảo.