Giám sát của Quốc hội, nhìn từ 149 đề xuất
Một số ủy ban và 28 đoàn đại biểu Quốc hội (gồm cả đoàn Tp.HCM) chưa gửi ý kiến về các nội dung cần giám sát
Tính đến ngày 23/3/2015, trong tổng số 77 cơ quan cần xin ý kiến, có 43 cơ quan trả lời với 149 nội dung kiến nghị, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc báo cáo khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét dự kiến chương trình giám sát của Quốc hội năm 2016 vào chiều 10/4.
Từ 149 đề xuất của các cơ quan và qua xin ý kiến đại diện nhiều cơ quan của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, lựa chọn 2 trong 3 nội dung để Quốc hội tiến hành giám sát.
Một là, việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển khoa học, công nghệ để thực hiện mục tiêu đến 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Hai là việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (giai đoạn 2010 - 2015) gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Nội dung thứ ba là việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường trong nước và phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại.
Qua thảo luận, hai nội dung đầu sẽ được trình Quốc hội xem xét vào kỳ họp thứ 9 sẽ khai mạc vào ngày 20/5 tới đây.
Có thể, một trong hai nội dung theo đề xuất sẽ được Quốc hội chọn, cũng có thể sẽ được thay bằng nội dung khác.
Bởi, như đã nói, có đến 149 vấn đề được đề xuất, dù mới chỉ từ hồi âm của hơn một nửa số cơ quan được xin ý kiến. Bên cạnh Hội đồng Dân tộc và một số ủy ban, trong đó có Ủy ban Kinh tế thì còn đến 28 đoàn đại biểu Quốc hội (gồm cả đoàn Tp.HCM) chưa gửi ý kiến về các nội dung cần giám sát.
Trong 149 đề xuất, có nhiều vấn đề từng rất nóng tại nghị trường như nợ xấu, nợ công, quản lý và sử dụng vốn ODA, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước…
Các đoàn Cao Bằng, Tuyên Quang cho rằng cần giám sát về tình hình triển khai việc giảm lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại.
Sốt ruột về nợ công đến từ các đoàn đại biểu Quốc hội phía Bắc, khi cả Bắc Kạn, Ninh Bình, Lai Châu đều đề nghị giám sát các vấn đề liên quan đến nợ công.
Đề nghị giám sát tình hình thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng đến từ đoàn Cần Thơ.
Đoàn Hà Tĩnh đề nghị tiếp tục giám sát việc nâng cao hiệu quả thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế trong lĩnh vực đầu tư công, doanh nghiệp và hệ thống ngân hàng theo Nghị quyết số 86/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội.
Những nội dung này, theo giải thích của Chủ nhiệm Nguyễn Hạnh Phúc là bức xúc, nhưng đã được tiến hành giám sát trong thời gian gần đây.
Cũng là nội dung đã được mổ xẻ rất nhiều lần tại nghị trường, việc cổ phần hóa doanh nghiệp gắn với tái cơ cấu doanh nghiệp và xử lý nợ xấu vẫn nằm trong đề nghị của Viện Nghiên cứu lập pháp.
Sự cần thiết tiến hành giám sát nội dung này được cơ quan đề nghị đặt trong bối cảnh Việt Nam tiếp tục thực hiện hiệp định rào cản thương mại của Tổ chức Thương mại Thế giới, hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, hiệp định thương mại tự do ASEAN.
Mặt khác, Việt Nam cũng đang chuẩn bị hội nhập sâu, rộng, toàn diện trong cộng đồng kinh tế ASEAN vào cuối năm 2015, đang đàm phán và ký kết hiệp định tự do thương mại Việt Nam - EU, hiệp định tự do thương mại với liên minh hải quan Nga-Belarus và hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TTP)…
Trong bối cảnh đó thì việc nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, trong đó có khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm Việt Nam là nhu cầu cấp thiết, đòi hỏi giám sát việc triển khai thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước gắn với tái cơ cấu doanh nghiệp và xử lý nợ xấu…, cơ quan đề nghị lập luận.
Sự cần thiết, theo Viện Nghiên cứu lập pháp còn nằm ở lý do cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước gắn với tái cơ cấu doanh nghiệp và xử lý nợ xấu là những vấn đề gắn bó mật thiết với nhau và phải đồng thời giải quyết một cách đồng bộ, toàn diện, hiệu quả và bền vững.
Vì thế, cần giám sát tiến độ, chất lượng tái cơ cấu và xử lý nợ xấu… nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam vận hành theo cơ chế thị trường trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu.
Đối tượng chịu sự giám sát, theo cơ quan đề nghị gồm cả Chính phủ, các bộ, cơ quan bộ ngang bộ quản lý nhà nước liên quan, các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp và ngân hàng thương mại…
Có thể thấy, dù có được chọn để giám sát tối cao hay không, các vấn đề kinh tế vẫn luôn có tính thời sự ở các đề xuất từ các vị đại diện cho dân.
Từ 149 đề xuất của các cơ quan và qua xin ý kiến đại diện nhiều cơ quan của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, lựa chọn 2 trong 3 nội dung để Quốc hội tiến hành giám sát.
Một là, việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển khoa học, công nghệ để thực hiện mục tiêu đến 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Hai là việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (giai đoạn 2010 - 2015) gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Nội dung thứ ba là việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường trong nước và phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại.
Qua thảo luận, hai nội dung đầu sẽ được trình Quốc hội xem xét vào kỳ họp thứ 9 sẽ khai mạc vào ngày 20/5 tới đây.
Có thể, một trong hai nội dung theo đề xuất sẽ được Quốc hội chọn, cũng có thể sẽ được thay bằng nội dung khác.
Bởi, như đã nói, có đến 149 vấn đề được đề xuất, dù mới chỉ từ hồi âm của hơn một nửa số cơ quan được xin ý kiến. Bên cạnh Hội đồng Dân tộc và một số ủy ban, trong đó có Ủy ban Kinh tế thì còn đến 28 đoàn đại biểu Quốc hội (gồm cả đoàn Tp.HCM) chưa gửi ý kiến về các nội dung cần giám sát.
Trong 149 đề xuất, có nhiều vấn đề từng rất nóng tại nghị trường như nợ xấu, nợ công, quản lý và sử dụng vốn ODA, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước…
Các đoàn Cao Bằng, Tuyên Quang cho rằng cần giám sát về tình hình triển khai việc giảm lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại.
Sốt ruột về nợ công đến từ các đoàn đại biểu Quốc hội phía Bắc, khi cả Bắc Kạn, Ninh Bình, Lai Châu đều đề nghị giám sát các vấn đề liên quan đến nợ công.
Đề nghị giám sát tình hình thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng đến từ đoàn Cần Thơ.
Đoàn Hà Tĩnh đề nghị tiếp tục giám sát việc nâng cao hiệu quả thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế trong lĩnh vực đầu tư công, doanh nghiệp và hệ thống ngân hàng theo Nghị quyết số 86/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội.
Những nội dung này, theo giải thích của Chủ nhiệm Nguyễn Hạnh Phúc là bức xúc, nhưng đã được tiến hành giám sát trong thời gian gần đây.
Cũng là nội dung đã được mổ xẻ rất nhiều lần tại nghị trường, việc cổ phần hóa doanh nghiệp gắn với tái cơ cấu doanh nghiệp và xử lý nợ xấu vẫn nằm trong đề nghị của Viện Nghiên cứu lập pháp.
Sự cần thiết tiến hành giám sát nội dung này được cơ quan đề nghị đặt trong bối cảnh Việt Nam tiếp tục thực hiện hiệp định rào cản thương mại của Tổ chức Thương mại Thế giới, hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, hiệp định thương mại tự do ASEAN.
Mặt khác, Việt Nam cũng đang chuẩn bị hội nhập sâu, rộng, toàn diện trong cộng đồng kinh tế ASEAN vào cuối năm 2015, đang đàm phán và ký kết hiệp định tự do thương mại Việt Nam - EU, hiệp định tự do thương mại với liên minh hải quan Nga-Belarus và hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TTP)…
Trong bối cảnh đó thì việc nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, trong đó có khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm Việt Nam là nhu cầu cấp thiết, đòi hỏi giám sát việc triển khai thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước gắn với tái cơ cấu doanh nghiệp và xử lý nợ xấu…, cơ quan đề nghị lập luận.
Sự cần thiết, theo Viện Nghiên cứu lập pháp còn nằm ở lý do cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước gắn với tái cơ cấu doanh nghiệp và xử lý nợ xấu là những vấn đề gắn bó mật thiết với nhau và phải đồng thời giải quyết một cách đồng bộ, toàn diện, hiệu quả và bền vững.
Vì thế, cần giám sát tiến độ, chất lượng tái cơ cấu và xử lý nợ xấu… nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam vận hành theo cơ chế thị trường trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu.
Đối tượng chịu sự giám sát, theo cơ quan đề nghị gồm cả Chính phủ, các bộ, cơ quan bộ ngang bộ quản lý nhà nước liên quan, các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp và ngân hàng thương mại…
Có thể thấy, dù có được chọn để giám sát tối cao hay không, các vấn đề kinh tế vẫn luôn có tính thời sự ở các đề xuất từ các vị đại diện cho dân.